Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xác định mô hình canh tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế hình thức nuôi tôm đất lúa, tôm càng xanh lúa và tôm biển quảng canh nuôi xen trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 58 - 60)

Bảng 4.17: Odd ratio của các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định mô hình canh tác Biến Tôm đất - lúa Tôm càng xanh

- lúa Tôm biển

Loại đất 4,17 2,33 103,46

Môi trường 2,30 6,53

Diện tích 0,08 5,61 1,62

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Bảng 4.17 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đới với việc xác định mô hình canh tác của nông hộ. Cụ thể:

Đối với tôm đất – lúa: Khi loại đất phù hợp cho việc nuôi tôm thì tỷ lệ giữa chọn nuôi đất - lúa so với không chọn nuôi đất - lúa là 4,17 lần; khi hộ dân được tập huấn kỹ thuật tốt hơn thì tỷ lệ chọn nuôi tôm đất - lúa so với không chọn nuôi tôm đất – lúa là 0,07 lần; khi diện tích tăng thêm 1 ha thì tỷ lệ chọn nuôi tôm đất - lúa so với không chọn nuôi tôm đất - lúa là 0,08 lần.

Đối với càng xanh - lúa: Khi loại đất thay đổi thì tỷ lệ giữa chọn nuôi tôm càng xanh - lúa so với không chọn nuôi tôm càng xanh – lúa là 2,33 lần; khi hộ dân được tập huấn kỹ thuật tốt hơn thì tỷ lệ chọn nuôi tôm càng xanh - lúa so với không chọn nuôi tôm càng xanh – lúa là 5,87 lần; khi môi trường thay đổi thuận lợi thì tỷ lệ chọn nuôi tôm càng xanh - lúa so với không chọn nuôi tôm càng xanh – lúa là 2,30 lần; diện tích tăng thêm 1 ha thì tỷ lệ chọn nuôi tôm càng xanh - lúa so với không chọn nuôi tôm càng xanh - lúa là 5,61 lần.

Đối với biển: Khi loại đất thay đổi thì tỷ lệ giữa chọn nuôi tôm biển so với không chọn nuôi tôm biển là 103,46 lần; khi hộ dân được tập huấn kỹ thuật tốt hơn thì tỷ lệ chọn nuôi tôm biển so với không chọn nuôi tôm biển là 2,51 lần; khi môi trường thay đổi thuận lợi thì tỷ lệ chọn nuôi tôm biển so với không chọn nuôi tôm biển là 6,53 lần; khi diện tích tăng thêm 1 ha thì tỷ lệ chọn nuôi tôm biển so với không chọn nuôi tôm biển là 1,62 lần.

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Chương này tổng hợp các kết quả sau khi nghiên cứu, bao gồm những kết quả quan trọng của đề tài nghiên cứu và những hạn chế của đề tài. Đồng thời gợi ý các đề tài nghiên cứu mở rộng hoặc chuyên sâu hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế hình thức nuôi tôm đất lúa, tôm càng xanh lúa và tôm biển quảng canh nuôi xen trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)