Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường làng nghề làm bún khắc niệm, bắc ninh (Trang 42 - 49)

Số liệu điều tra được nhập vào cơ sở dữ liệu trên bảng tính Excel. Xử lý bằng phương pháp thống kê toán học chủ yếu bằng phần mềm Excels.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội làng nghề làm bún Khắc Niệm

3.1.1. Đặc đim t nhiên

Khắc Niệm là xã nằm phía Tây Nam thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, có toạđộđịa lý 21o8’44” vĩđộ Bắc, 106o3’23” kinh độĐông.

- Phía Đông tiếp giáp với xã Vân Dương – huyện Quế Võ, - Phía Bắc giáp với phường Võ Cường – Tp Bắc Ninh - Phía Tây giáp với xã Liên Bảo – Bắc Ninh

- Phía Nam giáp với xã Hạp Lĩnh – Bắc Ninh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Khắc Niệm cách thủđô Hà Nội khoảng 25 km về phía Tây Nam với mạng lưới giao thông đa dạng, thuận tiện cho việc đi lại, tạo ra lợi thế trong hoạt động trao đổi giao lưu buôn bán và tiếp thu kỹ thuật tiến bộ trong phát triển sản xuất.

Tổng diện tích tự nhiên của xã Khắc Niệm là 745 ha, trong đó, diện tích

đất nông nghiệp là 462,54 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 24,94 ha. Diện tích đất chuyên dùng 276,05 ha và còn lại là đất mục đích khác và chưa sử dụng. Tổng Diện tích canh tác là 805,9 ha, trong đó diện tích lúa chiếm 749 ha, sản lượng đạt khoảng 5,5 tấn/ha. Hệ số sử dụng đất của toàn xã bằng 2,0 lần.

3.1.2. Đặc đim địa hình, địa mo

a. Tỉnh Bắc Ninh, TP Bắc Ninh

Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang

Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn.

Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có

độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.

b. Đặc điểm địa hình xã Khắc Niệm

Nằm chung trong vùng đồng bằng sông Hồng, nên địa hình xã Khắc Niệm tương đối bằng phẳng, hầu hết các diện tích đất trong xã đều có độ dốc nhỏ hơn 3o có xu hướng dốc từ Bắc xuống Nam.

Nhìn chung địa hình xã Khắc Niệm thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi đáp ứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 cho việc tưới tiêu, chủ động cho các khu đồng ruộng, tạo ra những chuyên canh lúa, chất lượng cao và phát triển các cây rau màu và cây công nghiệp, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

3.1.3. Đặc đim địa cht

a. Tỉnh Bắc Ninh, TP Bắc Ninh

Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc.

Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng công trình. Và về mặt địa hình có thể hình thành hai dạng đô thị vùng đồng bằng và trung du. Bên cạnh đó có một số đồi núi nhỏ dễ tạo cảnh quan đột biến; cũng như một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái

đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch.

b. Đặc điểm địa chất xã Khắc Niệm b1. Tại hốđịa chất thôn Tiền Ngoài

Theo tài liệu và kết quả đào địa chất tại hiện trường và kết quả thí nghiệm mẫu trong phòng, nền đất khu vực nghiên cứu trong độ sâu khảo sát

được chia thành 3 lớp sau:

Lớp 1: Bùn rác thải và cỏ rễ thực vật: Bùn đất, lẫn cỏ rễ thực vật, kết cấu kém chặt, dạng lỏng.

Lớp 2: Sét vàng, xám xanh, xám ghi, dẻo mềm Lớp 3: Sét, nâu vàng loang ghi, nửa cứng.

b2. Tại hốđịa chất thôn Mồ:

Lớp 1: Bùn rác thải và cỏ rễ thực vật: Bùn, cát màu xám đen, lẫn cỏ rễ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Lớp 2: Sét pha nâu vàng loang ghi, dẻo cứng.

Lớp 3: Sét vàng, xám xanh, xám ghi, dẻo cứng.

b3. Tại hốđịa chất thôn Đoài:

Lớp 1: Bùn rác thải và cỏ rễ thực vật: Bùn, cát màu xám đen, lẫn cỏ rễ

thực vật, kết cấu kém chặt, dạng lỏng.

Lớp 2: Sét nâu tím, loang vàng, dẻo cứng. Lớp 3: Sét, nâu vàng loang ghi, nửa cứng.

b4. Tại hốđịa chất thôn Tiền Trong :

Lớp 1: Bùn rác thải và cỏ rễ thực vật: Bùn, cát màu xám đen, lẫn cỏ rễ

thực vật, kết cấu kém chặt, dạng lỏng.

Lớp 2: Sét, nâu tím loang ghi, ít sạn laterit, dẻo cứng. Lớp 3: Sét nâu tím loang vàng, có lẫn Laterit, dẻo cứng.

3.1.4. Đặc đim kinh tế, xã hi

Xã Khắc Niệm, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh là một nơi có nghề

chế biến bún rất phát triển, khá đại diện cho các vùng làng nghề chế biến ở miền Bắc về hình thức tổ chức sản xuất chế biến, sản xuất nông nghiệp.

Dân số xã Khắc Niệm tính đến 2013 là 10.496 người với 2.715 hộ, trong đó số hộ thuần nông là 2058 hộ (chiếm 75%), dân số nữ giới là 5.193 người, chiếm 49,5% dân số. Xã Khắc Niệm có 7 thôn bao gồm: Thôn Tiền Trong, Thôn Tiền Ngoài, Thôn Mồ, Thôn Đoài, Thôn Sơn, Thôn Đông, Thôn Thượng. Trong đó, thôn lớn nhất là thôn Thượng với 2910 người và 751 hộ

gia đình, đây cũng là thôn lớn nhất về diện tích, chia thành 3 khu dân cư tách biệt. Thôn Tiền Trong là thôn nhỏ nhất với 898 người và 318 hộ gia đình.

Trong xã Khắc niệm có khoảng 800 hộ là làm nghề chế biến bún bánh và các hộ này chủ yếu tập trung ở 3 thôn trong xã là Tiền Trong, Tiền Ngoài, Mồ.

Chăn nuôi của xã phát triển chủ yếu là lợn, trâu bò và gia cầm. Hiện tại, toàn xã có 8.400 con lợn, 260 con trâu bò các loại và 20.000 con gà vịt. Chăn nuôi lợn trong khu vực đặc biệt phát triển do tận dụng được lượng nước thải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 từ vo gạo để ngâm bột phục vụ chăn nuôi. Số hộ gia đình có quy mô chăn nuôi 5 - 6 con lợn chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 400 hộ. Như vậy lượng chất thải chăn nuôi mỗi ngày thải ra là tương đối lớn và cũng là bài toán khó đối với giải quyết ô nhiễm môi trường.

Đến năm 2013, xã đã cơ bản hoàn thành chương trình nông thôn mới, trong đó có một số tiêu chí về cơ sở hạ tầng, môi trường và nước sạch đang

được đẩy nhanh tiến độđể hoàn thành.

Một số hoạt động kinh tế, xã hội chủ yếu trên địa bàn:

+ Sản xuất nông nghiệp: Do có nhiều diễn biến phức tạp về thời tiết nên ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp của người dân. Năng suất lúa

đạt 53,3 tạ/ha, sản lượng 4.189,3 tấn đều giảm so với năm 2011. Hoạt động chăn nuôi, thủy sản đều giảm so với năm 2011 do các yếu tố về dịch bệnh và suy thoái kinh tế tác động.

+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Nghề làm bún được duy trì và phát triển mạnh, cơ khí hóa được đưa vào sản xuất (hiện nay có khoảng 120 máy làm bún) góp phần tăng năng suất. Ngoài ra còn một số nghề khác: nghề

mộc, nghề thợ nề, thợ xây… Hiện tại với 700 hộ kinh doanh cá thể tạo việc làm cho khoảng 2000 lao động.

+ Hoạt động văn hóa xã hội của xã: hiện tại 4/7 làng đạt làng văn hóa và khoảng 90% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa. Hệ thống trường học mầm non, cấp 1, cấp 2 tương đối hoàn thiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Vấn đề chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh… được chú ý và triển khai đồng bộ theo quy định.

3.2. Hiện trạng sản xuất Bún của làng nghề làm bún Khắc Niệm

3.2.1. Tình hình sn xut chung

Nghề làm bún truyền thống ở xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh đã có từ lâu, ban đầu chỉ là một nghề phụ trong những ngày nông nhàn. Theo thời gian, nghề làm bún dần khẳng định chỗ đứng, đem lại thu nhập, giải quyết công ăn, việc làm cho hàng nghìn người dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Hiện nay, số lượng các cơ sở sản xuất trên địa bàn Khắc Niệm đã lên tới 800 hộ làm nghề sản xuất bún, tập trung ở 3 thôn: Thôn Tiền Trong (266 hộ), thôn Tiền Ngoài (352 hộ) và Thôn Mồ (200 hộ),

Tổng sản lượng của làng nghề làm bún Khắc Niệm khoảng 7-10 nghìn tấn bún/ngày.

Nhằm nâng cao năng suất, phát triển quy mô kinh doanh, nhiều hộ gia

đình đã đầu tư máy móc, cải tiến công nghệ sản xuất. Tính đến nay, trên địa bàn xã đã có 140 hộ sử dụng máy làm bún công suất lớn.

Nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và để bảo tồn, phát triển làng nghề, xã Khắc Niệm đã đa dạng hoá các hình thức sản xuất, kinh doanh trong làng. Một số hộ đã liên doanh, hợp tác để

thành lập các doanh nghiệp tư nhân để quảng bá thị trường và mở rộng quy mô sản xuất. Toàn xã Khắc Niệm, tổng số hộ tham gia sản xuất bún chiếm khoảng 30% tổng số hộ của xã.

Hoạt động sản xuất tại làng nghề hầu hết bắt nguồn từ nguồn vốn sẵn có của các hộ gia đình. Có nhiều bên tham gia mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Đểđến được tay người tiêu dùng, sản phẩm làng nghề phải qua nhiều khâu. Hoạt động tiêu thụđược chuyên môn hoá theo luồng làm cho khả

năng tiêu thụ tăng lên, nhưng tạo ra những bất cập là phải trải qua nhiều khâu tiêu thụ làm gia tăng sự xa cách giữa người sản xuất và thị trường, mặt khác làm giảm thu nhập của người sản xuất.

Sản phẩm từ các hộ gia đình được tiêu thụ chủ yếu bởi những người bán lẻ, bởi những doanh nghiệp, những cơ sở kinh doanh tại làng nghề, sau đó tiếp tục

được tiêu thụ bởi các nhà bán buôn trong nước đểđến tay người tiêu dùng. Trung bình 1 ngày, tại làng nghề làm bún Khắc Niệm sản xuất được 7-10 nghìn tấn bún

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Hình 3.2: Luồng tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường làng nghề làm bún khắc niệm, bắc ninh (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)