Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 (1) 2013 (2) 2014 (3) So sánh (%) 2/1 3/2 Bình quân Số hộ kinh doanh(1) Hộ 775 770 754 99,3 97,9 98,59 Số hộ kiểm tra thuế (2) Hộ 2 3 3 150 100 122,47 Tỷ lệ số hộ kiểm tra (2)/(1) % 0,25 0,38 0,39 - - - Số tiền thuế nộp NS sau kiểm tra 1.000đ 1.447 4.827 8.569 333,5 177,5 226,05
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Yên Dũng, 2012-2014) c)Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Tỷ lệ nợđọng và số thuế nợđọng đối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng là tương đối thấp. Theo số liệu thống kê trong bảng 4.14, tỷ lệ nợ thuế
trên địa bàn huyện đa số dưới 1%, các hộ kinh doanh trên địa bàn do Đội I quản lý, tỷ lệ nợđọng là 0%. Tỷ lệ thuế nợđọng trên địa bàn là rất nhỏ, chủ yếu là khoản nợ
có khả năng thu hồi do các hộ kinh doanh chây ỳ, chậm nộp thuế để chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước.
Có thể thấy, tỷ lệ nợ thuế trên địa bàn là thấp, nhưng vẫn phải đặt ra yêu cầu
đối với quản lý, để giảm tối thiểu số nợ thuế, nâng cao tinh thần tự giác và tuân thủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75
Bảng 4.14Thực trạng nợđọng thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyệnYên Dũng theo địa bàn năm 2014
STT Đơn vị Thuế phải nộp (1.000đ) Thuế nợđọng (1.000đ) Tỷ lệ thuế nợ đọng (%) 1 Đội thuế số I 578.120 - - 2 Đội thuế số II 116.440 335 0,28 3 Đội thuế số III 318.761 1810 0,57 Tổng 1.113.321 2145 0,19
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Yên Dũng, 2014)
4.2 Đánh giá kết quả thực hiện quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
4.2.1Những kết quảđạt được
Vào cuối mỗi năm, Chi cục thuế huyện Yên Dũng họp tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch thu được Cục thuế giao và triển khai kế hoạch của năm tiếp theo. Việc lập dự toán thu được thực hiện dựa trên số thu của năm trước, tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, của tỉnh và của cả nước. Việc lập dự toán không tính đến những sự thay đổi của các chính sách thuế, ví dụ như quyết định giãn nộp thuế TNCN, TNDN năm 2014 làm cho số thuế thực hiện năm 2014 giảm
đi một cách đáng kể v.v… Kết quả thực hiện kế hoạch giao của Chi cục thuế huyện Yên Dũng được trình bày trong bảng 4.16.Tuygặp phải một số vấn đề khó khăn trongnăm 2014 nhưng Chi cục thuế vẫn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch mà Cục thuế, UBND huyện giao thu.
Yên Dũng là một huyện không có điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản cũng như không có các cụm, khu công nghiệp lớn, chính vì vậy, trong tổng số thu mà Chi cục thuế thực hiện được hàng năm thì số thu từ hộ kinh doanh chiếm một tỷ trọng lớn (khoảng hơn 30%) chính vì vậy việc quản lý thuếđối với hộ
kinh doanh là một tất yếu và rất cần thiết. Có thể nói kết quả thực hiện kế hoạch giao là chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nói riêng. Qua các năm, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động đến kết quả thu thuế như: Sự thay đổi của chính sách thuế, tình hình kinh tế gặp nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76
khó khăn và suy thoái nhưng về cơ bản là sự bất cập từ công tác kiểm tra giám sát và giao kế hoạch thu, quản lý doanh thu kinh doanh không sát thực tế, sự yếu kém của cán bộ quản lý và ý thức không chấp hành của các hộ kinh doanh.
Để khắc phục được những bất cập trên ban lãnh đạo chi cục đã có những biện pháp chỉ đạo quyết liệt và sâu sát thường xuyên, liên tục, triển khai đồng bộ
nhiều biện pháp khai thác, quản lý nguồn thu và chống thất thu của Chi cục thuế
huyện Yên Dũng, cụ thể:
- Ngay từđầu năm Chi cục đã kịp thời tham mưu với UBND huyện giao dự
toán thu cho các đơn vị theo đúng quy định của Luật NSNN; xây dựng chỉ tiêu phấn
đấu tăng thu, tổ chức ký kết giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hàng tháng, quý đều tổ chức đánh giá, sơ kết công tác thuế nhằm phân tích, chỉ rõ nguyên nhân của các khoản thu, sắc thuế đạt thấp để có biện pháp cụ thể khắc phục, tổ chức chỉ đạo, điều hành thu; kịp thời báo cáo đề
xuất, xin ý kiến chỉ đạo, xử lý của Cục thuế, của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện về những khó khăn, vướng mắc trong công tác thu.
- Chi cục Thuế đã thường xuyên, chủ động phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh để đối chiếu, rà soát kịp thời đưa hết tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh vào diện quản lý thuế, không để thất thu vềđối tượng nộp thuế, xây dựng quy chế phối hợp cung cấp thông tin, đảm bảo thông suốt, chính xác trong thực hiện cơ
chế một cửa. Tăng cường khai thác – quản lý thu từ các nguồn phát sinh, vãng lai từ
xây dựng tỉnh ngoài;
- Chú trọngtới việc quản lý hồ sơ kê khai thuế, nhắc nhở, đôn đốc người nộp thuế (NNT) nộp tờ khai, quyết toán thuế, báo cáo tài chính đúng kỳ hạn, kiên quyết xử phạt các trường hợp nộp chậm hồ sơ khai thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77