Xem xét trên phương diện thực tế tại địa bàn huyện Thạnh Phú có những nông hộ diện tích đất sử dụng sản xuất không nhiều, ít nhân khẩu, theo lẽ thông thường thì những nông hộ này sẽ nghèo nhưng thực tế gia cảnh rất sung túc, do họ biết cách kết hợp trồng xen, nuôi xen đem lại hiệu quả rất cao. Ngược lại, nông hộ có diện tích đất sản xuất lớn nhưng thu nhập ở mức cận nghèo, do họ che dấu thu nhập của mình. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn sâu một số hộ.
4.2.3.1. Phỏng vấn hộ ông Huỳnh Văn Tuấn, sinh năm 1980
Ông Huỳnh Văn Thuấn ngụ xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, nhà có 4 nhân khẩu (có 02 con còn nhỏ), với mô hình sản xuất cho 01 ha diện tích kết hợp tôm sú – lúa – tôm càng xanh cho kết quả như sau:
Thu từ tôm sú 430kg * 120.000 đồng/kg = 51.600.000 đồng. Thu từ lúa 3.000kg * 6.600 đồng/kg = 19.800.000 đồng.
Thu từ tôm càng xanh 250 kg * 180.000đồng/kg = 45.000.000 đồng. Tổng thu 116.400.000 đồng
Tổng chi từ thuê nhân công cải tạo ao, mua giống tôm sú, giống tôm càng xanh, lúa giống, thức ăn cho tôm là 28.500.000 đồng.
Tổng lợi nhuận có được là 116.400.000 đồng – 28.500.000 đồng = 87.900.000 đồng, đạt tỷ suất lợi nhuận 308% từ mô hình nuôi kết hợp tôm sú – lúa – tôm càng xanh. Ngoài ra, ông còn tận dụng nguồn rơm rạ để nuôi 02 bò sinh sản được 02 bò con bán được 15.000.000 đồng/con = 30.000.000 đồng. Nếu tính tổng thu nhập sau khi trừ chi phí từ hộ gia đình ông là 117.900.000 đồng/năm chia đều cho 4 nhân
khẩu thì mỗi nhân khẩu có thu nhập là 28.475.000 đồng/năm.
Ông còn cho biết thêm, mô hình nuôi tôm sú – lúa – tôm càng xanh có vốn đầu tư thấp, lợi nhuận ổn định, không đòi hỏi kỹ thuật cao, phù hợp với các hộ dân có vốn ít và thu nhập bền vững. Nhưng chú ý giai đoạn nuôi tôm càng xanh sau khi thu hoạch lúa định kỳ lấy nước vào ruộng để tôm lột vỏ, thu hoạch tỉa thưa và chia nhỏ khu vực nuôi vì tôm càng xanh là loài ăn tạp, con khỏe vỏ cứng sẽ ăn thịt đồng loại làm giảm năng suất nuôi. Do đó yêu cầu hộ nông dân phải theo sát giai đoạn này.
4.2.3.2. Phỏng vấn hộ ông Nguyễn Văn Thanh, sinh năm 1978
Ông Nguyễn Văn Thanh ngụ xã An Điền, huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, nhà có 6 nhân khẩu (có 02 con còn nhỏ và 02 người lớn tuổi), với mô hình sản xuất cho 01 ha diện tích kết hợp tôm thẻ – lúa – tôm sú cho kết quả như sau:
Thu từ tôm thẻ chân trắng 850 kg * 90.000kg = 76.500.000 đồng. Thu từ lúa 2.800kg * 6.500 kg = 18.200.000 đồng.
Thu từ tôm sú 380kg * 110.000kg = 41.800.000 đồng. Tổng thu 136.500.000 đồng
Tổng chi từ cải tạo ao nuôi, mua giống tôm thẻ, giống tôm sú, lúa giống, thức ăn cho tôm là 38.000.000 đồng.
Tổng lợi nhuận có được là 136.500.000 – 38.000.000 đồng =98.500.000 đồng, đạt tỷ suất lợi nhuận 259% từ mô hình nuôi kết hợp tôm thẻ – lúa – tôm sú. Ngoài ra, ông còn tận dụng nguồn rơm rạ để trồng nấm và nuôi 01 bò sinh sản được 01 bò con bán được 20.000.000 đồng/con.
Nếu tính tổng thu nhập sau khi trừ chi phí từ hộ gia đình ông là 118.500.000 đồng/năm chia đều cho 6 nhân khẩu thì mỗi nhân khẩu là 19.750.000 đồng/năm.
4.2.3.3. Phỏng vấn hộ ông Hồ Văn Thu, sinh năm 1970
Ông Hồ Văn Thu ngụ xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, nhà có 5 nhân khẩu (01 người lớn tuổi), với mô hình sản xuất cho 1,3 ha diện tích kết hợp
tôm thẻ – lúa – cua cho kết quả như sau:
Tổng chi từ nhân công cải tạo ao, mua giống tôm thẻ, lúa giống, cua giống và thức ăn cho tôm là 52.300.000 đồng.
Thu từ tôm thẻ 1.120 kg * 105.000kg = 117.600.000 đồng. Thu từ lúa 3.200kg * 6.200 kg = 19.840.000 đồng.
Thu từ cua 250 kg * 230.000kg = 57.500.000 đồng. Tổng thu 194.940.000 đồng
Như vậy tổng lợi nhuận có được là 194.940.000 – 42.300.000 đồng =152.640.000 đồng cho 1,3 ha, đạt tỷ suất lợi nhuận 278% cho 01 ha đất canh tác từ mô hình nuôi kết hợp tôm thẻ – lúa – cua. Ngoài ra, ông còn tận dụng nguồn rơm rạ để trồng nấm và nuôi 02 bò sinh sản được 01 bò con bán được 15.000.000 đồng/con.
Nếu tính tổng thu nhập sau khi trừ chi phí từ hộ gia đình ông là 167.640.000 đồng/năm chia đều cho 5 nhân khẩu thì mỗi nhân khẩu là 33.528.000 đồng/năm.
Ông Thu còn cho biết thêm mô hình tôm thẻ – lúa – cua lúc đầu vụ nuôi tôm thẻ chân trắng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao và chọn thời điểm môi trường thích hợp để xuống giống từ ao nhỏ sau đó chăm sóc khi tôm lớn mới bung ra ao lớn vì loại này rất nhạy cảm với môi trường (khoảng 20 -30 ngày sau mới tiến hành gieo sạ) và khi gieo sạ khoảng 20 ngày sau thì cho nước vào ao với mức độ phù hợp, có thể quạt nước và cho ăn nếu thấy cần thiết. Khi lúa trổ đồng thì tiến hành thu hoạch tôm, thu hoạch xong cho nước vào và mua cua giống cỡ 10g/con thả. Khi thu hoạch lúa xong phần gốc rạ mục trong ruộng lúa sẽ là nguồn thức ăn dồi dào và là chổ trú ẩn tốt cho cua giai đoạn lột vỏ, lớn; hai đến ba tháng sau sẽ tiến hành thu hoạch cua. Kết thúc mùa vụ nuôi khoảng 8-9 tháng.
Tóm lại đây là các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và thích ứng với biến đổi khí hậu cho nông hộ ở tỉnh Bến Tre, cần nhân rộng góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ.
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN MÔ HÌNH NUÔI TÔM CỦA NÔNG HỘ
4.3.1. Các yếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm Bảng 4.16: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định mô hình canh tác Bảng 4.16: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định mô hình canh tác
Biến Hệ số tác động biên Tôm đất – lúa (sai số chuẩn)
Tôm càng xanh – lúa Hệ số tác động biên (sai số chuẩn) Tôm biển Hệ số tác động biên (sai số chuẩn) Học vấn (0,28) 0,42 (0,22) -0,14 (0,42) 0,02 Tổ chức xã hội (0,40) 0,40 (0,33) -0,05 (0,58) -0,49 Loại đất ***1,43 (0,29) ***0,85 (0,22) ***4,64 (0,71) Tuổi (0,02) 0,02 (0,02) 0,01 (0,04) 0,01 Kinh nghiệm (0,06) 0,05 (0,05) -0,03 (0,10) -0,14 Tập huấn kỹ thuật ***-2,71 (0,50) ***1,78 (0,4) ***0,92 (0,68) Giao thông (0,40) -0,28 (0,41) -0,11 (0,58) 0,26 Môi trường (0,42) 0,48 **0,82 (0,35) ***1,88 (0,60) Nhân khẩu (0,22) -0,19 (0,19) -0,09 (0,34) 0,24 Diện tích ***-2,48 (0,61) ***1,73 (0,46) ***0,49 (0,08) Hằng số **4,15 (1,85) ***-1,95 (1,50) ***-10,44 (3,24) R2 (%) 57,93 55,62 68,07 Giá trị kiểm định ***108,64 ***44,74 ***195,74
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015
Ghi chú: *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Giá trị trong ( ) là sai số chuẩn
tôm. Cụ thể:
Học vấn có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh - lúa, tôm biển lần lượt là 0,42; - 0,14; 0,02. Tuy nhiên, học vấn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là việc lựa chọn mô hình nuôi tôm không bị ảnh hưởng bởi học vấn của người nuôi.
Tổ chức xã hội (tham gia hội nông dân hay không tham gia hội nông dân) có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh - lúa, tôm biển lần lượt là 0,40; - 0,05; -0,49. Tuy nhiên, tổ chức xã hội không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là việc có hay không có tham gia tổ chức xã hội không ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người dân.
Loại đất có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh- lúa, tôm biển lần lượt là 1,43; 0,85; 4,64 và có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu nghĩa là loại đất có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người dân.
Kinh nghiệm có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh- lúa, tôm biển lần lượt là 0,05; - 0,03; -0,14. Tuy nhiên, học vấn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là việc lựa chọn mô hình nuôi tôm không bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của người nuôi.
Tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh- lúa, tôm biển lần lượt là -2,71; 1,78; 0,92 và có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người dân.
Giao thông có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh- lúa, tôm biển lần lượt là -0,28; - 0,11; 0,26. Tuy nhiên, giao thông không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là việc lựa chọn mô hình nuôi tôm không bị ảnh hưởng bởi điều kiện giao thông của người nuôi.
lúa, tôm biển lần lượt là 0,48; 0,82; 1,88. Môi trường không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình nuôi tôm đất – lúa nhưng có ý nghĩa thống kê trong mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa và tôm biển. Nghĩa là môi trường nơi nuôi tôm có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa, tôm biển của người dân và không ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm đất - lúa.
Nhân khẩu có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh- lúa, tôm biển lần lượt là -0,19; - 0,09; 0,24. Tuy nhiên, nhân khẩu không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu nghĩa là số lượng người trong hộ gia đình không ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người dân.
Diện tích có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh lúa, tôm biển lần lượt là -2,73; 1,73; 0,49 và có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là loại đất có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người dân.
Những yếu tố khác không được đưa vào mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm đất – lúa, tôm càng xanh lúa, tôm biển lần lượt là 4,15; -1,95; -10,44 và có ý nghĩa thông kê nghĩa là các yếu tố khác không được đề cập trong mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người dân.
4.3.1.1. Đối với mô hình tôm đất - lúa
Kết quả kiểm định hàm hồi quy tại bảng 4.16 cho giá trị SigF = 0,00 < 5% nên hàm hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê. R2 = 57,93% có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình hồi quy giải thích cho 57,93% kết quả của mô hình, còn 42,07% kết quả của mô hình là do ảnh hưởng các yếu tố khác không nằm trong mô hình.
Kết quả phân tích hồi quy ở mức ý nghĩa 5% và đối chiếu với kỳ vọng về dấu của biến độc lập, cho thấy có 3 biến độc lập là loại đất, tập huấn kỹ thuật, diện tích có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm đất – lúa của nông hộ. Các yếu tố này xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là tập huấn kỹ thuật, diện tích, loại đất.
Phương trình hàm hồi quy của các yếu tố ảnh hưởng chọn mô hình nuôi tôm đất - lúa: LogY1 = 4,15 - 2,71* tập huấn - 2,48* diện tích + 1,43*loại đất + .
Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi nông hộ được tập huấn kỹ thuật thì thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm đất – lúa của nông hộ giảm đi 2,71 có nghĩa là nông hộ sẽ chuyển sang các mô hình nuôi tôm khác (tôm càng xanh – lúa hoặc tôm biển), kết quả này phù hợp với thực tế là các hộ nuôi tôm đất – lúa thường ít được trang bị kỹ thuật và khi được trang bị kỹ thuật tốt hơn họ sẽ chuyển sang các mô hình canh tác khác có hiệu quả cao hơn.
Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi diện tích tăng thêm 1 ha thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm đất – lúa của nông hộ giảm đi 2,48. Có nghĩa là khi diện tích tăng thêm, nông hộ sẽ có xu hướng chuyển sang mô hình canh tác khác.
Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi loại đất phù hợp cho việc nuôi tôm đất thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm đất – lúa của nông hộ tăng thêm 1,43. Có nghĩa là khi loại đất phù hợp cho việc nuôi tôm đất – lúa thì nông hộ sẽ tiếp tục ưu tiên chọn nuôi tôm đất - lúa.
4.3.1.2. Đối với mô hình tôm càng xanh – lúa
Kết quả kiểm định hàm hồi quy tại bảng 4.16 cho giá trị SigF = 0,00 < 5% nên hàm hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê. R2 = 55,62% có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình hồi quy giải thích cho 55,62% kết quả của mô hình, còn 44,38% kết quả của mô hình là do ảnh hưởng các yếu tố khác không nằm trong mô hình.
Kết quả phân tích hồi quy ở mức ý nghĩa 5% và đối chiếu với kỳ vọng về dấu của biến độc lập, cho thấy có 4 biến độc lập là loại đất, diện tích, môi trường, tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa của nông hộ. Các yếu tố này xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là tập huấn kỹ thuật, diện tích, loại đất, môi trường.
Phương trình hàm hồi quy của các yếu tố ảnh hưởng việc lựa chọn mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa: LogY2 = -1,95 + 1,78*tập huấn kỹ thuật + 1,73*diện tích + 0,85*loại đất + 0,82*môi trường +
Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi nông hộ được tập huấn kỹ thuật thì thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm càng xanh – lúa của nông hộ tăng thêm 1,78 có nghĩa là nông hộ sẽ tiếp tục nuôi tôm càng xanh – lúa khi kỹ thuật nuôi được củng cố.
Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi diện tích tăng thêm 1 ha thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm càng xanh – lúa của nông hộ tăng thêm 1,73. Có nghĩa là khi diện tích tăng thêm, nông hộ sẽ có xu hướng tăng khả năng chọn mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa.
Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi môi trường nuôi tôm càng xanh thuận lợi thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm càng xanh – lúa của nông hộ tăng thêm 0,85. Có nghĩa là khi môi trường nuôi tôm thuận lợi thì nông hộ tiếp tục ưu tiên chọn mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa.
Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi loại đất phù hợp cho việc nuôi tôm càng xanh - lúa thì Log của hàm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nuôi tôm càng xanh – lúa của nông hộ tăng thêm 0,82. Có nghĩa là khi loại đất phù hợp cho việc nuôi tôm càng xanh – lúa thì nông hộ sẽ tiếp tục ưu tiên chọn nuôi tôm càng xanh - lúa.
4.3.1.3. Đối với mô hình tôm biển quảng canh – nuôi xen
Kết quả kiểm định hàm hồi quy tại bảng 4.16 cho giá trị SigF = 0,00 < 5% nên hàm hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê. R2 = 68,07% có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình hồi quy giải thích cho 68,07% kết quả của mô hình, còn 31,93% kết quả của mô hình là do ảnh hưởng các yếu tố khác không nằm trong mô hình.
Kết quả phân tích hồi quy ở mức ý nghĩa 5% và đối chiếu với kỳ vọng về dấu