Hiện trạng môi trường nước

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường làng nghề làm bún khắc niệm, bắc ninh (Trang 57 - 65)

a) Lưu lượng Nước thải

Theo kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện Khoa học Thuỷ Lợi Việt Nam thời điểm tháng 4 năm 2013, kết quả lưu lượng nước thải tại các vị trí xả nước thải từ 03 thôn có hoạt động sản xuất bún trên địa bàn phường Khắc Niệm, kết quả cụ thể thể hiện tại Bảng 3.3

Bảng 3.3: Lưu lượng nước tại các điểm xả thải

STT Vị trí các điểm xả nước thải Lưu lượng thải

1 Điểm xả nước thải ngõ ông Nghinh – phía Bắc - thôn Mồ. 75 m3/ngày 2 Điểm xả nước thải ngõ ông Công – phía Bắc - thôn Mồ. 75 m3/ngày 3 Điểm xả nước thải ngõ ông Thiện – phía Bắc - thôn Mồ. 80 m3/ngày 4 Điểm xả nước thải khu đồng Sau Xanh – phía Bắc - thôn Mồ. 100 m3/ngày 5 Điểm xả nước thải khu Cửa Am 1 – phía Nam - thôn Mồ. 150 m3/ngày 6 Điểm xả nước thải khu Cửa Am 2 – phía Nam - thôn Mồ. 50 m3/ngày 7 Điểm xả nước thải khu Nhà văn hóa – phía Nam - thôn Mồ. 184 m3/ngày 8 Điểm xả nước thải khu Công tròn 120 – phía Nam - thôn Mồ. 180 m3/ngày 9 Điểm xả nước thải Khu trung tâm thôn Tiền Trong (phần vượt

công suất hệ thống xử lý đã có và có một phần nước thải thôn

Tiền Ngoài thu gom về thôn Tiền Trong) 450 m

3/ngày

10 Điểm xả nước thải khu Đồng Nội - thôn Tiền Trong 550 m3/ngày 11 Điểm xả nước thải khu vực Đồng Mạ - thôn Tiền Ngoài 975 m3/ngày 12 Nước thải rải rác không thu gom được ở khu vực phía Bắc thôn

Tiền Ngoài 200 m3/ngày

13 Điểm xả nước thải ngõ cuối thôn Tiền Ngoài 40 m3/ngày

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Khối lượng nước thải tổng thể của 3 thôn làng nghề làm bún khoảng 3.450 m3/ngày. Hiện tại, trên địa bàn xã Khắc Niệm đã triển khai thí điểm mô hình xử lý nước thải với công suất xử lý của trạm là 400 m3/ngày.

Như vậy, vẫn còn một lượng lớn nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của xã Khắc Niệm chưa được xử lý và đang thải trực tiếp ra môi trường với khối lượng 3.050 m3/ngày.

b. Chất lượng nước thải:

Nước thải ra trong chế biến bún (đặc biệt là nước thải từ công đoạn ngâm bột) có chứa tinh bột và nhanh chóng phân hủy, lên men axít. Bên cạnh

đó nước thải chăn nuôi từ các hộ gia đình phần lớn chưa qua xử lý mà thải thẳng vào hệ thống rãnh nên nước thải có hàm lượng COD, BOD, Coliforms cao, mùi thối, độ pH thấp. Chất thải chăn nuôi xả chung vào hệ thống rãnh thoát trong làng bồi lắng gây cản trở dòng chảy.

* Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải tại các điểm khảo sát, lấy mẫu:

Theo QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp: Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính toán như

sau: Cmax = C x Kq x Kf. Trong đó:

C max là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải;

C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp; Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải; Kq = 1;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Bảng 3.4: Kết quả phân tích nước thải tại vị trí NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT6 T T Thông số Đơn vị QCVN 40: 2011/BTN MT C (B) QCVN 40: 2011/BTN MT Cmax (B) Kết quả NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 1 pH - 5,5-9 5,5-9 6,12 6,8 6,4 6,5 6,5 6,3 2 TSS mg/l 100 120 2762 2917 3606 2128 3514 2023 3 COD mg/l 150 180 1915 1573 1828 1526 2929 1334 4 BOD5(200C) mg/l 50 60 946,8 1097 1200 948 1334 727 5 Amoni mg/l 10 12 15,1 18,4 27,0 25,4 34,7 24,6 6 Tổng Nitơ mg/l 40 48 49,3 68,6 72,2 54 64,3 52,0 7 Tổng P mg/l 6 7,2 22 23,7 28 17 28,3 16,3 8 Coliform vi khuẩn/1 00ml 5000 6000 35.000 36.000 38.000 23.000 29.000 35.000

(Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh)

*. Nhận xét: Chất lượng nước thải tại các vị trí lấy mẫu hầu hết đều có các thông số vượt Quy chuẩn môi trường Việt Nam cho phép (QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp).

- Hàm lượng TSS: 6/6 mẫu khảo sát ô nhiễm chất rắn lơ lửng cao, đều vượt QCVN 40:2011/BTNMT, mức vượt từ 16,8 đến 30,05 lần. Trong đó, mẫu NT3 - Điểm xả nước thải Khu trung tâm thôn Tiền Trong, cao hơn QCVN 40:2011/BTNMT là 30,05 lần.

- Hàm lượng COD: 6/6 mẫu khảo sát hàm lượng COD vượt QCCP, mức vượt từ 7,4 đến 16,27 lần. Trong đó, mẫu NT5 - Nước thải tại Điểm xả

nước thải khu vực Đồng Mạ - thôn Tiền Ngoài vượt QCVN 40:2011/BTNMT cao nhất là 16,27 lần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 - Hàm lượng BOD5: 6/6 mẫu khảo sát hàm lượng BOD5 của các mẫu vượt QCCP, mức vượt từ 12,12 đến 22,23 lần. Trong đó, mẫu NT5 - Nước thải tại Điểm xả nước thải khu vực Đồng Mạ - thôn Tiền Ngoài vượt QCVN 40:2011/BTNMT cao nhất là 22,23 lần.

- Hàm lượng amoni: 6/6 các mẫu khảo sát amoni có mức độ ô nhiễm thấp, tuy nhiên đều vượt QCVN 40:2011/BTNMT, mức vượt từ 1,26 đến 2,89 lần. Trong đó, mẫu NT5 - Nước thải tại Điểm xả nước thải khu vực Đồng Mạ

- thôn Tiền Ngoài vượt QCVN 40:2011/BTNMT cao nhất là 2,89 lần.

- Hàm lượng Nitơ tổng số: 6/6 các mẫu khảo sát nitơ tổng có mức độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thấp; vượt QCVN 40:2011/BTNMT với mức vượt từ 1,03 đến 1,5 lần. Trong

đó, mẫu NT3 - Điểm xả nước thải Khu trung tâm thôn Tiền Trong, cao hơn QCVN 40:2011/BTNMT là 1,5 lần.

- Hàm lượng photpho tổng: 6/6 các mẫu khảo sát đều vượt QCVN 40:2011/BTNMT, mức vượt từ 2,36 đến 3,93 lần. Trong đó, mẫu NT5 - Nước thải tại Điểm xả nước thải khu vực Đồng Mạ - thôn Tiền Ngoài vượt QCVN 40:2011/BTNMT cao nhất là 3,93 lần.

- Hàm lượng Coliform: 6/6 các mẫu khảo sát đều vượt QCVN 40:2011/BTNMT, mức vượt từ 4,16 đến 6,33 lần. Trong đó, mẫu NT3 -

Điểm xả nước thải Khu trung tâm thôn Tiền Trong, cao hơn QCVN 40:2011/BTNMT là 6,33 lần.

c) Chất lượng nước mặt.

Trước tình trạng nước thải ô nhiễm như trên nhưng lại chưa có hệ thống xử lý nước thải mà đổ trực tiếp ra các cống rãnh, hồ, ao…làm cho hệ thống nước mặt trong thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng về chất lượng. Hiện tại có nhiều giếng khơi trong vùng đã không còn sử dụng được nữa, do nước có mùi hôi thối và đã phải chuyển sang sử dụng giếng khoan.

Xã Khắc Niệm đã có hệ thống đường cống rãnh dùng để tiêu thoát nước dùng cho cả nước thải sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi, phần lớn lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 nước thải trên được đổ vào các ao, hồ, kênh mương trong xã. Mặc dù đã được bố trí tương đối hợp lý nhưng không được tu bổ, nạo vét thường xuyên nên nhiều đoạn kênh, cống rãnh đã bị lấp đầy rác, nhiều chỗ gây ứ tắc cục bộ, hệ

thống cống rãnh không có nắp đậy, bề rộng cống rãnh bé vì vậy vào ngày mưa có những đoạn gây úng ngập, ngày nắng thì bốc mùi hôi thối khó chịu.

Với các nguồn nước ao, hồ, kênh mương trong xã được sử dụng làm nơi chứa các loại nước thải sản xuất, sinh hoạt, chăn nuôi chưa qua xử lý, thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận. Các ao hồ không có sự trao đổi nước với bên ngoài, khả năng tự làm sạch kém, hàm lượng chất ô nhiễm cao (thể hiện trong bảng kết quả phân tích) vượt ngưỡng chịu tải của ao hồ, dẫn tới hàm lượng các chất COD, BOD, NH4+, TSS, Coliform…vượt nhiều lần cho phép theo quy chuẩn QCVN 08/2008-BTNMT.

Theo báo cáo của UBND phường Khắc Niệm năm 2013, Hiện tại, toàn phường có 8.400 con lợn, 260 con trâu bò các loại và 20.000 con gà vịt. Chăn nuôi lợn trong khu vực đặc biệt phát triển do tận dụng được lượng nước thải từ vo gạo để ngâm bột phục vụ chăn nuôi. Số hộ gia đình có quy mô chăn nuôi 5 - 6 con lợn chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 400 hộ.

Ngoài ra, các hoạt động nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt, việc sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật đã tạo nên một dư lượng lớn chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt, khi hàm lượng các chất tăng cao có thể gây chết các loài động vật, sinh vật sống ở các tầng nước mặt, các loại rau, quả được trồng trọt và tưới tiêu bằng nước kênh mương, ao hồ, bị ô nhiễm và có thể

gây độc cho người dân.

Tác giả tiến hành lấy 05 mẫu nước mặt là khu vực tiếp nhận nước thải hoặc khu vực bị ảnh hưởng bởi nước thải sản xuất. Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm: pH, DO, TSS, COD, BOD5, NH3, Clorua, NO2. Quy chuẩn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 so sánh QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt

Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại xã Khắc Niệm (vị trí NM1, NM2, NM3, NM4, NM5) TT Thông số Đơn vị QCVN 08:2008/ BTNMT(B1) Kết quả NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 1 pH - 5,5 - 9 7,6 7,8 7,4 7,5 7,5 2 DO mg/l ≥ 4 1,1 2,8 3,8 3,4 2,9 3 TSS mg/l 50 198 114 97 102 108 4 COD mg/l 30 417 42 151 246 249 5 BOD5(200C) mg/l 15 198,6 25,5 79,5 154 162 6 Amoniac mg/l 0,5 1,02 1,04 0,78 1,07 1,15 7 Nitrit mg/l 0,04 0,01 <0,005 <0,005 0,008 0,006 8 Mn mg/l 0,04 <0,12 <0,12 <0,12 <0,12 <0,12

(Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh)

Từ kết quả phân tích cho thấy:

- Hàm lượng TSS: 5/5 mẫu có hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,9 đến 3,96 lần. Trong đó, mẫu NM1 - Nước kênh T22- Kênh tiếp nhận nước thải trực tiếp từ thôn Mồ vượt cao nhất 3,96 lần.

- Hàm lượng COD: 5/5 số mẫu khảo sát ô nhiễm COD; vượt QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,4 đến 13,9 lần. Trong đó, mẫu NM1 - Nước kênh T22- Kênh tiếp nhận nước thải trực tiếp từ thôn Mồ vượt cao nhất 13,9lần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 - Hàm lượng BOD5: 5/5 số mẫu khảo sát hàm lượng BOD5 vượt QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,7 đến 13,2 lần. Trong đó, mẫu NM1 - Nước kênh T22- Kênh tiếp nhận nước thải trực tiếp từ thôn Mồ vượt cao nhất 13,2 lần.

- Hàm lượng Amoni: 5/5 số mẫu khảo sát có hàm lượng amoni vượt QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,56 đến 2,3 lần; Trong đó mẫu NM5 - Nước tại ao gần nhà văn hoá thôn Mồ vượt QCCP cao nhất là 2,3 lần.

- Hàm lượng nitrit trong các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

- Hàm lượng Sunfua: 1/5 số mẫu khảo sát có hàm lượng Sunfua vượt 1,3 lần QCVN 08:2008/BTNMT. Trong đó, mẫu NM1 - Nước kênh T22- Kênh tiếp nhận nước thải trực tiếp từ thôn Mồ vượt QCCP.

- Nồng độ DO: 5/5 mẫu có hàm lượng oxy hòa tan không đạt tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Mn: 1/5 số mẫu khảo sát Mn vượt QCVN 08:2008/BTNMT 2,5 lần; Trong đó mẫu NM4 - Nước tại ao Hợp tác thôn Tiền Ngoài vượt QCCP.

d. Chất lượng nước ngầm:

05 mẫu nước dưới đất được lấy tại các hộ dân trong làng nghề, các cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sở sản xuất và tại các khu vực công cộng như trường học, trường mẫu giáo...

Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt tại các khu vực làng nghề. Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm: pH, độ cứng, clorua, Cd, Pb, Cu, Mn, Fe, As, Hg, NH3, NO2-, Cr(VI), COD(KMnO4). Quy chuẩn so sánh QCVN 09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm

Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm

TT Thông số Đơvịn 09:2008/QCVN BTNMT Kết quả NN1 NN2 NN3 NN4 NN5 1 pH - 5,5 - 8,5 7,3 7,3 7,3 7,8 7,9 2 Độ cứng mg/l 500 172 240 265 186 174 3 Clorua mg/l 250 130,8 129,4 145,7 138,7 105,3 4 Cd mg/l 0,005 <0,0012 <0,0012 <0,0012 <0,0012 <0,0012 5 Pb mg/l 0,01 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 <0,0015 6 Cu mg/l 1,0 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 7 Mn mg/l 0,5 <0,12 0,12 <0,12 0,63 0,3 8 Fe mg/l 5 6,05 3,7 2,6 7,04 4,2 9 As mg/l 0,05 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 10 Hg mg/l 0,001 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 11 Cr (VI) mg/l 0,05 <0,006 <0,006 <0,006 <0,006 <0,006 12 Nitrit mg/l 1,0 0,041 0,021 0,008 0,02 0,01 13 Amoni mg/l 0,1 0,54 0,62 <0,03 0,1 0,12

(Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh)

Từ kết quả phân tích cho thấy:

Kết quả phân tích cho thấy đặc điểm môi trường nước dưới đất khu vực có độ cứng trung bình. Hàm lượng các kim loại như Cd, Pb, Cu, As, Hg nằm trong giới hạn cho phép của QCVN09:2008/BTNMT.

- Hàm lượng Mn: 02/5 mẫu khảo sát ô nhiễm Mn, vượt QCCP từ 1,04

đến 1,26 lần; mẫu NN4 - Nước giếng khoan nhà chị Nguyễn Thuý Vinh, thôn Mồ vượt QCVN09:2008/BTNMT cao nhất là 1,26 lần.

- Hàm lượng Fe: 02/5 mẫu khảo sát có hàm lượng sắt cao hơn QCVN09:2008/BTNMT từ 1,21 đến 1,4 lần; mẫu NN4 - Nước giếng khoan nhà chị Nguyễn Thuý Vinh, thôn Mồ vượt QCVN09:2008/BTNMT cao nhất là 1,4 lần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 - Hàm lượng Amoni: 02/5 mẫu khảo sát ô nhiễm amoni, vượt QCVN09:2008/BTNMT từ 1,2 đến 5,4 lần; mẫu NN1 - Nước giếng khoan tại trạm y tế xã Khắc Niệm vượt cao nhất là 5,4 lần.

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường làng nghề làm bún khắc niệm, bắc ninh (Trang 57 - 65)