Xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng môi trường làng

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường làng nghề làm bún khắc niệm, bắc ninh (Trang 74)

Từ việc phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề cho thấy tình hình ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động và người dân sống trong khu vực làng nghề. Nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, khắc phục mức độ suy thoái ô nhiễm, từng bước cải thiện chất lượng môi trường sống của cộng đồng dân cư, cần phải thực hiện và áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý.

3.5.1. Gii pháp v cơ cu t chc qun lý môi trường

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng của hệ thống bộ máy tổ chức quản lý môi trường của các ngành, các cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác bảo vệ môi trường.

- Phân công, phân nhiệm và quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho

đơn vị phụ trách môi trường ở từng cấp, ngành; tránh tình trạng quản lý chồng chéo, kém hiệu quả; Nâng cao vai trò và trách nhiệm quản lý môi trường của UBND các cấp nhằm tăng cường thẩm quyền cũng như cách thức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan.

- Củng cố, nâng cấp cả về số lượng và năng lực đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra; triển khai và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm bảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 - Hình thành và phát triển hệ thống quản lý môi trường ở địa phương theo hướng kết hợp quản lý tài nguyên và quản lý môi trường. Tiếp tục kiện toàn hệ

thống cán bộ phụ trách môi trường ở cấp huyện và cấp xã, đặc biệt là việc xây dựng mạng lưới các cán bộ chuyên trách quản lý môi trường và tài nguyên ở cấp xã.

Chính quyền xã đóng vai trò quyết định trong công tác BVMT làng nghề. Tại xã, các cán bộ quản lý có thểđi sát hoạt động của từng hộ gia đình

để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý.

Hình 3.5: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã

Với hướng tiếp cận như trên, cần thiết phải xây dựng, bổ sung quy

định rõ chức năng, nhiệm vụ về BVMT cho các tổ chức, cá nhân bộ phận chức năng có liên quan trong quản lý môi trường làng nghề.

UBND xã

Chủ tịch UBND xã

Cán bộ chuyên môn Tài

nguyên Môi trường xã

Các ban, ngành của xã

(MTTQ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân xã...)

Lãnh đạo thôn

(Trưởng thôn)

Tổ cán bộ chuyên môn VSMT thôn

(Vệ sinh viên và cán bộ MT) Hội liên gia

Hộ gia đình thuần nông Hộ gia đình sản xuất Cơ sở sản xuất nhỏ (Cụm giađình) Cơ sở sản xuất trung bình (Doanh nghiêp nông thôn)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

3.5.2. Gii pháp v mt chính sách, th chế, lut pháp liên quan đến lĩnh vc bo v môi trường vc bo v môi trường

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở tỉnh theo hướng quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các chế tài cụ thể trong mỗi trường hợp vi phạm.

- Xây dựng cơ chế lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương. Đẩy mạnh sự phối hợp và tăng cường trách nhiệm quản lý giữa các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ chế làm việc nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội trong việc tham gia giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở hoàn thiện thể chế và hệ thống các văn bản về BVMT làng nghề, cần chủ động giám sát môi trường chặt chẽ, thực hiện kiểm kê nguồn thải đểđề xuất các kế hoạch xử lý ô nhiễm và BVMT. Các quy định vềđánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT làng nghề; thu phí BVMT đối với nước thải, khí thải và xử lý chất thải cho phù hợp; lồng ghép BVMT làng nghề vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương; có chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn và trưởng thôn để động viên các cán bộ này hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác BVMT làng nghề.

Cụ thể hóa quy định của pháp luật theo từng hoàn cảnh của địa phương, tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các Quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định, Hương ước, Cam kết BVMT của chính địa phương.

3.5.3. Gii pháp v mt tài chính, đầu tư cho bo v môi trường

- Đảm bảo 1% tổng chi ngân sách danh cho sự nghiệp môi trường đối với hoạt động của hệ thống bộ máy tổ chức các cấp, các ngành và đầu tư xử

lý, cải thiện chất lượng môi trường theo chủ trương và chỉđạo tại Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 - Đẩy mạnh hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo nghị định số 67/2003/NĐ-CP. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, chất thải rắn và khí thải.

- Huy động các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước:

+ Tìm kiếm các nguồn kinh phí đầu tư với hình thức ODA hoặc BOT;

Đẩy mạnh hợp tác và thu hút sự quan tâm đầu tư của các tổ chức quốc tế như: Chương trình môi trường Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Quỹ môi trường toàn cầu, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ... nhằm tranh thủ sự hỗ trợ dưới mọi hình thức để sử dụng hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường của tỉnh.

+ Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo vệ

môi trường.

+ Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường; xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ môi trường tư nhân.

3.5.4. Vn đề tăng cường các hot động giám sát cht lượng, quan trc và cnh báo ô nhim môi trường cnh báo ô nhim môi trường

- Mở rộng hệ thống mạng lưới giám sát chất lượng môi trường trên hệ

thống các lưu vực sông tiếp nhận nước thải từ làng nghề và khu dân cư đông

đúc theo dõi diễn biến chất lượng môi trường phục vụ cho việc đánh giá và dự

báo chất lượng môi trường.

- Xây dựng quy định bắt buộc các cơ sở sản xuất phải tự báo cáo về tình hình bảo vệ môi trường, trong đó xác định rõ các chế tài xử phạt hành chính những trường hợp không chấp hành, đặc biệt với những trường hợp cố tình báo cáo sai hoặc thiếu thông tin.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 - Việc thu thập dữ liệu về bảo vệ môi trường hiện nay còn ít, thông tin rời rạc, nên không hỗ trợ tốt cho việc giám sát và cưỡng chế thi hành luật. Do vậy, cần triển khai công tác quản lý và phân tích dữ liệu nhằm sử dụng hiệu quả thông tin và cải thiện chất lượng môi trường theo phương thức hiệu quả

nhất về kinh tế.

- Cải tiến hoạt động giám sát và các biện pháp cưỡng chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm. Sử dụng hình thức công bố thông tin về những cơ sở thực hiện tốt hoặc không thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường nhằm khuyến khích nỗ lực cải thiện tình trạng môi trường của các chủ cơ sở sản xuất.

3.5.5. Vn đề ngun lc con người, gii pháp tăng cường s tham gia ca cng đồng bo v môi trường cng đồng bo v môi trường

- Tăng cường củng cố hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp từ xã, huyện, tỉnh.

- Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các khoá tập huấn và các hoạt động cộng

đồng khác. Tổ chức biên soạn chương trình truyền thông phù hợp với từng

đối tượng nhằm chuyển tải đầy đủ nội dung về trách nhiệm bảo vệ môi trường tới mỗi công dân; cung cấp thông tin, phổ cập và nâng cao hiểu biết về môi trường; thường xuyên cổ động các phong trào cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường có hiệu quả, tuyên dương những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Ngành tài nguyên và môi trường phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục trong việc lồng ghép các kiến thức môi trường vào chương trình giáo dục một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở khuyến khích, nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường của học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

3.5.6. Các gii pháp v quy hoch phát trin

a. Quy hoạch khu sản xuất tập trung

Chính quyền địa phương nên xem xét giải pháp quy hoạch tập trung khu sản xuất xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn để xử lý tập chung.

b. Quy hoạch phân tán

Quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để kết hợp với du lịch văn hoá sau này.

Quy hoạch theo hướng lồng ghép các hoạt động du lịch với sản xuất làng nghề sẽ tập trung vào việc hướng dẫn các cơ sở sản xuất hướng vào quy hoạch không gian sản xuất tại chỗ sao cho vừa thuận tiện sản xuất, vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa duy trì các đặc trưng văn hóa lại vừa tạo mỹ quan phục vụ du lịch.

Hai loại hình quy hoạch khu sản xuất tập chung và quy hoạch phân tán đều có thể áp dụng được cho làng nghề làm bún Khắc Niệm. Tất nhiên cần phải nghiên cứu kỹ về các điều kiện liên quan đến số lượng cơ sở sản xuất, quy mô cơ sở, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian trước khi quyết định phương án quy hoạch nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp về BVMT.

3.5.7. Gii pháp k thut

3.5.7.1. Giải pháp “sản xuất sạch hơn”

"Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để

phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường".

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và

độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất.

Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.

Đối với làng nghề chế biến thực phẩm nói chung và làng nghề làm bún Khắc Niệm nói riêng, các sản phẩm không chỉ cần có chất lượng tốt mà còn phải đảm bảo về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Sản xuất sạch hơn đối với làng nghề này gồm một số nội dung chủ yếu như:

- Cải tiến, đổi mới, bảo dưỡng thiết bị định kỳ (máy rửa nguyên liệu, máy sản xuất tinh bột liên hoàn, đồng hồ đo điện…): Tiết kiệm điện nước, thu hồi vỏ nguyên liệu ở dạng khô, nâng cao hiệu xuất nguyên liệu, giảm lượng thải, giảm tiếng ồn…

- Tận thu lại chất thải: Có thể tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu bể biogas, làm phân bón, trồng nấm… Đối với làng nghề

Khắc Niệm, có thể phát huy tốt hai mục đích là làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi có thể góp phần đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp.

- Tuần hoàn, tái sử dụng lại nước lọc tinh bột cho khâu rửa: Giúp tiết kiệm nước, giảm lượng nước thải phải xử lý, tiết kiệm điện.

3.5.7.2. Giải pháp công nghệ xử lý chất thải- Hệ thống xử lý nước thải tập trung.

A. Về giải pháp công nghệ xử lý nước thải

Tác giả đưa ra 02 phương án sau:

1. Phương án 1: Xử lý nước thải làng nghề bún bằng công nghệ sinh học dòng chảy ngược qua lớp bùn yếm khí (UASB).

Công nghệ xử lý nước thải bể xử lý sinh học dòng chảy ngược - UASB (Upflow Anearobic Sludge Blanket). Công nghệ UASB được thiết kế cho nước thải có nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao và thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 phần chất rắn thấp và khá phù hợp với nước thải của ngành sản xuất và chế biến tinh bột.

UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp. Cấu tạo của bể UASB thông thường bao gồm: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha.

• Nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kỵ khí , tại đây sẽ

diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này. Hệ thống tách pha phía trên bê làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí, qua đó thì các chất khí sẽ bay lên và

được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua công trình xử lý tiếp theo.

• Hiệu suất của bể UASB bị phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ, pH, các chất độc hại trong nước thải…

• Hiệu suất xử lý COD có thểđến 80%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống.

Mô hình bể là hình trụ tròn gồm 2 phần: phần phân huỷ và phần lắng. Nước thải được phân phối vào từđáy bể và đi ngược lên qua lớp bùn sinh học có mật độ vi khuẩn cao. Khí sinh ra trong quá trình phân huỷ kỵ khí được thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 vào phễu tách khí lắp đặt phía trên. Để thu khí tập trung vào phễu không vào ngăn lắng, cần thiết có tấm hướng dòng.

2. Phương án 2: Xử lý nước thải làm bún bằng công nghệ sinh học yếm khí cải tiến nhiều vách ngăn (ABR).

Công nghệ ABR là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học yếm khí cải tiến nhiều vách ngăn. Công nghệ ABR đã và đang được ứng dụng rộng rãi như là một giải pháp hữu hiệu cho xử lý nước thải phân tán từ

các cụm dân cư, bệnh viện, khách sạn, trang trại, các lò giết mổ gia súc, gia cầm và cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển.

Hệ thống xử lý nước thải ABR gồm có bốn bước xử lý cơ bản với các công trình đặc trưng:

- Xử lý sơ bộ bậc một: Quá trình lắng loại bỏ các cặn lơ lửng có khả

năng lắng được, giảm tải cho các công trình xử lý phía sau.

Hình 3.6: Sơđồ quá trình lắng loại bỏ cặn lơ lửng

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường làng nghề làm bún khắc niệm, bắc ninh (Trang 74)