Đặc điểm hộ gia đình được phỏng vấn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế hình thức nuôi tôm đất lúa, tôm càng xanh lúa và tôm biển quảng canh nuôi xen trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 38)

Bảng 4.4 cho thấy cơ cấu mẫu điều tra theo địa bàn phỏng vấn. Trong đó, xã An Điền chiếm 13,8%; xã An Nhơn chiếm 15,1%; xã An Qui chiếm 10,7%; xã An Thuận chiếm 14,2%; xã An Thạnh chiếm 5,3%; Bình Thạnh chiếm 7,1%; xã An Mỹ chiếm 12,0%; xã Mỹ Hưng chiếm 13,3% và xã Thới Thạnh chiếm 8,4%.

Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu điều tra theo địa bàn phỏng vấn

Stt Địa bàn phỏng vấn Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)

1 Xã An Điền 31 13,8 2 Xã An Nhơn 34 15,1 3 Xã An Qui 24 10,7 4 Xã An Thuận 32 14,2 5 Xã An Thạnh 12 5,3 6 Xã Bình Thạnh 16 7,1 7 Xã Mỹ An 27 12,0 8 Xã Mỹ Hưng 30 13,3 9 Xã Thới Thạnh 19 8,4 Cộng 225 100,0

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn được trình bày tại bảng 4.5. Theo dân tộc: Dân tộc Kinh là 212 hộ, chiếm 94,2%; dân tộc Hoa, Khơ me là 13 hộ, chiếm 5,8%. Theo trình độ học vấn của chủ hộ: Đến cấp 2 là 94 người, chiếm 40,0%; Cấp 3 là 118 người, chiếm 52,4%; Cao đẳng, đại học là 17 người, chiếm 7,6%. Như vậy, trình độ từ cấp 3 trở lên trong mẫu nghiên cứu là 60,0%.

Bảng 4.5: Đặc điểm của hộ trả lời phỏng vấn

Stt Chỉ tiêu Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)

A Dân tộc 225 100,0 1 Kinh 212 94,2 2 Hoa, Khơ me 13 5,8 B Học vấn 225 100,0 1 Đến cấp 2 90 40,0 2 Cấp 3 118 52,4 3 Cao đẳng, đại học 17 7,6

C Theo tổ chức tham gia 225 100,0

1 Hội nông dân 109 48,4

2 Khác 116 51,6

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

còn lại tham gia các tổ chức khác như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, … là 116 người, chiếm 51,6%.

Bảng 4.6: Thông tin của hộ trả lời phỏng vấn

Stt Chỉ tiêu Số lượng quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất 1 Tuổi 225 40,7 8,8 26,0 64,0 2 Kinh nghiệm 225 10,8 3,3 4,0 22,0 3 Nhân khẩu 225 3,7 0,9 2,0 5,0 4 Diện tích 225 1,3 0,4 0,4 2,5

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 40,7 tuổi. Người có tuổi nhỏ nhất là 26; người cao tuổi nhất là 64. Kinh nghiệm nuôi tôm trung bình là 10,8 vụ. Người có ít kinh nghiệm ít nhất là 4,0 vụ; người có kinh nghiệm nhiều nhất là 22,0 vụ. Số nhân khẩu bình quân/hộ được phỏng vấn là 3,7 khẩu/hộ. Hộ có nhân khẩu ít nhất là 2 người, nhiều nhất là 5 người. Diện tích nuôi tôm bình quân là 1,3 ha, hộ có diện tích nuôi nhỏ nhất là 0,4 ha, hộ có diện tích nuôi lớn nhất là 2,5 ha (bảng 4.6).

Bảng 4.7: Tập huấn kỹ thuật sản xuất

Hình thức nuôi Diễn giải Không có Có Cộng Tôm đất - Lúa Tập huấn kỹ thuật (người) 58 17 75

Tỷ lệ (%) 77 23 100

Tôm càng xanh

- Lúa Tập huấn kỹ thuật (người) Tỷ lệ (%) 31 41 44 59 100 75 Tôm biển Tập huấn kỹ thuật (người) 28 47 75

Tỷ lệ (%) 37 63 100

Tổng Tập huấn kỹ thuật (người) 117 108 225

Tỷ lệ (%) 52 48 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Xét tổng thể 225 hộ được phỏng vấn, tỷ lệ hộ được tập huấn kỹ thuật nuôi tôm là 48%. Nếu tính riêng theo từng mô hình canh tác thì mô hình tôm biển có tỷ lệ nông hộ tham gia tập huấn cao nhất là 63%, mô hình tôm đất – lúa có tỷ lệ nông hộ

tham gia tập huấn thấp nhất là 23%; mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa có tỷ lệ nông hộ tha gia tập huấn là 59% (bảng 4.7). Điều này xuất phát từ thực tế, mô hình nuôi tôm biển và càng xanh – lúa đòi hỏi kỹ thuật nuôi cao hơn mô hình tôm đất – lúa nên nông hộ tham gia tập huấn nhiều hơn. Nhìn chung, việc tập huấn kỹ thuật của nông hộ còn ít, do vậy thiếu tầm nhìn và kinh nghiệm chuyên môn, điều đó trở nên điều bất lợi cho người nuôi.

4.2. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM

4.2.1. Chi phí

4.2.1.1. Chi phí mô hình nuôi tôm đất – lúa

Chi phí bình quân của hộ nuôi tôm đất – lúa là 8,2 triệu đồng/ha/vụ. Hộ có chi phí nhỏ nhất là 7,1 triệu đồng/ha/vụ, hộ có chi phí lớn nhất là 9,1 triệu đồng/ha/vụ. Chi phí gồm nhân công 3,5 triệu đồng/ha/vụ; chi phí thức ăn 1,4 triệu đồng/ha/vụ, chi phí khác (công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, …) 3,3 triệu đồng/ha/vụ. Nuôi tôm đất – lúa không tốn chi phí con giống vì đây là nguồn giống tự nhiên (bảng 4.8).

Bảng 4.8: Chi phí mô hình nuôi tôm đất – lúa

Đvt: triệu đồng/ha/vụ tôm Stt Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Chi phí con giống - - - - 2 Chi phí nhân công 3,5 0,2 3,0 4,0 3 Chi phí thức ăn 1,4 0,4 - 2,3 4 Chi phí khác 3,3 0,2 2,8 3,9 5 Chi phí tôm 8,2 0,4 7,1 9,1 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Trong cơ cấu chi phí của mô hình nuôi tôm đất – lúa thì chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn nhất 42,2%; tiếp theo là chi phí khác (nhiên liệu, công cụ dụng cụ, …) chiếm 40,6%; nuôi tôm đất – lúa tận dụng phần lớn nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường nuôi thả nên chi phí thức ăn thấp, chiếm 17,3% (hình 4-2).

42,2%

17,3%

40,6% Chi phí nhân công Chi phí thức ăn Chi phí khác

Hình 4-2: Cơ cấu chi phí mô hình nuôi tôm đất - lúa

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

4.2.1.2. Chi phí mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa

Chi phí bình quân của hộ nuôi tôm càng xanh – lúa là 26,0 triệu đồng/ha/vụ. Hộ có chi phí nhỏ nhất là 23,5 triệu đồng/ha/vụ, hộ có chi phí lớn nhất là 30,8 triệu đồng/ha/vụ (bảng 4.9). Chi phí gồm con giống 10,9 triệu đồng/ha/vụ; nhân công 7,9 triệu đồng/ha/vụ; chi phí thức ăn 3,7 triệu đồng/ha/vụ, chi phí khác (công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, …) 3,5 triệu đồng/ha/vụ.

Bảng 4.9: Chi phí mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa

Đvt: triệu đồng/ha/vụ tôm Stt Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Chi phí con giống 10,9 0,3 10,6 11,1 2 Chi phí nhân công 7,9 7,4 6,9 9,3 3 Chi phí thức ăn 3,7 0,6 2,9 5,2 4 Chi phí khác 3,5 0,5 2,8 5,2 Chi phí tôm 26,0 1,3 23,5 30,8 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Trong cơ cấu chi phí của mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa thì chi phí con giống chiếm tỷ trọng lớn nhất 41,8%; tiếp theo là chi phí nhân công chiếm 30,4%; chi phí thức ăn chiếm 14,3%, chi phí khác (nhiên liệu, công cụ dụng cụ, …) chiếm

13,4% (hình 4-3).

41,8%

30,4% 14,3%

13,4%

Chi phí con giống Chi phí nhân công Chi phí thức ăn Chi phí khác

Hình 4-3: Cơ cấu chi phí mô hình nuôi tôm càng xanh Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Hình 4-3 cho thấy chi phí về con giống (bao gồm chi phí mua giống, kiểm định và vận chuyển giống) là yếu tố quan trọng nhất vì lựa chọn mua giống không đảm bảo, không qua kiểm định thì tỷ lệ sống rất thấp và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất.

4.2.1.3. Chi phí mô hình nuôi tôm biển

Bảng 4.10: Chi phí mô hình nuôi tôm biển

Đvt: triệu đồng/ha/vụ tôm Stt Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Chi phí con giống 9,8 0,3 9,4 10,1 2 Chi phí nhân công 9,2 1,3 6,6 13,0 3 Chi phí thức ăn 7,5 0,9 5,9 9,0 4 Chi phí khác 3,2 0,4 2,3 5,3 Chi phí tôm 29,7 2,1 25,5 34,2 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Chi phí bình quân của hộ nuôi tôm biển là 29,7 triệu đồng/ha/vụ. Hộ có chi phí nhỏ nhất là 25,5 triệu đồng/ha/vụ, hộ có chi phí lớn nhất là 34,2 triệu đồng/ha/vụ (bảng 4.10). Chi phí gồm con giống 9,8 triệu đồng/ha/vụ; nhân công 9,5 triệu

đồng/ha/vụ; chi phí thức ăn 7,5 triệu đồng/ha/vụ, chi phí khác (công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, …) 3,2 triệu đồng/ha/vụ.

Trong cơ cấu chi phí của mô hình nuôi tôm biển thì chi phí con giống chiếm tỷ trọng lớn nhất 32,9%; tiếp theo là chi phí nhân công chiếm 30,9%; chi phí thức ăn chiếm 25,3%, chi phí khác (nhiên liệu, công cụ dụng cụ, thuốc trị bệnh…) chiếm 10,8% (hình 4-4).

32,9%

30,9% 25,3%

10,8%

Chi phí con giống Chi phí nhân công Chi phí thức ăn Chi phí khác

Hình 4-4: Cơ cấu chi phí mô hình nuôi tôm biển

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Hình 4-4 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tổng chi phí tức là ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất đó là chí phí mua giống, kiểm định và vận chuyển giống, đây là yếu tố quan trọng vì lựa chọn mua giống không đảm bảo, không qua kiểm định thì tỷ lệ sống rất thấp và khả năng lây lan bệnh rất cao; tiếp theo là chi phí lao động cho ăn, canh giữ, lao động thu hoạch của tôm; tiếp theo là chi phí thức ăn cho tôm, đây là hình thức nuôi giống mô hình tôm đất lúa nhưng có thả thêm tôm giống (tôm sú hoặc tôm thẻ) mua giống, nếu mật độ thả càng dày thì lượng thức ăn càng nhiều, để đảm bảo tôm phát triển; cuối cùng là chi phí chuẩn bị ao hồ nuôi, vật kiến trúc, chí phí vận chuyển và chi phí xử lý môi trường nuôi.

4.2.2. Hiệu quả tài chính của các mô hình nuôi tôm

4.2.2.1. Hiệu quả mô hình nuôi tôm đất – lúa

Ưu điểm của mô hình tôm đất – lúa là tận dụng được nguồn giống tôm đất tự nhiên, tôm sinh trưởng trong ruộng lúa sẽ sử dụng thức ăn có sẵn trong ruộng lúa và chất thảy của tôm sẽ làm phân bón cho lúa, làm giảm chi phí cho người nuôi. Mô hình này không đòi hỏi đầu tư vốn nhiều, không đòi hỏi trình độ hay kỹ thuật nuôi và hầu hết nông hộ đều có thể thực hiện được.

Hạn chế của mô hình tôm đất – lúa là không nắm chắc được lượng con tôm giống để chủ động trong khâu chăm sóc, cho ăn và sản lượng thu hoạch thường không cao. Sản lượng trung tôm trung bình của mô hình tôm đất – lúa là 218,7kg/ha/vụ tôm, hộ có sản lượng thấp nhất là 170,0kg/ha/vụ tôm; hộ có sản lượng cao nhất là 270,0 kg/ha/vụ tôm.

Lợi nhuận từ nuôi tôm đất là 13,8 triệu đồng/ha/vụ tôm; Hộ có lợi nhuận thấp nhất là 8,0 triệu đồng/ha/vụ tôm; hộ có lợi nhuận cao nhất là 19,8 triệu đồng/ha/vụ tôm. Ngoài ra, nông hộ còn thu được lợi nhuận trung bình 23,8 triệu đồng/ha/vụ lúa. Tổng lợi nhuận của bình quân của mô hình tôm đất – lúa là 37,6 triệu đồng/ha. Hộ có tổng lợi nhuận tôm đất – lúa thấp nhất 28,8 triệu đồng/ha và hộ có tổng lợi nhuận tôm đất – lúa cao nhất là 46,7 triệu đồng/ha (bảng 4.11).

Bảng 4.11: Hiệu quả của mô hình nuôi tôm đất - lúa

Đvt: triệu đồng/ha/vụ

Stt Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Chi phí tôm 8,2 0,4 7,1 9,1

2 Sản lượng tôm (kg) 218,7 20,0 170,0 270,0

3 Doanh thu tôm 22,0 2,2 17,1 28,6

4 Lợi nhuận nuôi tôm 13,8 2,0 8,0 19,8

5 Lợi nhuận từ lúa 23,8 2,7 19,5 28,1

6 Tổng lợi nhuận 37,6 3,2 28,8 46,6

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Như vậy, trong điều kiện các yếu tố như: thời tiết, khí hậu phù hợp môi trường nuôi, không xảy ra dịch bệnh, sản lượng đạt yêu cầu, giá cả ổn định, kết quả trên

đơn vị diện tích là 01 ha hình thức tôm đất lúa, nông hộ sẽ có tổng lợi nhuận 37,6 triệu đồng (trong 01 vụ), và chỉ nuôi 1 vụ trong năm; nếu bình quân nhân khẩu 4 người/hộ, thì thu nhập/người/tháng là 37.600.000/(4x12) = 783.333 đồng, vậy hộ nào có từ 5.000 m2 trở xuống sẽ rơi vào chuẩn nghèo (≤ 400.000đ/người/tháng). Tiềm năng 9 tháng còn lại trong năm của mặt đất rất lớn. Nếu chỉ độc canh cây lúa, hoặc đơn điệu nuôi tôm đất thì nông hộ khó có khả năng thoát nghèo. Do vậy phải khuyến khích nông hộ cải tiến kỹ thuật, luân canh tăng vụ bằng các hình thức nuôi cá, cua… để khai thác triệt để diện tích đất hiện hữu và thoát nghèo bền vững.

4.2.2.2. Hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa

Đối với hình thức nuôi tôm càng xanh - lúa, đây là phát hiện tiềm năng của đối tượng nuôi nhiều năm qua và cho hiệu quả cao, nhưng tôm càng xanh đòi hỏi khắt khe nhiều về môi trường, con giống, công chăm sóc, vùng nuôi có mùa nước ngọt và mùa nước có độ mặn từ 4- 6%o, thì nuôi được 2 vụ trong năm. Hơn nữa trồng lúa có nuôi tôm thì không tốn chi phí thuốc bảo vệ thực vật, ngoài việc bảo vệ môi trường sống, chất thảy và xác lột của tôm còn để lại dinh dưỡng cho cây lúa thụ hưởng. Đặc biệt tôm càng xanh vào loại I (tốt) giá đến hơn 200.000 đồng/kg.

Bảng 4.12: Hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa

Đvt: triệu đồng/ha/vụ Stt Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Chi phí tôm 26,0 0,1 25,8 26,3 2 Sản lượng tôm (kg) 652,4 20,3 560,0 700,0 3 Doanh thu tôm 92,8 4,8 85,5 104,5 4 Lợi nhuận nuôi tôm 66,8 0,6 65,7 67,9 5 Lợi nhuận từ lúa 24,0 2,8 19,4 28,5 6 Tổng lợi nhuận 90,8 6,1 79,8 105,5 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Bảng 4.12 cho thấy lợi nhuận của nông hộ. Lợi nhuận từ nuôi tôm càng xanh là 66,8 triệu đồng/ha/vụ tôm; Hộ có lợi nhuận thấp nhất là 65,7 triệu đồng/ha/vụ tôm; hộ có lợi nhuận cao nhất là 67,9 triệu đồng/ha/vụ tôm. Ngoài ra, nông hộ còn thu được lợi nhuận từ lúa, trung bình 24,0 triệu đồng/ha/vụ lúa. Tổng lợi nhuận của

bình quân của mô hình tôm càng xanh – lúa là 90,8 triệu đồng/ha. Hộ có tổng lợi nhuận tôm càng xanh – lúa thấp nhất 79,8 triệu đồng/ha và hộ có tổng lợi nhuận tôm càng xanh - lúa cao nhất 105,5 triệu đồng/ha.

Nếu tính bình quân nhân khẩu 4 người thì thu nhập bình quân/người/tháng của nuôi tôm càng xanh - lúa đạt 90.800.000/(4 x 12) = 1.891.670 đồng, cao gấp 2,4 lần so với nuôi tôm đất – lúa. Nếu nuôi 2 vụ trong năm thì thu nhập của nông hộ còn cao hơn nhiều.

4.2.2.3. Hiệu quả mô hình nuôi tôm biển

Tôm biển (sú, thẻ) quảng canh - nuôi xen là hình thức nuôi phổ biến vùng mặn, người nuôi mua con giống về thả. Ưu điểm của mô hình nuôi tôm biển là chủ động môi trường nuôi (lịch thời vụ), biết được số lượng giống thả nuôi để chủ động về nguồn thức ăn. Hạn chế của mô hình này, đòi hỏi có vốn đầu tư nhiều, kỹ thuật nuôi tương đối phức tạp, nông hộ có kinh nghiệm nuôi nhiều năm mới có thể thực hiện mô hình này, khả năng nhiễm bệnh và lây lan rất cao vì tôm sú hoặc tôm thẻ rất nhại cảm với môi trường; giá cả không ổn định, nông hộ phải thường xuyên theo dõi mới đem lại hiệu quả cao.

Bảng 4.13: Hiệu quả của mô hình nuôi tôm biển

Đvt: triệu đồng/ha/vụ Stt Khoản mục Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Chi phí tôm 29,7 2,1 25,5 34,2 2 Sản lượng tôm (kg) 885,5 37,0 810,0 980,0 3 Doanh thu tôm 106,9 5,7 95,0 121,0 4 Lợi nhuận nuôi tôm 77,2 5,9 67,4 94,2 5 Lợi nhuận từ lúa - - - - 6 Tổng lợi nhuận 77,2 5,9 67,4 94,2 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

Lợi nhuận từ nuôi tôm biển là 77,2 triệu đồng/ha/vụ tôm; Hộ có lợi nhuận thấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế hình thức nuôi tôm đất lúa, tôm càng xanh lúa và tôm biển quảng canh nuôi xen trên địa bàn huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)