a) Ban hành các văn bản quy định trong lĩnh vực môi trường
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã banh hành được một số các Văn bản quy phạm pháp luật và chủ trương chính sách trong lĩnh vực quản lý môi trường nói chung và trong lĩnh vực quản lý môi trường làng nghề nói riêng như sau:
- Quyết định số 70/2011/QĐ-UBND ngày 01/6/2011 về việc phê duyệt Chương trình triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2015.
- Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 14/02/2012 của UBND tỉnh về Bảo vệ
môi trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 595/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020.
- Quyết định số 105/2014/QĐ-UBND ngày 31/3/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 10/4/2014 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghềđến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đặc biệt là Quyết định số 249/2014/QĐ-UBND ngày 13/6/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu dân cư, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Quyết định này thay thế cho Quyết định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 số 64/2011/QĐ-UBND ngày 23/5/2011). Theo đó có quy định rất cụ thể về
trách nhiệm của UBND cấp xã có làng nghề cũng như trách nhiệm của các cơ
sở sản xuất trực tiếp trong các làng nghề, áp dụng các chế tài như là Cắt điện, phong toả tài sản Ngân hàng đối với các cơ sở vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
Hiện tại, các thôn tại xã Khắc Niệm đã có các cán bộ phụ trách công tác môi trường, đồng thời các thôn cũng có các cán bộ đảm nhận công tác môi trường trên địa bàn thôn, cán bộ của thôn chủ yếu là nam giới, độ tuổi từ 25 – 27 tuổi và có trình độ học hết lớp 12 đảm nhận việc tuyên truyền và thu gom rác từ các hộ gia đình.
Mỗi thôn có 02 cán bộ chuyên đi thu gom rác từ các hộ gia đình đổ ra nơi quy định của xã. Cả xã hiện có 14 người chuyên làm công tác vệ sinh môi trường. Hệ thống xe chở rác do xã trang bịđến từng thôn, cả xã hiện có 14 xe chở rác.
Ngoài ra hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
được triển khai thông qua tổ chức Đoàn thể: Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh... Tiêu chí môi trường cũng được lồng ghép trong việc xét duyệt gia đình văn hóa.
c) Các công trình môi trường đã triển khai.
- Trên địa bàn toàn xã đã đầu tưđược 7 điểm tập kết chất thải rắn, tương
ứng với mỗi thôn một điểm theo tinh thần chỉđạo tại các Quyết định số 50/QĐ- UBND ngày 20/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh và Nghị quyết số
156/2010/NQ-HĐND16 ngày 06/5/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Hiệu quả hoạt động của các điểm tập kết là rất tốt, rác thải từ các hộ gia đình được các tổ đội vệ sinh thu gom và chuyển về điểm tập kết, sau đó xe của Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị thành phố Bắc Ninh thu gom chuyển về khu xử lý chất thải tập trung tại Thôn Sài Đồng, xã Phù Lãng huyện Quế Võ xử lý. Hiện tượng rác thải vứt, đổ tràn lan cơ bản đã không còn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 - Đối với việc xử lý nước thải: Năm 2010, làng nghề làm bún Khắc Niệm được Dự án VPEG- Dự án Nâng cao năng lực quản lý môi trường cấp tỉnh giữa 2 Chính Phủ Việt Nam và CaNaDa, đã hỗ trợ 01 Công trình xử lý nước thải (Mô hình điểm) công suất 400 m3/ngày đêm bằng Công nghệ ABR cho thôn Tiền Trong. Tuy nhiên Công trình hiện nay đã không còn hoạt động.
d)Về thể chế, chính sách và tài chính cho công tác bảo vệ môi trường
Nguồn kinh phí sử dụng trong công tác vệ sinh môi trường được thu từ các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất trong xã. Số tiền được trả cho người lao động vệ sinh môi trường, Người đi thu gom rác một tuần 2 lần hoặc 3 lần, được trả từ 2 triệu đến 3 triệu đồng/tháng. Trung bình mỗi người dân đóng phí thu gom rác từ 7500 đến 10000 đồng/tháng.. Ngoài ra còn được dùng để mua sắm các dụng cụ vệ sinh, xe chở rác. Tuy nhiên do chưa có cơ chế chính sách cụ thể về thu phí vệ sinh môi trường và nguồn ngân sách hỗ trợ của chính quyền các cấp còn hạn chế nên đời sống của cán bộ thu gom rác gặp nhiều khó khăn.