Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 14.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 25)

3.1.2.1. Địa hình

An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cƣ toàn tỉnh. Đồng bằng cũng đƣợc phân thành hai loại là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Huyện Châu Thành thuộc dạng địa hình đồng bằng phù sa. Đây là dãy đất nằm ở hữu ngạn sông Hậu. Địa hình hơi nghiêng, thấp dần về phía Tây - Tây Nam. Nơi thấp nhất chỉ cao khoảng 0,7 - 1,0 m so với mực nƣớc biển. Đất chuyển từ thịt nhẹ đến đất sét, thích hợp cho cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

Huyện Châu Thành chịu ảnh hƣởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mƣa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng.

 Các yếu tố khí tƣợng :

a. Mây

Lƣợng mây ở huyện Châu Thành tƣơng đối ít. Trong mùa khô, có khi trời có mây nhƣng vẫn nắng. Trong mùa mƣa, lƣợng mây thƣờng nhiều hơn. Lƣợng mây trung bình tháng của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa mƣa là 6,9/10.N.

b. Nắng

Huyện Châu Thành có mùa nắng chói chang. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày ; mùa mƣa tuy ít hơn nhƣng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày.

c. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình ở huyện Châu Thành không những cao mà còn rất ổn định. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5° đến 3° ; còn trong các tháng mùa mƣa chỉ vào khoảng trên dƣới 1°. Nhiệt độ cao nhất năm thƣờng xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°- 38° ; nhiệt độ thấp nhất năm thƣờng xuất hiện vào tháng 10 dƣới 18° (năm 1976 và 1998).

d. Gió

Tỉnh An Giang nói chung và huyện Châu Thành nói riêng, mùa khô gió thịnh hành là Đông Bắc, còn mùa mƣa là gió Tây Nam – gió Tây Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất.Tốc độ gió ở đây tƣơng đối mạnh, trung bình đạt tới trên 3m/giây. Trong năm, tốc độ gió mùa hè lớn hơn mùa Đông.

e. Mưa

Ở Châu Thành, mùa mƣa thƣờng bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng lƣợng mƣa mùa mƣa chiếm 90% tổng lƣợng mƣa năm. Lƣợng mƣa mùa mƣa lớn lại trùng vào mùa nƣớc lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lƣu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống.

Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lƣợng bốc hơi lớn, bình quân 110mm/tháng (vào tháng 3 có tới 160mm) . Trong mùa mƣa , lƣợng bốc hơi thấp hơn, bình quân 85mm/tháng , nhỏ nhất khoảng 52mm/tháng xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10, là thời kỳ có mƣa nhiều, độ ẩm cao.

g. Độ ẩm

Ở Châu Thành, mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thƣờng bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Nghĩa là mùa có độ ẩm thấp trùng với mùa khô. Mùa khô độ ẩm ở thời kì đầu là 82% , giữa 78%, và cuối còn 72%.Mùa mƣa ở đây thật sự là một mùa ẩm ƣớt . Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mƣa đều 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90%.

Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tƣơng đối ôn hoà, nắng nhiều, mƣa vừa, ít thiên tai, thời tiết khá ổn định, hầu nhƣ không xảy ra bão và sƣơng muối. Đây là những thuận lợi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản và các ngành kinh tế khác nhƣ du lịch, giao thông. Khó khăn nhất mà khí hậu gây ra cho tỉnh An Giang cũng nhƣ các tỉnh khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nƣớc vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mƣa. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục, tìm nguồn cung cấp nƣớc vào mùa khô, tận dụng các nguồn lợi của lũ nhƣ: bồi đắp phù sa, khai thác thủy sản....giúp ngƣời dân yên tâm sống chung với lũ.

3.1.2.3. Sông ngòi

Huyện Châu Thành nằm ở hữu ngạn sông Hậu nên cũng chịu ảnh hƣởng chế đố thủy văn của sông Hậu. Hằng năm, có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nƣớc phổ biến từ 1 - 2,5 m, thời gian ngập lụt từ 2,5 - 4 tháng. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống của ngƣời dân. Ngoài ra, huyện Châu Thành còn có hệ thống kênh, rạch, hồ nằm rải rác bề mặt lãnh thổ. Các con rạch này lấy nƣớc từ con sông Hậu dẫn vào nội đồng. Xƣa kia, số lƣợng các rạch tự nhiên khá nhiều. Trải qua một thời gian dài, nhiều rạch đã bị phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp thành ruộng, hoặc bị cải tạo thành các kênh đào, vì vậy, số còn lại ngày nay không nhiều. Huyện Châu Thành có các con rạch lớn nhƣ Chắc Cà Dao, Mặc Cần Dƣng.

Ngoài hệ thống rạch tự nhiên, Châu Thành còn có mạng lƣới kênh đào đƣợc khai mở qua các thời kỳ nhƣ kênh Ba Thê, kênh An Cƣơng, kênh Nhà Thờ, kênh

Rạch Gộc, kênh Ông Quýt,….. Năng lực giao lƣu nƣớc lớn nhất vào mùa lũ khoảng 7.500 m3/s và nhỏ nhất vào mùa khô khoảng 1.650 m3/s, có tác dụng tích cực trong việc khuếch tán dòng chảy lũ - phù sa - triều vào sâu nội đồng để tiêu lũ trong mùa mƣa, chuyển tải ngọt đuổi mặn trong mùa khô, thay nhau rửa phèn vào đầu và cuối mùa mƣa.

3.1.2.4. Đất đai

An Giang có 3 loại đất chính: đất phù sa, đất phèn và đất đồi núi. Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 66% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở vùng nằm giữa sông Tiền - sông Hậu và dãy đất ven hữu ngạn sông Hậu từ Châu Đốc tới Long Xuyên. Huyện Châu Thành là vùng đất nằm ở hữu ngạn sông Hậu. Vùng đất này đƣợc phù sa bồi tụ hằng năm, có đặc tính chung là chứa nhiều hữu cơ, ít pH, ít bị bào mòn, xâm thực, thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Dựa vào nguồn gốc hình thành và thành phần dinh dƣỡng, ngƣời ta chia đất phù sa ở Châu Thành thành các loại đất nhƣ sau:

+ Đất cồn bãi: phân bố chủ yếu ở Cù lao Thị Hòa (còn gọi cồn Bà Hòa) ở xã Bình Thạnh của huyện Châu Thành gồm doi sông, cồn sông. Đất do phù sa sông Hậu bồi đắp có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, không chứa các ion gây độc cho cây trồng, lại đƣợc bồi đắp liên tục hằng năm nên tầng canh tác dày. Thành phần hạt gồm chủ yếu là cát thô đến mịn, tầng mặt có lẫn sét bột. Đất có tính chua ít, pH từ 4 - 2,6, ít độc chất gây hại cho cây trồng, chất hữu cơ thƣờng ít, đạm và lân không nhiều.

+ Đất phù sa xám nâu đƣợc bồi, ít hữu cơ: phân bố nhiều ở những cánh đồng ven sông Hậu của huyện Châu Thành. Đây là phần đất bị ngập nƣớc hằng năm vào mùa mƣa lũ, địa hình khá bằng phẳng và trải rộng, trầm tích chủ yếu là sét, bột, lẫn chất hữu cơ, lớp phù sa dày từ 1 - 2 m. Đất dẻo chặt, không có ion gây hại cho cây trồng, pH khoảng 4,0. Hàm lƣợng lân trao đổi khá thấp, từ 1 – 4 meq/100 g. Hàm lƣợng chất hữu cơ ở tầng mặt là 3,8%, càng xuống dƣới càng thấp. Tổng số đạm trung bình thấp khoảng 0,06 - 0,18%, nghèo lân và kali. Thành phần cơ giới gồm 45% sét, 49% bột, 1,4% cát. Đất chủ yếu trồng lúa hai vụ.

+ Đất phù sa xám nâu ít đƣợc bồi: phân bố ở những địa hình thấp và thƣờng ở sâu trong nội đồng, cách xa sông rạch, nhƣ các xã Vĩnh An, Tân Phú. Đất có nguồn gốc từ đồng lụt thấp, địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Tầng mặt là lớp phù sa

mới tƣơi nâu, chứa nhiều hữu cơ nên một vài vùng sậm màu, bề dày tầng tích tụ mùn khoảng 20 cm. Tầng mặt có bề dày trung bình khoảng 30 - 50 cm, đất có độ dinh dƣỡng khá cao. Do nằm sâu trong nội đồng nên không đƣợc phù sa bồi đắp thƣờng xuyên. Độ pH khoảng 4,5, giảm dần ở các tầng bên dƣới. Hàm lƣợng nhôm thấp, trung bình từ 2 - 2,2 meq/100 g, lƣợng sunphat hoà tan khá cao, từ 0,21 - 0,6%. Hàm lƣợng hữu cơ khoảng 3,8%, giảm dần ở các tầng bên dƣới. Thành phần hữu cơ bao gồm: 41,3% sét, 36,6% bột mịn, cát rất ít hoặc không có. Hiện trạng canh tác chủ yếu là trồng lúa 2 vụ/năm.

+ Đất phù sa có phèn: phân bố chủ yếu ở vùng ranh giới giữa huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn. Đất có nguồn gốc chủ yếu là bƣng sau đê, địa hình thấp và khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,8 - 1 m so với mực nƣớc biển. Đất có phản ứng hơi chua, pH từ 4,7 - 5,5, càng xuống sâu, lƣợng nhôm, tổng số acid và lƣợng sunphat hoàn tan tăng nhanh. Chất hữu cơ ở tầng mặt khá lớn, chiếm khoảng 5%, lƣợng đạm giàu có với độ dày khoảng 30 cm. Thành phần cơ giới gồm 62,66% sét, 35,6% bột. Khả năng thoát nƣớc kém, tính thoáng khí và tơi xốp cũng thấp. Nhóm đất này chủ yếu thuộc địa hình thấp, có mức bồi tụ yếu. Tầng sinh phèn nằm ở độ sâu từ 50 - 100 cm có khả năng gây hại cho cây trồng. Hiện trạng sử dụng chủ yếu là trồng lúa 2 vụ/năm.

3.1.2.5. Sinh vật

Do khí hậu thuận lợi và đất đai màu mỡ nên động thực vật ở An Giang nói chung và huyện Châu Thành nói riêng phát triển phong phú, có nhiều loài. An Giang có 2 dạng địa hình chính là địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng nên hệ sinh thái của tỉnh cũng phân thánh 2 dạng tƣơng ứng. Huyện Châu Thành là một huyện đồng bằng của tỉnh An Giang nên mang đặc điểm của một hệ sinh thái đồng bằng.

a/. Thực vật

Thực vật tại huyện Châu Thành chủ yếu là thảm thực vật ngập nƣớc. Thực vật chiếm ƣu thế là tràm, phát triển ở vùng ngập nƣớc, bƣng trũng đất phèn. Cây tràm ở đây cao từ 15 - 20 m, có khi đạt tới 25 m. Cách đây gần 1 thế kỷ, tràm mọc thành rừng, phủ kín cả vùng đồng bằng, song do con ngƣời khai thác bừa bãi nên rừng tràm bị thu hẹp dần. Ngoài tràm, còn có hơn 100 loài thực vật thuộc các họ khác nhau, trong đó nhiều loài có giá trị phát triển và khai thác nhƣ: chà là nƣớc,

mốp, trâm sẻ, trâm khế, sộp, mây nƣớc, nắp bình, bòng bòng, choại, bồn bồn...Thảm thực vật này có vai trò ngăn cản quá trình oxid hóa khoáng sinh phèn và quá trình khoáng phèn ở tầng đất dƣới, đồng thời góp phần điều hoà khí hậu, độ ẩm, cản dòng chảy, giữ phù sa.

Để tạo sự cân bằng sinh thái, điều hoà khí hậu, cải tạo đất, tạo nguồn nƣớc ngọt và hạn chế lũ lụt, tỉnh cần phải khôi phục lại rừng tràm và phủ xanh đồi trọc ở vùng Bảy Núi.

b/ Động vật

Hệ động vật ở An Giang trƣớc đây rất phong phú. Riêng đối với huyện Châu Thành, ở các vùng ngập nƣớc thì có nhiều tôm cá và nhiều loài chim cò, đặc biệt có cả cá sấu, nhiều nhất là ở khu vực sông Vàm Nao. Ngƣời ta có thể bắt cá sấu về nuôi và xẻ thịt bán. Ngày nay, cá sấu đƣợc liệt vào danh sách những loài quý hiếm và đƣợc nuôi để lấy da xuất khẩu. Cùng loài bò sát với cá sấu, vùng nông thôn ngập nƣớc ở An Giang còn có nhiều loài rắn nhƣ rắn nƣớc, rắn bông súng, rắn ri voi, ri cá, rắn râu, rắn mối, rắn trun, rắn hổ, rắn lục, rắn máy gầm....

Một loài động vật tự nhiên rất phổ biến ở An Giang là chuột. Chuột có mặt ở khắp nơi, từ trong nhà đến ngoài đồng, gây thiệt hại không nhỏ cho nghề nông. Các giống chuột thƣờng thấy ở An Giang là chuột đồng Rattus argetiventer, chuột nhà Rattus rattus, chuột cống heo hay chuột cống ét Bandicota indica, chuột cống nhum hay chuột cống cơm Bandicota bengalensis, chuột nhắt Musmusculus. Ngoài ra còn có loài chuột nhỏ, di chuyển nhanh trên các đọt lúa, rất khó diệt trừ, gọi là chuột bọ Mus sp. Ở xã Bình Long, huyện Châu Phú có một làng nghề chuyên thu gom và giết thịt chuột, gọi là làng nghề Chuột.

Với những cánh đồng bạt ngàn, An Giang nói chung và huyện Châu Thành nói riêng là nơi sinh sống của nhiều loài chim hoang dã nhƣ: sẻ, chào mào, chích chòe, sậu, sáo, cồng cộc, le le, vịt trời, cò trắng, cò ma, cò bộ, cò lửa, diệc, cuốc, trích....

3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 3.2.1. Hạ tầng kinh tế xã hội 3.2.1. Hạ tầng kinh tế xã hội

a/ Giao thông

Cả huyện có 841,78 km đƣờng giao thông nông thôn, trong đó: nhựa là 66,56 km, bê tông là 49,52 km, cấp phối là 19,5 km, đất 76,2 km ( đƣờng đến taam xã

176,42 km, đƣờng từ xã đến ấp, liên ấp 248,36 km, đƣờng ra ấp và ra cánh đồng 417 km) và 410 cây cầu, chiều dài 12.992m và 307m cống.

Đƣờng đến trung tâm xã đạt tiêu chí loại AH 44,5/176,42 km, chiếm tỷ lệ 25,2% .

b/ Thủy lợi

* Công trình kênh

Kênh cấp 1: 04 công trình, với tổng chiều dài thuộc huyện Châu Thành 59,7 km.

Kênh cấp 2: liên huyện, cấp 2 lớn, với 06 công trình, tổng chiều dài 76,1 km. Kênh cấp 2 nội huyện: 09 công trình với chiều dài 95,8 km .

Kênh cấp 3 liên xã: 13 công trình với tổng chiều dài là 37,3 km. Kênh cấp 3 nội xã: 272 công trình với tổng chiều dài 515,6 km. * Công trình cống

Toàn huyện có 95 công trình với năng lực phục vụ tƣới tiêu cho khoẳng 7.000 ha. Đa số là cống tròn với khẩu độ Φ100, trong đó có 08 cống hở B = 3,5m vừa tính đầu tƣ.

* Công trình trạm bơm điện

Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện có 34/60 trạm bơm điện hoạt dộng phục vụ cho tƣới tiêu cho khoảng 5.969 ha.

* Công trình đê bao

Đê bao triệt để: 20 tiểu vùng với tổng diện tích 5.324 ha.

Đê bao tháng 8: hệ thống đê bao tháng 8 của huyện rất lớn vì kênh rạch ở đây chằng chịt nên phải phân chia thành từng vùng nhỏ, không thể tập trung thành một vùng lớn.

Nhìn chung toàn huyện đã hình thành hệ thống kênh mƣơng các cấp tƣơng đối phát triển tạo thành mạng lƣới liên hoàn điều phối cho nhau. Hầu hết các cánh đồng có đê bao (còn thấp) và đƣợc sử dụng với mục đích né lũ tháng 8 và tƣới tiêu kịp thời cho diện tích đất sản xuất.

Hệ thống của huyện còn ít nên cần thiết phải xây dựng hệ thống cống hoàn chỉnh kết hợp với việc xây dựng đê bao kiểm soát lũ triệt để nhằm bố trí vụ mùa thích hợp, chủ động lấy lƣợng phù sa bổ sung cho đất.

Hiện trạng thủy lợi trên địa bàn huyện tƣơng đối hoàn chỉnh, dảm bảo phục vụ sản xuất trong năm.

Kênh: Hiện trạng kênh cấp I, cấp II, cấp III, và nội đồng đảm bảo phục vụ tốt nƣớc tƣới cho sản xuất, chỉ thực hiên dauy tu nạo vét theo chu kỳ đảm bảo đủ nƣớc tƣới choản xuất. Số lƣợng kênh tƣơng đối đảm bảo phục vụ cho sản xuất.

Đê bao: các tuyến đê bao chống lũ tháng 8 trên địa huyện hiện nay có cao trình từ +1,70 đến +2,50 mặt đê từ 3m đến 6m. Với qui mô nhƣ vậy hằng năm sau mùa lũ ngƣời nông dân phải gia cố lại mới dảm bảo sản xuất 02 vụ/ năm làm tăng chi phí sản xuất.

Cống: Số lƣợng, qui mô các cống trên địa bàn huyện đa số là cống tròn nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thoát nƣớc, vệ sinh đồng ruộng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa huyện châu thành tỉnh an giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)