Đặc điểm tự nhiên của huyện Thạnh Phú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế hình thức nuôi tôm đất lúa, tôm càng xanh lúa và tôm biển quảng canh nuôi xen trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 34)

Thạnh Phú là huyện giáp biển cuối cùng của Bến Tre. Phía đông giáp biển Đông, bờ biển có chiều dài khoảng 25 km; Phía Tây giáp huyện Mỏ Cày Nam của tỉnh Bến Tre; Phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh có ranh giới là sông Cổ Chiên; Phía Bắc giáp huyện Ba tri của tỉnh Bến Tre, ranh giới là sông Hàm Luông.

Hình 4-1: Bản đồ quy hoạch sản xuất huyện Thạnh Phú Nguồn: UBND huyện Thạnh Phú (2014)

Vùng I. Vùng ngọt: chuyên lúa - dừa - mía

Đê ngăn mặn dự án 418

Trung tâm hành chính huyện

Vùng II. Vùng lợ

Chuyên tôm -lúa Vùng III. Vùng mặn. Chuyên tôm

Địa bàn Thạnh Phú có 18 đơn vị hành chính cấp xã (17 xã, 1 thị trấn); diện tích 42.566 ha, dân số 134.981 người với 35.000 hộ (Chi cục Thống kê huyện Thạnh Phú, 2014). Do ở cuối nguồn 2 dòng Cửu Long là sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, là địa bàn nhiễm mặn, lợ, hình thành nên các điều kiện đặc trưng so với các địa phương khác, thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy sản (UBND huyện Thạnh Phú, 2014).

Bảng 4.1: Phân nhóm thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Thạnh Phú

Nhóm Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) 1. Phù sa nhiễm mặn 29.000 85,8 - Phù sa mặn ít 7.501 22,2 - Phù sa mặn trung bình 6.518 18,3 - Phù sa mặn nhiều 8.249 24,4 - Phù sa mặn thường xuyên 7.048 20,8 2. Đất phèn 1.094 3,2 3. Đất giồng 3.723 11,0

Nguồn: UBND huyện Thạnh Phú (2014)

Bảng 4.1 cho thấy đất phù sa nhiễm mặn chiếm tỷ trọng lớn nhất (85,8%) trong phân nhóm thổ nhưỡng trên địa bàn huyện; đất giồng chiếm 11,0% và đất phèn chiếm 3,2%.

Do điều kiện tự nhiên, huyện Thạnh Phú đã thực hiện đa dạng cây trồng vật nuôi, phía Tây trung tâm huyện đến giáp Mỏ Cày Nam có các cây tiêu biểu như: dừa, chuối, lúa, bắp, rau, đậu; chăn nuôi gia súc gia cầm khá phát triển, vùng này có nước ngọt > 6 tháng/năm. Phía Đông trung tâm huyện đến giáp biển Đông là lúa 1 vụ, nuôi thủy sản nước lợ và mặn là phổ biến, tận dụng đất giồng cát trồng màu như: khoai, sắn, củ hành, bí đỏ, dưa hấu; ven biển nuôi nghêu, sò, cua…Nhìn chung sản phẩm thuộc nhiệt đới gió mùa rất đa dạng và phong phú, và sản xuất quy mô hộ là phổ biến, do vậy dễ dẫn đến không tuân thủ quy hoạch, dễ ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.2: Phân loại đất tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre 2008, 2014 Loại đất 2008 2014 Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) I. Đất nông nghiệp 34.267 77,26 31.491 73,98 1.1 Cây hàng năm 10.465 30,54 13.904 44,15 1.2 Cây lâu năm 4.475 23,06 5.668 18,00 1.3 Đất lâm nghiệp 4.587 13,39 2.679 8,51 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 14.740 33,01 9.236 29,34

II Đất phi nông nghiệp 10.064 22,62 10.824 25,43

III. Đất chưa sử dụng 20 0,12 250 0,59

Tổng 44.351 100,00 42.566 100,00

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú (2014)

Do điều kiện tự nhiên, huyện Thạnh Phú đã thực hiện đa dạng cây trồng vật nuôi, phía Tây trung tâm huyện đến giáp Mỏ Cày Nam có các cây tiêu biểu như: dừa, chuối, luá, bắp, rau, đậu; chăn nuôi gia súc gia cầm khá phát triển, vùng này có nước ngọt > 6 tháng/năm. Phía Đông trung tâm huyện đến giáp biển Đông là lúa 1 vụ, nuôi thủy sản nước lợ và mặn là phổ biến, tận dụng đất giồng cát trồng màu như: khoai, sắn, củ hành, bí đỏ, dưa hấu; ven biển nuôi nghêu, sò, cua… Nhìn chung, sản phẩm thuộc nhiệt đới gió mùa rất đa dạng, phong phú và sản xuất quy mô hộ là phổ biến, dễ dẫn đến không tuân thủ quy hoạch, ô nhiễm môi trường. 4.1.2. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Thạnh Phú

Trên cơ sở phát huy ưu thế và khắc phục điểm yếu, đồng thời vận dụng thu hút mọi nguồn lực gắn liền với tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng, kết hợp với chuyển đổi và nâng chất hệ thống sản xuất kinh doanh trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ hàng hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trong đó nuôi, trồng thủy sản (tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua, cá, sò, nghêu) và cây lúa là mũi nhọn.

thích nghi sử dụng đất đai, hiệu quả, chất lượng và gắn kết với các nguồn lực khu vực nông thôn, với phát triển kinh tế - xã hội chung, nâng cao hiệu quả canh tác tổng hợp nhằm đảm bảo giữ vững tăng trưởng ở mức độ khá cao, vừa đóng góp vào tăng trưởng chung trong ngắn hạn và gắn với xây dựng các xã nông thôn mới.

Ổn định diện tích nuôi tôm nước lợ, mặn với hình thức quảng canh cải tiến theo hướng đa dạng hóa cơ cấu, mùa vụ (thủy sản chuyên, thủy sản luân canh lúa) và đối tượng (tôm, cá, cua) nhằm hướng đến phát triển bền vững. Quy hoạch ổn định và xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh cho vùng nuôi tôm bán thâm canh-thâm canh (kể cả tôm thẻ chân trắng, tôm sú).

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu nuôi trồng thủy sản của huyện Thạnh Phú đến 2020

Chỉ tiêu Đvt 2010 2015 2020 1. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ha 17.929 20.870 23.780

- Đất thủy sản chuyên canh ha 11.860 11.750 11.660 - Nuôi xen ha 6.123 9.120 12.120 2. Diện tích nuôi nước ngọt ha 1.058 1.083 1.108 - Nuôi cá ha 478 488 498 - Nuôi tôm ha 580 595 610 3. Diện tích nuôi nước lợ mặn ha 16.871 19.787 22.672 - Nuôi tôm ha 16.071 18.767 21.327 - Nuôi nghêu ha 800 1.020 1.300 4. Sản lượng nuôi trồng Tấn 14.574 18.145 23.011 - Cá Tấn 6.214 6.830 7.470 - Tôm Tấn 5.660 7.745 10.991 - Nghêu Tấn 2.700 3.570 4.550

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (UBND huyện Thạnh Phú, 2010).

Theo Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (UBND huyện Thạnh Phú, 2010), diện tích nuôi (kể cả nuôi xen canh, luân canh) ổn định trong khoảng 23.780 ha năm 2020,

trong đó: Nuôi chuyên canh có khuynh hướng giảm diện tích do quá trình phát triển của các loại đất chuyên dùng tại khu vực bãi triều, ổn định 11.600 ha năm 2020; nuôi luân canh, nuôi xen có khuynh hướng tăng, trong khoảng 12.120 ha năm 2020; đối với thủy vực ngọt hóa: khoảng gần 500 ha cá và 610 ha tôm luân canh trong ruộng lúa. Đối với thủy vực lợ và mặn: trên 21.000 ha tôm theo nhiều loại hình khác nhau (nuôi quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh-thâm canh, nuôi hỗn canh tôm- cá-cua, nuôi tôm rừng…) đồng thời phát triển 1.300 ha nuôi nghêu sò tại khu vực bãi triều và ven rừng ngập.

Đối với cây lúa, xây dựng quy hoạch sản xuất cho từng vùng, ổn định diện tích sản xuất vụ hè thu 2.100 ha và diện tích vụ lúa mùa khoảng 9.800 ha để nuôi xen vụ tôm lúa; chọn các giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng, có sức chịu mặn cao, hạn chế dịch bệnh, được nông dân ưa chuộng như: OM4900, OM6162, OM1352, OM2348, OM 9915, OM 9916, OM9921… sản xuất theo hướng áp dụng khoa học tăng năng suất và hiệu quả sử dụng đất.

Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - du lịch phát triển không nhiều, do cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chất lượng lao động thấp, lao động qua đào tạo tăng bình quân 1,25%. Thu nhập bình quân năm 2010 là 15.494.000 đồng và đến cuối năm 2014 là 22.200.000 đồng, năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo còn đến 10,08% (3.895 hộ), điều này cho thấy cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa trong xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

4.1.3. Đặc điểm hộ gia đình được phỏng vấn

Bảng 4.4 cho thấy cơ cấu mẫu điều tra theo địa bàn phỏng vấn. Trong đó, xã An Điền chiếm 13,8%; xã An Nhơn chiếm 15,1%; xã An Qui chiếm 10,7%; xã An Thuận chiếm 14,2%; xã An Thạnh chiếm 5,3%; Bình Thạnh chiếm 7,1%; xã An Mỹ chiếm 12,0%; xã Mỹ Hưng chiếm 13,3% và xã Thới Thạnh chiếm 8,4%.

Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu điều tra theo địa bàn phỏng vấn

Stt Địa bàn phỏng vấn Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)

1 Xã An Điền 31 13,8 2 Xã An Nhơn 34 15,1 3 Xã An Qui 24 10,7 4 Xã An Thuận 32 14,2 5 Xã An Thạnh 12 5,3 6 Xã Bình Thạnh 16 7,1 7 Xã Mỹ An 27 12,0 8 Xã Mỹ Hưng 30 13,3 9 Xã Thới Thạnh 19 8,4 Cộng 225 100,0

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn được trình bày tại bảng 4.5. Theo dân tộc: Dân tộc Kinh là 212 hộ, chiếm 94,2%; dân tộc Hoa, Khơ me là 13 hộ, chiếm 5,8%. Theo trình độ học vấn của chủ hộ: Đến cấp 2 là 94 người, chiếm 40,0%; Cấp 3 là 118 người, chiếm 52,4%; Cao đẳng, đại học là 17 người, chiếm 7,6%. Như vậy, trình độ từ cấp 3 trở lên trong mẫu nghiên cứu là 60,0%.

Bảng 4.5: Đặc điểm của hộ trả lời phỏng vấn

Stt Chỉ tiêu Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)

A Dân tộc 225 100,0 1 Kinh 212 94,2 2 Hoa, Khơ me 13 5,8 B Học vấn 225 100,0 1 Đến cấp 2 90 40,0 2 Cấp 3 118 52,4 3 Cao đẳng, đại học 17 7,6

C Theo tổ chức tham gia 225 100,0

1 Hội nông dân 109 48,4

2 Khác 116 51,6

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

còn lại tham gia các tổ chức khác như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, … là 116 người, chiếm 51,6%.

Bảng 4.6: Thông tin của hộ trả lời phỏng vấn

Stt Chỉ tiêu Số lượng quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất 1 Tuổi 225 40,7 8,8 26,0 64,0 2 Kinh nghiệm 225 10,8 3,3 4,0 22,0 3 Nhân khẩu 225 3,7 0,9 2,0 5,0 4 Diện tích 225 1,3 0,4 0,4 2,5

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 40,7 tuổi. Người có tuổi nhỏ nhất là 26; người cao tuổi nhất là 64. Kinh nghiệm nuôi tôm trung bình là 10,8 vụ. Người có ít kinh nghiệm ít nhất là 4,0 vụ; người có kinh nghiệm nhiều nhất là 22,0 vụ. Số nhân khẩu bình quân/hộ được phỏng vấn là 3,7 khẩu/hộ. Hộ có nhân khẩu ít nhất là 2 người, nhiều nhất là 5 người. Diện tích nuôi tôm bình quân là 1,3 ha, hộ có diện tích nuôi nhỏ nhất là 0,4 ha, hộ có diện tích nuôi lớn nhất là 2,5 ha (bảng 4.6).

Bảng 4.7: Tập huấn kỹ thuật sản xuất

Hình thức nuôi Diễn giải Không có Có Cộng Tôm đất - Lúa Tập huấn kỹ thuật (người) 58 17 75

Tỷ lệ (%) 77 23 100

Tôm càng xanh

- Lúa Tập huấn kỹ thuật (người) Tỷ lệ (%) 31 41 44 59 100 75 Tôm biển Tập huấn kỹ thuật (người) 28 47 75

Tỷ lệ (%) 37 63 100

Tổng Tập huấn kỹ thuật (người) 117 108 225

Tỷ lệ (%) 52 48 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Xét tổng thể 225 hộ được phỏng vấn, tỷ lệ hộ được tập huấn kỹ thuật nuôi tôm là 48%. Nếu tính riêng theo từng mô hình canh tác thì mô hình tôm biển có tỷ lệ nông hộ tham gia tập huấn cao nhất là 63%, mô hình tôm đất – lúa có tỷ lệ nông hộ

tham gia tập huấn thấp nhất là 23%; mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa có tỷ lệ nông hộ tha gia tập huấn là 59% (bảng 4.7). Điều này xuất phát từ thực tế, mô hình nuôi tôm biển và càng xanh – lúa đòi hỏi kỹ thuật nuôi cao hơn mô hình tôm đất – lúa nên nông hộ tham gia tập huấn nhiều hơn. Nhìn chung, việc tập huấn kỹ thuật của nông hộ còn ít, do vậy thiếu tầm nhìn và kinh nghiệm chuyên môn, điều đó trở nên điều bất lợi cho người nuôi.

4.2. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM

4.2.1. Chi phí

4.2.1.1. Chi phí mô hình nuôi tôm đất – lúa

Chi phí bình quân của hộ nuôi tôm đất – lúa là 8,2 triệu đồng/ha/vụ. Hộ có chi phí nhỏ nhất là 7,1 triệu đồng/ha/vụ, hộ có chi phí lớn nhất là 9,1 triệu đồng/ha/vụ. Chi phí gồm nhân công 3,5 triệu đồng/ha/vụ; chi phí thức ăn 1,4 triệu đồng/ha/vụ, chi phí khác (công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, …) 3,3 triệu đồng/ha/vụ. Nuôi tôm đất – lúa không tốn chi phí con giống vì đây là nguồn giống tự nhiên (bảng 4.8).

Bảng 4.8: Chi phí mô hình nuôi tôm đất – lúa

Đvt: triệu đồng/ha/vụ tôm Stt Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Chi phí con giống - - - - 2 Chi phí nhân công 3,5 0,2 3,0 4,0 3 Chi phí thức ăn 1,4 0,4 - 2,3 4 Chi phí khác 3,3 0,2 2,8 3,9 5 Chi phí tôm 8,2 0,4 7,1 9,1 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Trong cơ cấu chi phí của mô hình nuôi tôm đất – lúa thì chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn nhất 42,2%; tiếp theo là chi phí khác (nhiên liệu, công cụ dụng cụ, …) chiếm 40,6%; nuôi tôm đất – lúa tận dụng phần lớn nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường nuôi thả nên chi phí thức ăn thấp, chiếm 17,3% (hình 4-2).

42,2%

17,3%

40,6% Chi phí nhân công Chi phí thức ăn Chi phí khác

Hình 4-2: Cơ cấu chi phí mô hình nuôi tôm đất - lúa

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

4.2.1.2. Chi phí mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa

Chi phí bình quân của hộ nuôi tôm càng xanh – lúa là 26,0 triệu đồng/ha/vụ. Hộ có chi phí nhỏ nhất là 23,5 triệu đồng/ha/vụ, hộ có chi phí lớn nhất là 30,8 triệu đồng/ha/vụ (bảng 4.9). Chi phí gồm con giống 10,9 triệu đồng/ha/vụ; nhân công 7,9 triệu đồng/ha/vụ; chi phí thức ăn 3,7 triệu đồng/ha/vụ, chi phí khác (công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, …) 3,5 triệu đồng/ha/vụ.

Bảng 4.9: Chi phí mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa

Đvt: triệu đồng/ha/vụ tôm Stt Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Chi phí con giống 10,9 0,3 10,6 11,1 2 Chi phí nhân công 7,9 7,4 6,9 9,3 3 Chi phí thức ăn 3,7 0,6 2,9 5,2 4 Chi phí khác 3,5 0,5 2,8 5,2 Chi phí tôm 26,0 1,3 23,5 30,8 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Trong cơ cấu chi phí của mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa thì chi phí con giống chiếm tỷ trọng lớn nhất 41,8%; tiếp theo là chi phí nhân công chiếm 30,4%; chi phí thức ăn chiếm 14,3%, chi phí khác (nhiên liệu, công cụ dụng cụ, …) chiếm

13,4% (hình 4-3).

41,8%

30,4% 14,3%

13,4%

Chi phí con giống Chi phí nhân công Chi phí thức ăn Chi phí khác

Hình 4-3: Cơ cấu chi phí mô hình nuôi tôm càng xanh Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Hình 4-3 cho thấy chi phí về con giống (bao gồm chi phí mua giống, kiểm định và vận chuyển giống) là yếu tố quan trọng nhất vì lựa chọn mua giống không đảm bảo, không qua kiểm định thì tỷ lệ sống rất thấp và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất.

4.2.1.3. Chi phí mô hình nuôi tôm biển

Bảng 4.10: Chi phí mô hình nuôi tôm biển

Đvt: triệu đồng/ha/vụ tôm Stt Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Chi phí con giống 9,8 0,3 9,4 10,1 2 Chi phí nhân công 9,2 1,3 6,6 13,0 3 Chi phí thức ăn 7,5 0,9 5,9 9,0 4 Chi phí khác 3,2 0,4 2,3 5,3 Chi phí tôm 29,7 2,1 25,5 34,2 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Chi phí bình quân của hộ nuôi tôm biển là 29,7 triệu đồng/ha/vụ. Hộ có chi phí nhỏ nhất là 25,5 triệu đồng/ha/vụ, hộ có chi phí lớn nhất là 34,2 triệu đồng/ha/vụ (bảng 4.10). Chi phí gồm con giống 9,8 triệu đồng/ha/vụ; nhân công 9,5 triệu

đồng/ha/vụ; chi phí thức ăn 7,5 triệu đồng/ha/vụ, chi phí khác (công cụ, dụng cụ,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế hình thức nuôi tôm đất lúa, tôm càng xanh lúa và tôm biển quảng canh nuôi xen trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)