Giải pháp về chi phí

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh mtv thiên châu (Trang 103)

- 

5.2.2.Giải pháp về chi phí

Về chi phí giá vốn hàng bán, cần cải tiến công tác bảo quản để giảm hƣ hỏng làm kém phẩm chất của sản phẩm. Ngoài ra, công ty phải có những chính sách nhằm dự đoán tình hình thị trƣờng để kiểm soát hàng hóa kịp thời dự trữ hàng hóa cũng nhƣ cung

Trang 92

cấp hàng hóa cho khách hàng, tránh tình trạng tồn kho quá lâu cũng nhƣ thiếu hụt hàng hóa để bán.

Để giảm chi phí bán hàng, công ty cần lựa chọn nhân viên bán hàng một cách hợp lý nhƣ nhân viên phải có trình độ, năng lực, thực hiện tốt công tác bán hàng sao cho chỉ cần số lƣợng nhân viên vừa đủ nhƣng vẫn đáp ứng công việc và mang lại hiệu quả tốt. Về các khoản chi phí quảng cáo cần có kế hoạch cho từng kỳ.

Về chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty cần lập dự toán chi phí. Công tác dự toán này giúp công ty quản lý chi phí cụ thể hơn và có cơ sở để phân công, phân cấp quản lý. Công ty phải thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan và thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra để tránh tình trạng thanh toán những khoản chi phí không hợp lệ.

Công ty nên áp dụng phƣơng pháp phân chia chi phí dựa trên hoạt động, phân chia từng hoạt động nhỏ rồi tính chi phí cho các hoạt động đó, hoạt động nào có ảnh hƣởng đến sản phẩm nào thì tính cho sản phẩm đó sẽ dẫn đến sự chính xác hơn trong việc phân chia chi phí tại công ty, sẽ tránh đƣợc tình trạng sản phẩm không chịu chi phí N nhƣng theo cách phân chia dựa trên tỷ lệ doanh thu thì vẫn phải chịu chi phí N.

Trang 93

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Tóm lại, nếu nói kế toán quản trị là một phần không thể thiếu trong một doanh nghiệp thì phân tích C.V.P có ý nghĩa tƣơng tự đối với các nhà quản trị. Trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, môi trƣờng cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp mở rộng và phát triển thị trƣờng, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Kế toán quản trị là công cụ hữu hiệu cho phép các nhà quản trị kiểm soát quá trình sản xuất, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp và hiệu quả.

Qua việc đi sâu phân tích mô hình C.V.P trên đã giúp nhà quản trị có cơ sở để đƣa ra các kế hoạch, quyết định, lựa chọn chiến lƣợc sản xuất kinh doanh phù hợp nhƣ ra quyết định cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để công ty hòa vốn, cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để công ty đạt lợi nhuận mong muốn; doanh thu, chi phí, lợi nhuận ảnh hƣởng nhƣ thế nào nếu sản lƣợng, giá bán thay đổi; những nỗ lực cắt giảm chi phí sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến giá bán, sản lƣợng, lợi nhuận,…tất cả những quyết định trên đều rất cần sự trợ giúp đắc lực của việc phân tích C.V.P nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, hạn chế những rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.

Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho nhà quản trị thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố nhƣ giá bán, số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, chi phí bất biến, chi phí khả biến, kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao. Từ đó giúp cho nhà quản trị có thể kiểm soát, điều hành tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và có những quyết định sáng suốt trong tƣơng lai.

6.2. KIẾN NGHỊ

Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Thiên Châu với đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH MTV Thiên Châu”, tôi xin phép có vài kiến nghị sau:

Đối với công ty:

- Thành lập bộ phận kế toán quản trị, thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh so với kế hoạch đã đề ra để từ đó có những điều chỉnh kịp thời những sai sót, hạn chế rủi ro.

- Tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi nhuận nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Quy định trách nhiệm cũng nhƣ quyền hạn cụ thể đối với từng thành viên trong Công ty, đào tạo, huấn luyện và phát triển tay nghề cho công nhân trong Công ty.

- Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc khen thƣởng, tăng lƣơng cho cán bộ, công nhân viên để khuyến khích tinh thần làm việc của họ, có nhƣ vậy công ty mới ổn định và tiếp tục phát triển trong tƣơng lai.

 Đối với Cơ quan Nhà nƣớc:

Trong điều kiện cạnh tranh theo cơ chế thị trƣờng thì vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi công ty là vốn. Do đó, Chính phủ nên có những chính sách phù hợp về vốn nhằm giúp Công ty có điều kiện tốt hơn trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, tổ chức

Trang 94

nhiều cuộc giao lƣu, triễn lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp đến ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và thế giới.

Trang 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Trƣờng (1997). Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê.

2. Huỳnh Lợi, Võ Văn Nhị (2007). Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống Kê.

3. Lê Phƣớc Hƣơng (2010). Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

4. Nguyễn Tấn Bình (2010). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh.

Trang Web, tạp chí

1. Đại học kinh tế quốc dân. Biện pháp nâng cao lợi nhuận trong các doanh nghiệp,http://www.voer.edu.vn/module/kinh-te/bien-phap-nang-cao-loi-nhuan-trong cac-doanh-nghiep.html (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Thông tƣ 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 hƣớng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh mtv thiên châu (Trang 103)