Phân tích điểm hòa vốn

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh mtv thiên châu (Trang 27 - 32)

- 

2.1.7. Phân tích điểm hòa vốn

Vậy ta có công thức tính độ lớn của ĐBKD:

(2.12)

Độ lớn của ĐBKD là một công cụ đo lƣờng ở mức doanh thu nhất định khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến lợi nhuận.

Hay nói cách khác thì doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ thay đổi bao nhiêu, câu trả lời là 1% nhân với độ lớn của ĐBKD.

Nhƣ vậy, tại một mức doanh thu, sản lƣợng cho sẵn sẽ xác định đƣợc ĐBKD, nếu nhƣ dự kiến đƣợc tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến đƣợc tốc độ tăng lợi nhuận và ngƣợc lại.

Chú ý: Sản lƣợng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và độ lớn ĐBKD ngày càng giảm đi. ĐBKD lớn nhất khi sản lƣợng vừa vƣợt qua điểm hòa vốn.

Chứng minh: Hay:

(2.13)

Do đó, khi sản lƣợng tiêu thụ càng tăng sẽ góp phần làm cho mẫu số tức phần lợi nhuận càng tăng, do đó CPBB/Lợi nhuận sẽ giảm suy ra ĐBKD càng giảm.

2.1.7. Phân tích điểm hòa vốn

Việc xác định sản lƣợng và doanh thu để doanh nghiệp hòa vốn hoặc đạt đƣợc lợi nhuận mục tiêu là một thông tin rất hữu ích cho việc lập kế hoạch và ra quyết định kinh doanh. Phân tích điểm hòa vốn đã giúp nhà quản trị thực hiện đƣợc vấn đề đó. Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xác định đƣợc vùng lãi, vùng lỗ, xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, giúp xác định rõ vào

Trang 16

lúc nào hay sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm thì hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

2.1.7.1. Khái niệm điểm hòa vốn ( break – even point)

Điểm hòa vốn là khối lƣợng hoạt động (đo bằng sản lƣợng hoặc doanh thu) mà tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp chi phí trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hay giá đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Là điểm khởi đầu để quyết định quy mô sản xuất, tiêu thụ, quy mô vốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh để đạt đƣợc mức lãi mong muốn phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện hành cũng nhƣ đầu tƣ mới hoặc đầu tƣ bổ sung.

Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lƣợng - Lợi nhuận nhằm cung cấp thông tin:

- Sản lƣợng, doanh thu để đạt sự cân bằng giữa thu nhập và chi phí. - Phạm vi lãi - lỗ theo cơ cấu chi phí - sản lƣợng tiêu thụ - doanh thu. - Phạm vi an toàn về doanh thu để đạt đƣợc mức lợi nhuận mong muốn.

2.1.7.2. Các thƣớc đo tiêu chuẩn hòa vốn

Ngoài khối lƣợng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn đƣợc quan sát dƣới các góc nhìn khác nhau: chất lƣợng của điểm hòa vốn. Mỗi phƣơng pháp đều cung cấp một tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh và sự rủi ro.

Thời gian hòa vốn

Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt đƣợc doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thƣờng là một năm.

(2.14)

Trong đó:

(2.15)

Nhà quản trị phải quan tâm đến thời gian hòa vốn: sẽ mất bao lâu để một cuộc đầu tƣ cụ thể thu hồi lại số vốn đã bỏ ra. Từ đó đƣa ra giải pháp quay vòng vốn nhanh để thời gian, chi phí đầu tƣ.

* Tỷ lệ hòa vốn

Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lƣợng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lƣợng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn với tổng doanh thu đạt đƣợc trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi).

(2.16) Thời gian hoà vốn = Doanh thu (dự kiến) hoà vốn

Doanh thu bình quân 1 ngày

Doanh thu trung bình 1 ngày = Doanh thu (dự kiến) trong kỳ 360 ngày

Tỷ lệ hoà vốn = Sản lƣợng hoà vốn

Trang 17

Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lƣợng điểm hòa vốn tức là chất lƣợng hoạt động kinh doanh. Nó có thể đƣợc hiểu nhƣ là thƣớc đo sự rủi ro. Thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt, tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn.

* Doanh thu an toàn

Doanh thu an toàn còn đƣợc gọi là số dƣ an toàn, đƣợc xác định nhƣ phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn đƣợc thể hiện theo số tuyệt đối và số tƣơng đối.

(2.17)

(2.17) Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vƣợt qua mức doanh thu hòa vốn nhƣ thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngƣợc lại. Nhiệm vụ của ngƣời quản trị là duy trì một số dƣ an toàn thích hợp.

Số dƣ an toàn của các tổ chức là khác nhau do kết cấu chi phí của các tổ chức khác nhau. Thông thƣờng những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, thì tỷ lệ số dƣ đảm phí lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn do đó có số dƣ an toàn thấp hơn.

Để đánh giá mức độ an toàn, ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dƣ an toàn.

(2.18)

2.1.7.3. Phƣơng pháp xác định điểm hòa vốn

Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh nhƣ chọn phƣơng án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn.

* Sản lƣợng hòa vốn

Để tính đƣợc khối lƣợng sản phẩm tại đó tổ chức kinh doanh không thu đƣợc lãi hay gánh chịu lỗ, doanh nghiệp hòa vốn khi doanh thu bằng tổng chi phí. Ta có:

gx = ax + b

(2.19)

* Doanh thu hòa vốn

Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu đạt đƣợc – Mức doanh thu hòa vốn

Tỷ lệ số dƣ an toàn = Mức doanh thu an toàn

Mức doanh thu đạt đƣợc x 100% Sản lƣợng hoà vốn = Định phí SDĐP đơn vị b g - a x =

Trang 18

Doanh thu hòa vốn là doanh thu có mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa vốn là tích của sản lƣợng hòa vốn với đơn giá bán.

Ta có:

Doanh thu hòa vốn:

(2.20)

2.1.7.4. Đồ thị điểm hòa vốn

Mối quan hệ C.V.P đƣợc biểu diễn theo 2 hình thức đồ thị: đồ thị hòa vốn và đồ thị lợi nhuận.

a. Đồ thị điểm hòa vốn

Đồ thị tổng quát: Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đƣờng: - Trục hoành Ox: phản ánh mức độ hoạt động (sản lƣợng) - Trục tung Oy: phản ánh số tiền hay chi phí

- Đƣờng doanh thu: ydt = gx (1) - Đƣờng tổng chi phí: ytp = ax + b (2)

- Đƣờng định phí: yđp = b

- Minh họa đồ thị C.V.P tổng quát

Nguồn: Giáo trình kế toán quản trị Lê Phước Hương (2010)

Hình 2.6 Minh họa C.V.P tổng quát

Các yếu tố ảnh hƣởng đến điểm hòa vốn

Xác định đúng đắn sự ảnh hƣởng của các yếu tố này thì doanh nghiệp có thể đƣa ra các quyết định kinh doanh tối ƣu.

- Tổng định phí: Tổng định phí có thể thay đổi không phải do đầu tƣ thêm thiết bị, máy móc, phƣơng tiện kinh doanh mà do các nguyên nhân khác nhƣ thay đổi tỷ lệ và phƣơng pháp tính khấu hao, thay đổi đơn giá thuê phƣơng tiện kinh doanh, chi phí quản lý nhân viên. Tổng định phí có quan hệ cùng chiều với sản lƣợng hòa vốn, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu tổng định phí tăng thì để hòa vốn doanh nghiệp cần phải sản xuất và tiêu thụ một sản lƣợng lớn hơn và ngƣợc lại.

Doanh thu hoà vốn =

Định phí Tỷ lệ SDĐP

Trang 19

- Giá bán: Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, giá bán có quan hệ ngƣợc chiều với sản lƣợng hòa vốn. Nếu giá bán tăng thì doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một sản lƣợng ít hơn là đã hòa vốn và ngƣợc lại. Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện đơn giá bán thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể dự báo mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tƣơng ứng đó. Nếu muốn có lãi khi bán với giá bán đã xác định thì khối lƣợng bán phải lớn hơn khối lƣợng bán ở điểm hòa vốn, nếu không sẽ bị lỗ.

- Biến phí: Biến phí đơn vị có thể thay đổi do yêu cầu nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mẫu mã, bao bì do đơn giá tiền lƣơng, đơn giá nguyên vật liệu thay đổi… nếu biến phí có xu hƣớng tăng thì doanh nghiệp phải tăng thêm sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ mới hòa vốn và ngƣợc lại.

- Kết cấu hàng bán: Kết cấu mặt hàng là mối quan hệ tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Mỗi mặt hàng có chi phí, giá bán khác nhau sẽ cho tỷ lệ số dƣ đảm phí khác nhau. Khi doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng khác nhau mà tỷ trọng của các mặt hàng đó biến động giữa các kỳ phân tích thì điểm bán hòa vốn cũng sẽ thay đổi. Cho nên nếu biết kết hợp hợp lý giữa các mặt hàng đem bán sẽ mang lại lợi nhuận tối đa, ngƣợc lại sẽ có ảnh hƣởng xấu đến lợi nhuận. Cụ thể nhƣ sau:

Khi gia tăng những mặt hàng có kết cấu hàng bán lớn thì: Doanh thu hòa vốn giảm.

Tỷ lệ doanh thu an toàn tăng. Lợi nhuận tăng.

Khi giảm mặt hàng có kết cấu hàng bán lớn thì:

Doanh thu hòa vốn tăng. Tỷ lệ doanh thu an toàn giảm. Lợi nhuận giảm.

- Công suất hoạt động: Ngoài việc xác định sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ để đạt đƣợc mức lãi mong muốn, các nhà quản lý còn muốn biết đƣợc cần phải huy động bao nhiêu công suất của doanh nghiệp để hòa vốn, phần công suất còn lại là cơ sở tạo ra lợi nhuận. Nói cách khác, sau khi đạt sản lƣợng hòa vốn, khoảng cách an toàn về công suất còn lại là bao nhiêu. Phần công suất an toàn để tạo ra lợi nhuận bằng tổng công suất thiết kế trừ công suất cần thiết để đạt sản lƣợng hòa vốn. Khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở mức năng lực sản xuất tối đa thì chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm thấp nhất, do định phí phân bổ cho từng đơn vị thấp nhất, nên ở mức này doanh nghiệp thu đƣợc lợi cao nhất nếu các yếu tố khác không đổi.

b. Đồ thị lợi nhuận

Đồ thị lợi nhuận có ƣu điểm là dễ vẽ và phản ánh đƣợc mối quan hệ giữa sản lƣợng với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phân biệt đƣợc mối quan hệ giữa chi phí với

Trang 20

sản lƣợng.

Nguồn: Giáo trình kế toán quản trị, Lê Phước Hương (2010)

Hình 2.7 Minh họa C.V.P lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh mtv thiên châu (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)