Áp lực từ quá trình phát triển làng nghề tới môi trường

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường làng nghề làm bún khắc niệm, bắc ninh (Trang 26 - 28)

Sự phát triển nhanh chóng có tính tự phát, không theo quy hoạch đã gây những tác động tiêu cực tới môi trường tại các làng nghề và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Các áp lực đối với môi trường làng nghề có thể xuất phát từ:

- Tư tưởng tư hữu, đua nhau theo lợi nhuận vì mục đích kinh tế của người chủ sản xuất nhỏ có nguồn gốc nông thôn đã ảnh hưởng mạnh tới sản xuất tại làng nghề, tăng mức độ ô nhiễm môi trường thông qua việc sau:

+ Lựa chọn quy trình sản xuất tận dụng nhiều sức lao động, dễ sử dụng nhân công rẻ mạt, trình độ thấp.

+ Sẵn sàng sử dụng các nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại (kể cả đã cấm sử dụng) nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh. Đầu tư

phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động, điều kiện lao động rất thấp cho sản xuất sản phẩm do vốn ít, sản xuất bấp bênh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 + Do lợi ích kinh tế (việc làm, thu nhập, lợi nhuận) nên nhiều hộ đã bỏ

qua (không tính đến) hoặc chấp nhận các tác động xấu về môi trường do quy hoạch tự phát của làng nghề và hoạt động sản xuất làng nghề gây ra.

- Quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô gia đình (chiếm 80% tổng số cơ sở sản xuất). Sản xuất tự phát, khó khăn về vốn, đầu ra sản phẩm phụ

thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường:

- Công nghệ sản xuất và thiết bị kỹ thuật phần lớn ở trình độ lạc hậu chắp vá, kiến thức tay nghề không toàn diện:

Điều này dẫn tới tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu, làm tăng phát thải nhiều chất ô nhiễm môi trường nước, đất, khí ảnh hưởng tới giá trị sản phẩm (kinh tế) và chất lượng môi trường (sinh thái). Tuy nhiên, do tính cạnh tranh thị

trường có thể thúc đẩy dân làng nghề phải đầu tưđối mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhưng không phải là đầu tư kỹ thuật môi trường. Vì vậy hầu như các cơ

sởđều không có các hệ thống xử lý chất thải trước khi ra môi trường.

- Tài chính và vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề

quá thấp, khó có điều kiện phát triển hoặc đổi mới sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường:

- Trình độ người lao động, chủ yếu là lao động thủ công, văn hóa thấp, học nghề theo kinh nghiệm nên ảnh hưởng tới nhận thức đối với công tác bảo vệ môi trường, hạn chế năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

- Công tác quản lý bảo vệ môi trường tại các làng nghề còn ít được quan tâm: Hầu hết chưa có quy hoạch môi trường đối với các cơ sở sản xuất làng nghề, chưa có chương trình quản lý giáo dục môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết về tác động của ô nhiễm môi trường cũng như

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 - Thiếu các chính sách đồng bộ từ các văn bản Nhà nước đối với các vấn đề phát triển bền vững làng nghề, các chính sách kinh tế, chính sách về

môi trường, các chính sách hỗ trợ cho công tác cải thiện môi trường… Quản lý nhà nước về hoạt động làng nghề tại một số địa phương còn chồng chéo nhau giữa các sở công nghiệp, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở

khoa học và công nghệ.

- Chưa có được các giải pháp đồng bộ của các cấp ngành từ trung ương tới địa phương về quy hoạch, quản lý, giáo dục tới giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện từng bước môi trường làng nghề.

Tất cả những áp lực trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường làng nghề và làm suy giảm chất lượng sống tại nông thôn.

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường làng nghề làm bún khắc niệm, bắc ninh (Trang 26 - 28)