Mô tả các nguồn lực của nông hộ trong quá trình sản xuất lúa 34.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 44 - 46)

Việc sản xuất lúa của các nông hộ có liên quan mật thiết đến các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực lao động, nguồn lực vốn đầu tƣ, nguồn lực canh tác và nguồn lực kỹ thuật sản xuất. Tổng hợp kết quả điều tra của 120 hộ tại địa bàn nghiên cứu ta có đƣợc các kết quả phân tích sau đây.

4.1.1.1. Nguồn lực lao động

Để nghiên cứu quá trình sản xuất của nông hộ chúng ta cần tiến hành xem xét các vấn đề: số nhân khẩu, số lao động trực tiếp sản xuất và trình độ văn hóa. Kết quả khảo sát 120 hộ nông dân về nguồn lực lao động đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 4: TỔNG HỢP SỐ THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT VÀ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA NÔNG HỘ.

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Số thành viên trong gia đình (ngƣời) 2 10 5,00

Lao động trực tiếp sản xuất (ngƣời) 1 5 2,50

Trình độ văn hóa (lớp) 0 12 6,40

Kinh nghiệm sản xuất (năm) 3 40 17,23

(Nguồn: Số liệu điều tra 09/2012)

a/ Số nhân khẩu

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng số nhân khẩu của các hộ trung bình là 5,00 ngƣời, chiếm 2,5% trong tổng số nhân khẩu, cao nhất là 10 ngƣời, chiếm (4,37%), ít nhất là 2 ngƣời (1,09%) và đa số hộ có khoảng 4 đến 5 ngƣời dễ dàng trong việc chăm sóc lúa. Hầu hết các hộ đều có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, trung bình là 18,275 năm và tổng số hộ đƣợc phỏng vấn đều là dân tộc kinh chiếm 100%.

b/ Số lao động trực tiếp sản xuất

Trong sản xuất nông nghiệp nguồn lực đóng vai trò quan trọng, nó góp phần làm tăng năng suất cây trồng, sản phẩm sản xuất đúng chất lƣợng và đẹp mắt. Theo số liệu diều tra 120 hộ trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh An Giang, ta thấy đƣợc nguồn lao động phục vụ cho sản xuất nhƣ sau:

Bảng 5: TỶ LỆ (%) LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT

Lao động trực tiếp (ngƣời) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 54 45,0

2 42 35,0

3 9 7,5

4 12 10,0

Tổng 120 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 09/2012)

Sản xuất lúa là một trong những ngành đòi hỏi khá nhiều lao động trong các khâu nhƣ: khâu chuẩn bị đất, cấy, gieo sạ, phun thuốc, bón phân vầ thu hoạch. Thế nhƣng dựa vào số liệu điều tra thì trong gia đình thƣờng chỉ có 1 hoặc 2 ngƣời tham gia lao động trực tiếp, chiếm tỷ lệ lớn, lần lƣợt là 45% và 35%. Vì không có đủ nguồn lao động nên khi cần thiết ngƣời sản xuất có thể thuê lao động bên ngoài tại địa phƣơng họ sinh sống. Tùy thuộc vào đất ít hay nhiều mà họ sẽ thuê nguồn lao động thích hợp, trong gia đình ngƣời bố thƣờng sản xuất là chính vì việc sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có sức mạnh, chịu nắng chịu mƣa giỏi, vì thế nên lao động 1 ngƣời chiếm tỷ lệ cao 45%, nguồn lao động tham gia nhiều nhất vào sản xuất là 5 ngƣời lại chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,5%.

c/ Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa ảnh hƣởng sâu sắc đến việc sản xuất lúa của nông dân, dựa vào học vấn của mình nông dân sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất hơn. Mặc dù nghành sản xuất lúa không đòi hỏi những kỹ thuật, nhƣng ngƣời trực tiếp sản xuất cũng cần phải nắm đƣợc những kỹ thuật cơ bản để nhận diện các loại bệnh của lúa nhƣ: đạo ôn, vàng lá chín sớm, lem lép hạt...cũng nhƣ thời kỳ tăng trƣởng để bón các loại thuốc, các loại phân thích hợp, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lƣợng. Theo thống kê điều tra nông hộ, trình độ học vấn của nông dân tƣơng đối thấp, số nông dân trực tiếp tham gia sản xuất học cấp I chiếm khoảng 47,5%, cấp II chiếm 35%, còn lại là cấp III chiếm 17,5%. Trình độ học vấn của các hộ khảo sát tuy không đƣợc cao lắm nhƣng thực tế khi tiếp xúc họ rất tiến bộ, khả năng nhận thức cũng đƣợc nâng cao, nhất là việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào ruộng đồng. Hiện nay cuộc sống của ngƣời nông dân đƣợc nâng lên đáng kể, họ tiếp cận với truyền hình nhiều hơn cộng với cơ sở vật chất của vùng đã giúp họ nắm bắt vấn đề nhanh hơn, việc sản xuất lúa nhiều năm giúp họ tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm, nông dân đã chọn đƣợc loại giống thích hợp với đất đai, trình độ thăm canh tăng vụ cũng tăng lên, kỹ thuật chăm sóc lúa cũng tốt hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)