“Quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục Thuế thành phố Bắc Ninh”(Trần Văn Long, 2013). Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề chung về thuế
và quản lý thuế đối vớidoanh nghiệp. Nghiên cứu thực trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh; Nêu rõ những khó khăn, vướng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
mắc đang tồn tại trong quản lý thu thuế đối với khu vực này. Từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế: ban hành Luật quản lý thuế, sửa đổi, bổ sung các loại thuế hiện hành, cải cách cơ chế quản lý thuế
hiện hành nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý thu thuếđối với các doanh nghiệp tại thành phố Bắc Ninh.
“Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ” (Vũ Trí Tuyên, 2012). Với đề tài này, tác giảđã hệ thống những vấn
đề lý luận chung về thuế, về quản lý thu thuế, đặc biệt là công tác kiểm tra thuế; xác
định những yếu tốảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế; Phân tích thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Việt Yên; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang phù hợp với thực tiễn quản lý, với quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay của đất nước.
“ Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Vũ Văn Cương, 2012). Tác giả của đề tài này trên cơ
sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp luật quản lý thuếở Việt Nam đã xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đây là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện về pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam; góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật thuế ở Việt Nam nói chung và pháp luật quản lý thuế Việt Nam nói riêng, làm rõ cơ sở khoa học để nghiên cứu hoàn thiện trong một chỉnh thể thống nhất từng bộ phận pháp luật quản lý thuế và cả hệ thống pháp luật thuế.
2.2.4Những bài học kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ
kinh doanh cá thể
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế của các nước OECD, Chi cục Thuế thành phố Hà Nội, chi cục Thuế thị xã Chí Linh, chi cục Thuế huyện Lạng Giang chúng ta thấy mặc dù đã là các nước phát triển nhưng gian lận về thuế vẫn là một thách thức không của riêng bất kỳ một quốc gia nào và nguồn thu từ thuế vẫn là nguồn thu chủ yếu của NSNN và biện pháp cuối cùng vẫn là quản lý số tiền thuế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48
nợ; tích cực kiểm tra, giám sát chống gian lận về thuế và tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích về chính sách thuế.
Thứ nhất, phải tăng cường quản lý, đăng ký thuế, đồng thời phải tiến hành phân loại, áp dụng các biện pháp quản lý cần thiết, mục đích tiến tới quản lý được 100% các hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn, nhưng cũng cần ý thức được rằng cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối tượng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện chứ không thể áp dụng theo lối đại trà cho tất cả mọi đối tượng nộp thuế. Do vậy, trong quản lý thu, đểđảm bảo tính hiệu quả khi triển khai cơ chế cần có lộ trình cho từng loại đối tượng nộp thuế, sắc thuếđể lựa chọn cách thức quản lý cho phù hợp.
Thứ hai, để áp dụng tốt, phát huy lợi ích của cơ chế mới và đảm bảo sự thành công khi triển khai cơ chế quản lý thuế, cơ quan thuế cần phải có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng và sẵn sàng về nhân lực và vật lực. Một mặt, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai cơ chế quản lý thuế như điều kiện pháp lý, ý thức tự
giác của đối tượng nộp thuế, trình độ cán bộ thuế, trang thiết bị ...mặt khác thường xuyên đánh giá kết quả thí điểm để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp.
Thứ ba, cơ quan thuế cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ chế quản lý thuế được thuận tiện như: xây dựng hệ thống luật Thuế đồng bộ trong từng sắc thuế và các luật khác có liên quan như bộ luật Dân sự, luật Lao động, luật Thương mại....; thu hẹp dần các trường hợp miễn giảm thuế; quy
định rõ các trường hợp vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu về thuế; xây dựng quy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho các đối tượng nộp thuế; quy định các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế có hiệu lực và hiệu quả một cách cụ thể, rõ ràng.
Thứ tư, cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên môn hóa chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng, theo hướng: Quản lý nợ thuế; Kiểm tra, giám sát; và tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.
Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế chính xác, kịp thời, nâng cao hiệu quả của ba công tác mang tính quyết định và quan trọng trong quá trình triển khai cơ chế quản lý thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 PhầnIII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1Đặc điểm cơ bản huyện Yên Dũng 3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Yên Dũng là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Giang khoảng 15 km.Với vị trí nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ
Long, Thái Nguyên, thành phố Bắc Giang, thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Dũng có lợi thế quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hoá với trung tâm này. Ranh giới hành chính của huyện:
- Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam và tỉnh Hải Dương. - Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang. - Phía Tây giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh.
Huyện Yên Dũng gồm 19 xã và 2 thị trấn, là huyện miền núi chiếm 5,58% tổng diện tích tự nhiên và 10,7% dân số của tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Yên Dũng là 19.093 ha. Yên Dũng có thuận lợi cơ bản là nằm sát thành phố Bắc Giang, trên trục đường quốc lộ 1A, nên có nhiều cơ hội để giao lưu với thị
trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
3.1.1.2Tình hình kinh tế - xã hội a) Tình hình dân số và lao động
Tổng nhân khẩu của huyện năm 2014 là 129.639 người, so với năm 2013 giảm 0,32%, trong đó nam chiếm 49,66% nữ là 50,34. Dân số của huyện được phân bố trên các địa hình khác nhau và không đều giữa các xã. Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao 85,6% và chủ yếu làm nghề nông. Đây vừa là tiềm năng về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội,
đồng thời cũng là thách thức của huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình chuyển sang giai đoạn tăng cường hiệu quả sản xuất và cải thiện năng suất lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50
Năm 2014 Yên Dũng có 35.897 hộ trong đó hộ sản xuất nông nghiệp có 31.345 chiếm 87,32% trong tổng số hộ toàn huyện, hộ phi nông nghiệp có 4.552 hộ
chiếm 12,68%.
Tổng lao động của huyện năm 2014 là 68.905 người, bình quân 3 năm tăng 0,85%. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm so với năm 2013 giảm 8,84%, còn lao động công nghiệp, TTCN, XDCB và ngành thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng lên qua các năm năm 2014 tăng 3,95%. Số lao
động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện phân theo nhóm tuổi và cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn từ 2012 – 2014 được thể hiện thông qua bảng 3.1.
b)Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Yên Dũng * Tăng trưởng kinh tế:
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XIX nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới là: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển, phát huy tiềm năng lợi thế
của địa phương, tranh thủ cao độ các nguồn lực của bên ngoài, đẩy nhanh hơn tốc độ
tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu đến năm 2015, thu nhập bình quân trên đầu người tăng gấp đôi so với năm 2010; tập trung cao phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh sản xuất hàng hoá nông nghiệp; mở rộng các loại hình dịch vụ; tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Nhiều chỉ tiêu kinh tế đã đạt và vượt kế hoạch, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của huyện.
Kinh tế của huyện có bước chuyển biến đáng kể trong phát triển kinh tế, về
giá trị sản xuất tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2012 - 2014 là 0,13%; trong đó giá trị ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 7,2%; công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân 52,2%; thương mại dịch vụ tăng bình quân là 8,3%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam * Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của huy dịch tích cực, với tỷ trọng các l hơn. Xem xét cơ cấu kinh t thủ công nghiệp - xây dựng c lâm nghiệp, thuỷ sản trong t nghiệp, tiểu thủ công nghi ngành nông lâm nghiệp, thu
năm 2014, cơ cấu ngành công nghi huyện Yên Dũng tăng khá, do huy nghiệp, tiểu thủ công nghi
trị các ngành kinh tế của huy những năm qua luôn giữở năm 2014 trong tổng giá tr Những năm qua, c ngày càng tăng đối với tỷ đối với ngành nông nghi hướng công nghiệp hóa, hi
Biểu đồ 3.1Cơ cấ
(Nguồn: Báo cáo tình hình th
36%
Nông nghiệp, thủy s
Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
ế của huyện Yên Dũng trong những năm qua đ ọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ng u kinh tế ba ngành (nông lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghi
ựng cơ bản; thương mại dịch vụ) thì thấy rằng t n trong tổng giá trị sản xuất đã giảm khá đều v công nghiệp - xây dựng cơ bản đã tăng lên tương
ệp, thuỷ sản giảm dần từ 48,7% năm 2014 xuống c ành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dự
ng khá, do huyện có vị trí địa lý thuận lợi phát triể
công nghiệp - xây dựng cơ bản, năm 2014 chiếm 36,21% t
ủa huyện; cơ cấu ngành thương mại dịch vụ củ
m qua luôn giữở mức ổn định và tăng nhẹ từ 15,39 năm 201 ng giá trị sản xuất toàn huyện.
m qua, cơ cấu kinh tế của Yên Dũng có sự chuyển d
ới tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm d ành nông nghiệp, phù hợp với tình hình phát triển kinh t
p hóa, hiện đại hóa đất nước.
ấu ngành kinh tế của huyện Yên Dũng năm 201
n: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH của huyện, 2014)
45% 19%
ủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
Page 51 m qua đã có sự chuyển ng cao ngày càng lớn n; công nghiệp, tiểu ằng tỷ trọng nông à tỷ trọng công ương ứng. Cơ cấu m 2014 xuống còn 44,68% ựng cơ bản của i phát triển ngành công ếm 36,21% tổng giá ụ của huyện trong m 2013 đến 19,11% ển dịch theo hướng ảm dần tỷ trọng n kinh tế chung theo
ăm 2014
51
Bảng 3.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Dũng qua 3 năm 2012 - 2014
Chỉ tiêu Đơn vị tính
2012 (1) 2013 (2) 2014 (3) So sánh (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 2/1 3/2 BQ I. Tổng số nhân khẩu người 130.532 100 132.729 100 129.639 100 101,68 97,67 99,65 1. Nhân khẩu NLN-thủy sản người 118.523 90,8 117.479 88,51 110.970 85,60 99,12 94,46 96,76 2. Nhân khẩu phi NLN-thủy sản người 12.009 9,2 15.250 11,49 18.669 16,82 126,99 122,42 124,68 II. Tổng số hộ hộ 34.162 100 35.856 100 35897 100 104,96 100,11 102,50 1. Hộ NLN-thủy sản hộ 30.722 89,93 31.769 88,60 31.345 87,32 103,41 98,67 101,01 2. Hộ phi NLN-thủy sản hộ 3.440 10,07 4.087 11,40 4.552 12,68 118,81 111,38 115,03 III. Cơ cấu dân sốtheo nhóm tuổi Người 130.532 100 132.729 100 129.639 100 101,68 97,67 99,65 1. Trong độ tuổi lao động Người 74.529 57,1 73.207 55,02 68.905 53,16 98,22 94,12 94,12 2. Ngoài độ tuổi lao động Người 56.003 42,9 59.708 44,98 60.734 46,84 106,61 101,71 104,12 IV. Phân bổ lao động theo khu vực
kinh tế lao động 74.529 100 73.207 100 68.905 100 98,22 94,12 94,12 1. Lao động NLN-thủy sản lao động 28.543 38,29 22.125 30,22 20.170 29,27 77,51 91,16 84,05 2. Lao động CN – XD lao động 26.435 35,46 35.218 48,1 36.608 53,12 133,22 103,95 117,67 3. Lao động TM - dịch vụ lao động 19.551 26,26 15.864 21,68 12.127 17,61 81,14 76,44 78,75 V. Một số chỉ tiêu
1.BQ nhân khẩu NLN,TS/Hộ NLN,TS người/hộ 3,86 - 3,70 - 3,54 95,85 95,74 95,79 2.BQ lao động /hộ LĐ/hộ 3,49 - 3,73 - 3,60 106,89 109,91 108,40 3.BQ LĐ NLN, TS/Hộ NLN,TS LĐ/hộ 0,26 - 0,28 - 0,27 104,21 99,14 101,67
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
3.1.2Đặc điểm cơ bản chi cục thuế huyện Yên Dũng
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Tên cơ quan hành chính nhà nước: Chi cục Thuế huyện Yên Dũng.
Địa chỉ: Thị Trấn Neo; huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Tính đến thời điểm 31/12/2014, Chi cục thuế huyện Yên Dũng có tổ chức bộ
máy quản lý thuế và đội ngũ cán bộ thu thuế như sau: Tổng số cán bộ công chức: 35 người, trong đó: Ban lãnh đạo Chi cục thuế: 03 người
Các bộ phận chức năng: 32 người
- Đội Hành chính – tài vụ - ấn chỉ: 04 người
- Đội quản lý thu Lệ phí trước bạ và thu khác: 03 người - Đội Kiểm tra thuế: 05 người
- Đội Kê khai – Kế toán thuế, Tin học và Quản lý nợ: 06 người - Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: 02 người
- Đội quản lý thuế TNCN: 03 người - Đội thuế liên xã – thị trấn: 09 người
3.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ a)Chức năng
Chi cục Thuế Yên Dũng là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, có chức năng tổ chức thực hiện quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành Thuế theo quy
định của pháp luật.
Chi cục Thuế Yên Dũng, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về
thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;Tổ chức thực hiện dự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53
mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật; Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung