Ảnh hưởng của A23187 đến nồng độ Ca2+ nội bào

Một phần của tài liệu nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng tới sự hình thành vi thể (microvesicle) từ tế bào hồng cầu (Trang 35 - 37)

Khi tiến hành thí nghiệm với sự có mặt của Ca2+ ionophore (A23187) cho phép vận chuyển Ca2+ vào trong tế bào, kết quả cho thấy khi bổ sung A23187 ở nồng độ 2 µM, sau 3-5 phút có sự tăng rất nhanh cường độ huỳnh quang ở các tế bào. Điều này chứng tỏ Ca2+ đã đi vào trong tế bào và làm tăng nồng độ Ca2+ nội bào (Hình 3.4). Khi xử lý tế bào với A23187, thời gian phản ứng của tế bào và nồng độ của Ca2+ nội bào phụ thuộc vào nồng độ Ca2+ ngoại bào và nồng độ A23187.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Hình 3.4. Sự thay đổi cường độ huỳnh quang Fluo-4

Bên trái: Bắt đầu thí nghiệm.

Bên phải: Sau 10 phút xử lý tế bào bằng A23187 ở nồng độ 2 µM

Trên thực tế, nồng độ Ca2+ nội bào chỉ tăng đến một ngưỡng nhất định khi sử dụng Fluo-4 đểđịnh lượng. Điều này có thể do bản thân Fluo-4 đạt đến ngưỡng bão hòa về cường độ huỳnh quang khi nồng độ Ca2+ đạt mức giới hạn (> 100 µM). Ngoài ra, sự hoạt động của bơm Ca2+ trên màng tế bào cho phép duy trì nồng độ Ca2+ nội bảo ở ngưỡng nhất định.

Khi xử lý tế bào với A23187 với nồng độ Ca2+ ngoại bào 2 mM, sau 10 phút cường độ huỳnh quang đạt mức tối đa. So sánh với thang chuẩn, khi đó nồng độ Ca2+ nội bào nằm trong khoảng 50-100 µM (Hình 3.5)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Hình 3.5. Ảnh hưởng của A23187 đến nồng độ Ca2+ nội bào

(Nồng độ Ca2+ nội bào được xác định thông qua cường độ huỳnh quang Fluo-4)

Một phần của tài liệu nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng tới sự hình thành vi thể (microvesicle) từ tế bào hồng cầu (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)