Khung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế hình thức nuôi tôm đất lúa, tôm càng xanh lúa và tôm biển quảng canh nuôi xen trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 27)

Hình 3-1: Khung nghiên cứu do tác giả đề xuất 3.1.2. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu hiệu quả tài chính hình thức nuôi tôm đất - lúa, tôm càng xanh - lúa và tôm biển quảng canh - nuôi xen trên địa bàn huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Mục tiêu 1: So sánh hiệu quả tài chính của 3 mô hình nuôi tôm đất - lúa, tôm

càng xanh - lúa và tôm biển quảng canh - nuôi xen

Mục tiêu 2: Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình

nuôi tôm của hộ gia đình

Các các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Các yếu tố kinh tế - xã hội, đất đai, môi trường

Hiệu quả tài chính các mô hình nuôi tôm Tôm càng xanh - lúa

Tôm đất - lúa

Hình 3-2: Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những hộ dân nuôi tôm theo 3 mô hình tôm đất - lúa, tôm càng xanh - lúa và tôm biển quảng canh - nuôi xen.

3.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN MÔ HÌNH NUÔI TÔM CỦA NÔNG HỘ

3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm

Hiệu quả tài chính trên 1 đơn vị diện tích (ha) = Doanh thu trên 1 đơn vị diện tích (ha) – Tổng chi phí sản xuất trên 1 đơn vị diện tích (ha).

Doanh thu trên 1 đơn vị diện tích = Giá bán sản phẩm x Sản lượng trên 1 đơn vị diện tích canh tác.

Tổng chi phí sản xuất trên 1 đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đó. Cụ thể, chi phí sản xuất tôm bao gồm: con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, lao động, nhiên liệu, khấu hao công cụ dụng cụ, chi phí vận chuyển, lãi vay,…

Lợi ích/tổng chi phí - BCR (benefit cost ratio): được tính bằng Lợi nhuận/Chi phí bỏ ra. Phân tích số liệu Xây dựng các giải pháp Dữ liệu sơ cấp Vấn đề nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp

3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của nông hộ Các biến độc lập dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô Các biến độc lập dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác của nông hộ trong đề tài này được xác định theo phương pháp chuyên gia, tức là phỏng vấn những người am hiểu về nuôi tôm và các cán bộ của Phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú. Sử dụng mô hình phân tích hồi quy nhị phân (Binary Logistic Regresstion) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của nông hộ. Phương trình hồi quy có dạng:

k k e B BX B X B X Y P Y P Log ] ... ) 0 ( ) 1 ( [  0 1 1 2 2    + ฀

Y: biến phụ thuộc dạng nhị phân tương ứng với từng mô hình nuôi tôm (Y=0 Nông hộ không chọn mô hình nuôi tôm; Y=1: Nông hộ chọn mô hình nuôi tôm)

B0: hệ số ngẫu nhiên tổng thể. B1, Bk: các hệ số hồi quy riêng. X1, Xk: các biến độc lập

Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác của hộ gia đình Biến độc

lập Diễn giải Kỳ vọng về dấu

X1 Tuổi của chủ hộ (năm) +

X2 Học vấn của chủ hộ (1: cấp 1; 2: cấp 2; 3: cấp 3; 4:

cao đẳng, đại học) +

X3 Kinh nghiệm (số vụ đã thả nuôi) + X4 Quy mô hộ (số người trong hộ gia đình) + X5 Diện tích đất sản xuất (ha) + X6 Loại đất (1: Loại đất đang thả nuôi; 0: loại đất khác) +/- X7 Giao thông (1 thuận lợi, 0 không thuận lợi) + X8 Tham gia tổ chức chính trị xã hội (1: hội nông dân,

0: không phải hội nông dân) + X9 Tập huấn kỹ thuật (1: có, 0: không) + Nguồn: Phỏng vấn chuyên gia năm 2015

Như vậy hàm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác của hộ gia đình được viết lại như sau:

Mô hình tôm đất - lúa: LogY1 = a +b1tuổi + b2học vấn + b3kinh nghiệm + b4quy mô hộ + b5diện tích + b6loại đất + b7giao thông + b8tổ chức xã hội+b9tập huấn + ฀ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình tôm càng xanh - lúa: LogY2 = a’ +b’1tuổi + b’2học vấn + b’3kinh nghiệm + b’4quy mô hộ + b’5diện tích + b’6loại đất + b’7giao thông + b’8tổ chức xã hội+b’9tập huấn + ฀

Mô hình tôm biển: LogY3 = a’’ +b’’1tuổi + b’’2học vấn + b’’3kinh nghiệm + b’’4quy mô hộ + b’’5diện tích + b’’6loại đất + b’’7giao thông + b’’8tổ chức xã hội+b’’9tập huấn + ฀

3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu thống kê về nuôi tôm của huyện Thạnh Phú trong giai đoạn 2012 - 2014; tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2012 - 2014 và quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế của huyện Thạnh Phú đến năm 2020, …

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua qua sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; Niên giám thống kê, các báo cáo của UBND huyện và từ Phòng Nông nghiệp của huyện Thạnh Phú.

3.3.2. Dữ liệu sơ cấp

3.3.2.1. Chọn điểm điều tra

Đề tài chọn 9/18 xã trực thuộc huyện Thạnh Phú để thu thập thông tin sơ cấp, bao gồm các xã An Điền, An Nhơn, An Qui, An Thuận, An Thạnh, Bình Thạnh, Mỹ An, Mỹ Hưng, Thới Thạnh. Đây là các xã hiện có số đông nông hộ nuôi tôm.

3.3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng phỏng vấn gồm 3 phần chủ yếu: Phần đầu giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn, yêu cầu phỏng vấn và cam kết với người cung cấp thông tin. Phần tiếp

theo là các mục hỏi được sắp xếp phù hợp theo từng biến, hình thức câu hỏi đóng. Phần cuối là những câu hỏi mở và thông tin cá nhân của người được phỏng vấn. Bảng câu hỏi gồm có những thông tin chính như sau: (1) Thông tin về hộ gia đình: thông tin nhân khẩu, chi tiêu, tuổi của chủ hộ, học vấn; (2) Các điều kiện canh tác: giao thông, môi trường, loại đất, tập huấn kỹ thuật; (3) Dữ liệu về mô hình nuôi tôm: diện tích, sản lượng, chi phí sản xuất, doanh thu.

3.3.2.3. Xây dựng thang đo

Thang đo đối với mô hình nuôi tôm gồm có 5 nhóm biến chính: Chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí nhân công, chi phí khác, môi trường (bảng 3.2). Bảng 3.2: Thang đo các mô hình nuôi tôm

Stt Nhóm Loại chi phí

1 Chi phí con giống

Chi phí con giống

Chi phí kiểm định con giống Chi phí vận chuyển con giống 2 Chi phí thức ăn

Thức ăn chính Thức ăn bổ sung

Chi phí vận chuyển thức ăn 3 Chi phí nhân công

Chi phí thả giống Cho ăn, canh giữ Thu hoạch 4 Chi phí khác Nhà cửa Hồ đập + cống Thiết bị máy móc Vật kiến trúc… Cán bộ kỹ thuật

Thuốc xử lý môi trường nước 5 Môi trường Biến giả với 1: tốt; 0: không tốt Nguồn: Phỏng vấn chuyên gia năm 2015

Thang đo đối với mô hình trồng lúa gồm có các loại chi phí: giống, phân bón, làm đất, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, vận chuyển (bảng 3.3).

Bảng 3.3: Thang đo đối với trồng lúa

Stt Khoản mục chi phí Đvt Thành tiền 1 Chi phí giống Triệu đ/ha

2 Chi phí phân bón Triệu đ/ha 3 Chi phí làm đất Triệu đ/ha 4 Chi phí bảo vệ thực vật Triệu đ/ha 5 Chi phí thu hoạch Triệu đ/ha 5 Chi phí vận chuyển Triệu đ/ha 6 Chi phí khác Triệu đ/ha 7 Diện tích sản xuất Ha

8 Năng suất bình quân Tấn 9 Giá bán Đồng/kg 10 Số vụ sản xuất trong năm Vụ

3.3.2.4. Mô tả cách đo lường các biến số

Các biến định lượng: chi phí, doanh thu, lợi nhuận...là các biến liên tục hữu hạn. Do vậy để có một con số đại diện cho từng biến, tác giả phân đoạn và mỗi đoạn gán một con số nhất định.

Biến định tính: là biến có biểu hiện thay phiên, để tiện cho chương trình phần mềm thực hiện, tác giả gán cho giá trị 1 tương ứng với “Có/Tốt”; giá trị 0 là “không có/không tốt”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.5. Phương pháp thu dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình đang nuôi tôm thuộc 1 trong 3 mô hình tôm đất - lúa, tôm càng xanh - lúa và tôm biển quảng canh - nuôi xen bằng bảng câu hỏi in sẵn. Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện của hộ gia đình.

Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn chính thức. Phỏng vấn sơ bộ được tiến bằng phương pháp khảo sát, xác định các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến 3 hình thức tôm nuôi của đề tài quan tâm, tiến hành qua 3 bước:

Bước 1: Thảo luận với các chuyên gia có kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản, tìm hiểu về cách thức nuôi tôm nhằm có thông tin để xây dựng phiếu khảo sát.

Bước 2: Phỏng vấn 05 người dân/mỗi mô hình đã từng trải trong việc nuôi tôm, đối chiếu với các chuyên gia xem biên độ dao động của các tiêu thức thu thập từ bước một và bước hai để phỏng đoán mức độ tin cậy.

Bước 3: Tiến hành khảo sát thăm dò mỗi mô hình 10 hộ nhằm điều chỉnh các câu hỏi cho hợp lý, trước khi đưa ra bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức.

3.3.2.6. Cỡ mẫu điều tra

Theo Green W.H. (1991), số mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu n = 50 + 5 lần số biến độc lập. Khi xác định hiệu quả kinh tế của từng mô hình nuôi tôm thì số biến độc lập nhiều nhất là 5, cỡ mẫu được chọn là n = 50 + 5 x 5 = 75. Đề tài nghiên cứu 3 mô hình nuôi tôm nên tổng số mẫu phải điều tra là 75 x 3 = 225.

Để đảm bảo thu thập đủ số lượng quan sát và đảm bảo chất lượng cho nghiên cứu, sau khi dữ liệu thu thập sẽ được kiểm tra ngay. Các số liệu không phù hợp sẽ yêu cầu điều tra viên kiểm tra lại với người được hỏi. Trường hợp có nhiều dữ liệu không phù hợp trong cùng bảng phỏng vấn sẽ được thay thế bằng bảng phỏng vấn nông hộ khác cho đến khi thu đủ 225 mẫu.

3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Sử dụng thống kê mô tả, so sánh để tính toán các chỉ tiêu liên quan đến chi phí, BCR. Sử dụng kiểm định T-test trung bình 2 mẫu độc lập để so sánh giá trị BCR, chi phí, doanh thu giữa các mô hình nuôi tôm.

Mục tiêu 2: Sử dụng mô hình hàm hồi quy Logistic để phân tích.

Sử dụng phương pháp diễn dịch, tổng hợp các kết quả thu được từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để khuyến nghị chính sách.

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chương này trình bày kết quả nghiên cứu để trả lời cho 2 câu hỏi: (1) Giữa các mô hình nuôi tôm đất - lúa, tôm càng xanh - lúa và tôm biển quảng canh - nuôi xen tại huyện Thạnh Phú thì mô hình nào hiệu quả nhất? Và (2) Các yếu tố (học vấn, nghề nghiệp, loại đất, tuổi, kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật sản xuất, điều kiện giao thông, môi trường nuôi tôm, nhân khẩu, diện tích canh tác) ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm đất - lúa, tôm càng xanh - lúa và tôm biển quảng canh - nuôi xen của hộ gia đình?

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Thạnh Phú

Thạnh Phú là huyện giáp biển cuối cùng của Bến Tre. Phía đông giáp biển Đông, bờ biển có chiều dài khoảng 25 km; Phía Tây giáp huyện Mỏ Cày Nam của tỉnh Bến Tre; Phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh có ranh giới là sông Cổ Chiên; Phía Bắc giáp huyện Ba tri của tỉnh Bến Tre, ranh giới là sông Hàm Luông.

Hình 4-1: Bản đồ quy hoạch sản xuất huyện Thạnh Phú Nguồn: UBND huyện Thạnh Phú (2014)

Vùng I. Vùng ngọt: chuyên lúa - dừa - mía

Đê ngăn mặn dự án 418

Trung tâm hành chính huyện

Vùng II. Vùng lợ

Chuyên tôm -lúa Vùng III. Vùng mặn. Chuyên tôm

Địa bàn Thạnh Phú có 18 đơn vị hành chính cấp xã (17 xã, 1 thị trấn); diện tích 42.566 ha, dân số 134.981 người với 35.000 hộ (Chi cục Thống kê huyện Thạnh Phú, 2014). Do ở cuối nguồn 2 dòng Cửu Long là sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, là địa bàn nhiễm mặn, lợ, hình thành nên các điều kiện đặc trưng so với các địa phương khác, thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy sản (UBND huyện Thạnh Phú, 2014).

Bảng 4.1: Phân nhóm thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Thạnh Phú

Nhóm Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) 1. Phù sa nhiễm mặn 29.000 85,8 - Phù sa mặn ít 7.501 22,2 - Phù sa mặn trung bình 6.518 18,3 - Phù sa mặn nhiều 8.249 24,4 - Phù sa mặn thường xuyên 7.048 20,8 2. Đất phèn 1.094 3,2 3. Đất giồng 3.723 11,0

Nguồn: UBND huyện Thạnh Phú (2014)

Bảng 4.1 cho thấy đất phù sa nhiễm mặn chiếm tỷ trọng lớn nhất (85,8%) trong phân nhóm thổ nhưỡng trên địa bàn huyện; đất giồng chiếm 11,0% và đất phèn chiếm 3,2%.

Do điều kiện tự nhiên, huyện Thạnh Phú đã thực hiện đa dạng cây trồng vật nuôi, phía Tây trung tâm huyện đến giáp Mỏ Cày Nam có các cây tiêu biểu như: dừa, chuối, lúa, bắp, rau, đậu; chăn nuôi gia súc gia cầm khá phát triển, vùng này có nước ngọt > 6 tháng/năm. Phía Đông trung tâm huyện đến giáp biển Đông là lúa 1 vụ, nuôi thủy sản nước lợ và mặn là phổ biến, tận dụng đất giồng cát trồng màu như: khoai, sắn, củ hành, bí đỏ, dưa hấu; ven biển nuôi nghêu, sò, cua…Nhìn chung sản phẩm thuộc nhiệt đới gió mùa rất đa dạng và phong phú, và sản xuất quy mô hộ là phổ biến, do vậy dễ dẫn đến không tuân thủ quy hoạch, dễ ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.2: Phân loại đất tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre 2008, 2014 Loại đất 2008 2014 Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) I. Đất nông nghiệp 34.267 77,26 31.491 73,98 1.1 Cây hàng năm 10.465 30,54 13.904 44,15 1.2 Cây lâu năm 4.475 23,06 5.668 18,00 1.3 Đất lâm nghiệp 4.587 13,39 2.679 8,51 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 14.740 33,01 9.236 29,34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II Đất phi nông nghiệp 10.064 22,62 10.824 25,43

III. Đất chưa sử dụng 20 0,12 250 0,59

Tổng 44.351 100,00 42.566 100,00

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú (2014)

Do điều kiện tự nhiên, huyện Thạnh Phú đã thực hiện đa dạng cây trồng vật nuôi, phía Tây trung tâm huyện đến giáp Mỏ Cày Nam có các cây tiêu biểu như: dừa, chuối, luá, bắp, rau, đậu; chăn nuôi gia súc gia cầm khá phát triển, vùng này có nước ngọt > 6 tháng/năm. Phía Đông trung tâm huyện đến giáp biển Đông là lúa 1 vụ, nuôi thủy sản nước lợ và mặn là phổ biến, tận dụng đất giồng cát trồng màu như: khoai, sắn, củ hành, bí đỏ, dưa hấu; ven biển nuôi nghêu, sò, cua… Nhìn chung, sản phẩm thuộc nhiệt đới gió mùa rất đa dạng, phong phú và sản xuất quy mô hộ là phổ biến, dễ dẫn đến không tuân thủ quy hoạch, ô nhiễm môi trường. 4.1.2. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Thạnh Phú

Trên cơ sở phát huy ưu thế và khắc phục điểm yếu, đồng thời vận dụng thu hút mọi nguồn lực gắn liền với tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng, kết hợp với chuyển đổi và nâng chất hệ thống sản xuất kinh doanh trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ hàng hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trong đó nuôi, trồng thủy sản (tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua, cá, sò, nghêu) và cây lúa là mũi nhọn.

thích nghi sử dụng đất đai, hiệu quả, chất lượng và gắn kết với các nguồn lực khu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế hình thức nuôi tôm đất lúa, tôm càng xanh lúa và tôm biển quảng canh nuôi xen trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 27)