Các yếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế hình thức nuôi tôm đất lúa, tôm càng xanh lúa và tôm biển quảng canh nuôi xen trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 53 - 58)

Bảng 4.16: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định mô hình canh tác

Biến Hệ số tác động biên Tôm đất – lúa (sai số chuẩn)

Tôm càng xanh – lúa Hệ số tác động biên (sai số chuẩn) Tôm biển Hệ số tác động biên (sai số chuẩn) Học vấn (0,28) 0,42 (0,22) -0,14 (0,42) 0,02 Tổ chức xã hội (0,40) 0,40 (0,33) -0,05 (0,58) -0,49 Loại đất ***1,43 (0,29) ***0,85 (0,22) ***4,64 (0,71) Tuổi (0,02) 0,02 (0,02) 0,01 (0,04) 0,01 Kinh nghiệm (0,06) 0,05 (0,05) -0,03 (0,10) -0,14 Tập huấn kỹ thuật ***-2,71 (0,50) ***1,78 (0,4) ***0,92 (0,68) Giao thông (0,40) -0,28 (0,41) -0,11 (0,58) 0,26 Môi trường (0,42) 0,48 **0,82 (0,35) ***1,88 (0,60) Nhân khẩu (0,22) -0,19 (0,19) -0,09 (0,34) 0,24 Diện tích ***-2,48 (0,61) ***1,73 (0,46) ***0,49 (0,08) Hằng số **4,15 (1,85) ***-1,95 (1,50) ***-10,44 (3,24) R2 (%) 57,93 55,62 68,07 Giá trị kiểm định ***108,64 ***44,74 ***195,74

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Ghi chú: *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Giá trị trong ( ) là sai số chuẩn

tôm. Cụ thể:

Học vấn có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh - lúa, tôm biển lần lượt là 0,42; - 0,14; 0,02. Tuy nhiên, học vấn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là việc lựa chọn mô hình nuôi tôm không bị ảnh hưởng bởi học vấn của người nuôi.

Tổ chức xã hội (tham gia hội nông dân hay không tham gia hội nông dân) có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh - lúa, tôm biển lần lượt là 0,40; - 0,05; -0,49. Tuy nhiên, tổ chức xã hội không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là việc có hay không có tham gia tổ chức xã hội không ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người dân.

Loại đất có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh- lúa, tôm biển lần lượt là 1,43; 0,85; 4,64 và có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu nghĩa là loại đất có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người dân.

Kinh nghiệm có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh- lúa, tôm biển lần lượt là 0,05; - 0,03; -0,14. Tuy nhiên, học vấn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là việc lựa chọn mô hình nuôi tôm không bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của người nuôi.

Tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh- lúa, tôm biển lần lượt là -2,71; 1,78; 0,92 và có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người dân.

Giao thông có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh- lúa, tôm biển lần lượt là -0,28; - 0,11; 0,26. Tuy nhiên, giao thông không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là việc lựa chọn mô hình nuôi tôm không bị ảnh hưởng bởi điều kiện giao thông của người nuôi.

lúa, tôm biển lần lượt là 0,48; 0,82; 1,88. Môi trường không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình nuôi tôm đất – lúa nhưng có ý nghĩa thống kê trong mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa và tôm biển. Nghĩa là môi trường nơi nuôi tôm có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa, tôm biển của người dân và không ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm đất - lúa.

Nhân khẩu có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh- lúa, tôm biển lần lượt là -0,19; - 0,09; 0,24. Tuy nhiên, nhân khẩu không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu nghĩa là số lượng người trong hộ gia đình không ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người dân.

Diện tích có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh lúa, tôm biển lần lượt là -2,73; 1,73; 0,49 và có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là loại đất có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người dân.

Những yếu tố khác không được đưa vào mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh lúa, tôm biển lần lượt là 4,15; -1,95; -10,44 và có ý nghĩa thông kê nghĩa là các yếu tố khác không được đề cập trong mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người dân.

4.3.1.1. Đối với mô hình tôm đất - lúa

Kết quả kiểm định hàm hồi quy tại bảng 4.16 cho giá trị SigF = 0,00 < 5% nên hàm hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê. R2 = 57,93% có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình hồi quy giải thích cho 57,93% kết quả của mô hình, còn 42,07% kết quả của mô hình là do ảnh hưởng các yếu tố khác không nằm trong mô hình.

Kết quả phân tích hồi quy ở mức ý nghĩa 5% và đối chiếu với kỳ vọng về dấu của biến độc lập, cho thấy có 3 biến độc lập là loại đất, tập huấn kỹ thuật, diện tích có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm đất – lúa của nông hộ. Các yếu tố này xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là tập huấn kỹ thuật, diện tích, loại đất.

Phương trình hàm hồi quy của các yếu tố ảnh hưởng chọn mô hình nuôi tôm đất - lúa: LogY1 = 4,15 - 2,71* tập huấn - 2,48* diện tích + 1,43*loại đất + ฀.

Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi nông hộ được tập huấn kỹ thuật thì thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm đất – lúa của nông hộ giảm đi 2,71 có nghĩa là nông hộ sẽ chuyển sang các mô hình nuôi tôm khác (tôm càng xanh – lúa hoặc tôm biển), kết quả này phù hợp với thực tế là các hộ nuôi tôm đất – lúa thường ít được trang bị kỹ thuật và khi được trang bị kỹ thuật tốt hơn họ sẽ chuyển sang các mô hình canh tác khác có hiệu quả cao hơn.

Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi diện tích tăng thêm 1 ha thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm đất – lúa của nông hộ giảm đi 2,48. Có nghĩa là khi diện tích tăng thêm, nông hộ sẽ có xu hướng chuyển sang mô hình canh tác khác.

Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi loại đất phù hợp cho việc nuôi tôm đất thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm đất – lúa của nông hộ tăng thêm 1,43. Có nghĩa là khi loại đất phù hợp cho việc nuôi tôm đất – lúa thì nông hộ sẽ tiếp tục ưu tiên chọn nuôi tôm đất - lúa.

4.3.1.2. Đối với mô hình tôm càng xanh – lúa

Kết quả kiểm định hàm hồi quy tại bảng 4.16 cho giá trị SigF = 0,00 < 5% nên hàm hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê. R2 = 55,62% có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình hồi quy giải thích cho 55,62% kết quả của mô hình, còn 44,38% kết quả của mô hình là do ảnh hưởng các yếu tố khác không nằm trong mô hình.

Kết quả phân tích hồi quy ở mức ý nghĩa 5% và đối chiếu với kỳ vọng về dấu của biến độc lập, cho thấy có 4 biến độc lập là loại đất, diện tích, môi trường, tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa của nông hộ. Các yếu tố này xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là tập huấn kỹ thuật, diện tích, loại đất, môi trường.

Phương trình hàm hồi quy của các yếu tố ảnh hưởng việc lựa chọn mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa: LogY2 = -1,95 + 1,78*tập huấn kỹ thuật + 1,73*diện tích + 0,85*loại đất + 0,82*môi trường + ฀

Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi nông hộ được tập huấn kỹ thuật thì thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm càng xanh – lúa của nông hộ tăng thêm 1,78 có nghĩa là nông hộ sẽ tiếp tục nuôi tôm càng xanh – lúa khi kỹ thuật nuôi được củng cố.

Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi diện tích tăng thêm 1 ha thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm càng xanh – lúa của nông hộ tăng thêm 1,73. Có nghĩa là khi diện tích tăng thêm, nông hộ sẽ có xu hướng tăng khả năng chọn mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa.

Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi môi trường nuôi tôm càng xanh thuận lợi thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm càng xanh – lúa của nông hộ tăng thêm 0,85. Có nghĩa là khi môi trường nuôi tôm thuận lợi thì nông hộ tiếp tục ưu tiên chọn mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa.

Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi loại đất phù hợp cho việc nuôi tôm càng xanh - lúa thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm càng xanh – lúa của nông hộ tăng thêm 0,82. Có nghĩa là khi loại đất phù hợp cho việc nuôi tôm càng xanh – lúa thì nông hộ sẽ tiếp tục ưu tiên chọn nuôi tôm càng xanh - lúa.

4.3.1.3. Đối với mô hình tôm biển quảng canh – nuôi xen

Kết quả kiểm định hàm hồi quy tại bảng 4.16 cho giá trị SigF = 0,00 < 5% nên hàm hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê. R2 = 68,07% có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình hồi quy giải thích cho 68,07% kết quả của mô hình, còn 31,93% kết quả của mô hình là do ảnh hưởng các yếu tố khác không nằm trong mô hình.

Kết quả phân tích hồi quy ở mức ý nghĩa 5% và đối chiếu với kỳ vọng về dấu của biến độc lập, cho thấy có 4 biến độc lập là loại đất, môi trường, tập huấn kỹ

thuật, diện tích có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm biển của nông hộ. Các yếu tố này xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là loại đất, môi trường, tập huấn kỹ thuật, diện tích.

Phương trình hàm hồi quy của các yếu tố ảnh hưởng việc lựa chọn mô hình nuôi tôm biển: LogY3 = -10,44 +4,64*loại đất + 1,88*môi trường + 0,92*tập huấn + 0,49*diện tích + ฀.

Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi loại đất phù hợp cho việc nuôi tôm biển thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm biển của nông hộ tăng thêm 4,64. Có nghĩa là khi loại đất phù hợp cho việc nuôi tôm biển thì nông hộ nông hộ tiếp tục ưu tiên chọn mô hình nuôi tôm biển.

Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi môi trường nuôi tôm biển thuận lợi thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm biển của nông hộ tăng thêm 1,88. Có nghĩa là khi môi trường nuôi tôm thuận lợi thì nông hộ tiếp tục ưu tiên chọn mô hình nuôi tôm biển.

Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi nông hộ được tập huấn kỹ thuật thì thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm biển của nông hộ tăng thêm 0,92 có nghĩa là nông hộ sẽ tiếp tục nuôi tôm biển khi kỹ thuật nuôi được củng cố.

Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi diện tích nuôi càng tăng thì thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm biển của nông hộ tăng thêm 0,49 có nghĩa là nông hộ sẽ tiếp tục nuôi tôm biển khi có điều kiện mở rộng diện tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế hình thức nuôi tôm đất lúa, tôm càng xanh lúa và tôm biển quảng canh nuôi xen trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)