STT Đơn vị Số thuế (1.000đ) So sánh (%) 2012 (1) 2013 (2) 2014 (3) 2/1 3/2 Bình quân 1 Đội I 14.049 15.393 15.018 109,5 97,5 103,5 2 Đội II 12.329 13.291 13.585 107,8 102,2 105 3 Đội III 12.283 13.104 13.465 106,6 102,7 104,6 Tổng 38.661 41.788 42.068 117,1 100,6 108,8
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Yên Dũng, 2014) 4.1.2.5 Tổ chức thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Từ năm 2010, Chi cục thuế huyện Yên Dũng thực hiện đề án Uỷ nhiệm thu thuế. Theo đề án này, việc thu thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ được cơ quan thuế Uỷ nhiệm thu cho UBND xã, phường, thị trấn. Trên địa bàn huyện có 19 xã, 02 thị trấn trong đó có 10 xã, thị trấn thực hiện đề án Uỷ nhiệm thu là Thị trấn Neo, Thị trấn Tân Dân, xã Cảnh Thụy, xã Tư Mại, xã Tiền Phong, xã Nội Hoàng, xã Nham Sơn, xã Xuân Phú, xã Tân An, xã
Đức Giang. 11 xã còn lại: xã Lãng Sơn, xã Quỳnh Sơn, xã Hương Gián, xã Tiến Dũng, xã Đồng Phúc, xã Đồng Việt, xã Thắng Cương, xã Yên Lư, xã Tân Liễu, xã Trí Yên, xã Lão Hộ không thực hiện đề án này do số hộ kinh doanh ít, số thu nhỏ; tại các xã này, các hộ kinh doanh sẽ đến nộp thuế trực tiếp tại các Đội thuế, hoặc cán bộđội thuế sẽđến tận nơi để thu.
Tại các đơn vị thực hiện uỷ nhiệm thu, UBND xã sẽ tổ chức thu nộp và được hưởng 6% trên tổng số thuế thu được (từ năm 2012 đến 2014 là 8%). Kinh phí uỷ
nhiệm thu này được trích từ kinh phí hoạt động của cơ quan thuế. Căn cứ vào cơ chế
tài chính của ngành và xét đến mức độ khó khăn, phức tạp trong công tác hành thu, Tổng cục Thuế xác định tỷ lệ kinh phí trả cho uỷ nhiệm thu trên số thuế thu được.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72
Cụ thể, đối với với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế của các hộ kinh doanh nộp thuế khoán: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: 5%; các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: 8%; các tỉnh còn lại: 6%. Đối với thuế thu nhập cá nhân: Không quá 0,5% số thuế thu được qua Sở Công Thương.
Việc chi trả kinh phí uỷ nhiệm thu phải được thực hiện đúng đối tượng, đúng
địa bàn và thanh toán bằng chuyển khoản thông qua tài khoản của bên nhận uỷ
nhiệm thu tại Ngân hàng, Kho Bạc. Cơ quan thuế phải trả toàn bộ kinh phí cho bên nhận uỷ nhiệm thu trên cơ sở số tiền thuếđã thực nộp vào ngân sách nhà nước.
Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát công việc thu, cơ quan thuế còn phải theo dõi các phải nộp, đã nộp và thời hạn nộp. Dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Chi cục thuế, và sự phối hợp hiệu quả của UBND các xã thực hiện uỷ nhiệm thu cũng như các đội thuế, trong một số năm gần đây tình trạng hộ kinh doanhchậm nộp thuế, nợđọng thuếđã giảm đi rõ rệt. Đây là một trong những thành tựu đáng kể mà Chi cục thuế huyện Yên Dũng đã triển khai được.
4.1.2.6 Công tác hỗ trợ thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
a) Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Công tác tuyên truyền hỗ trợ là công tác giúp cho quản lý thu thuếđược hiệu quả nhất, khi cung cấp những phương thức hỗ trợ người nộp thuế hiểu và làm đúng theo quy định của pháp luật thuế. Công tác tuyên truyền hỗ trợ ở Chi cục thuế
huyện Yên Dũng cũng rất được quan tâm chú trọng, thể hiện, năm 2014, Chi cục đã mở 02 lớp tập huấn cho toàn thể cán bộ chi cục và các đ/c trưởng thôn, địa chính lãnh đạo UBND các xã thị trấn trực tiếp liên quan đến công tác triển khai Luật thuế
SD ĐPNN, các chính sách mới về miễn giảm, gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN, thuế
TNCN, tiền thuê đất; rút kinh nghiệm từ những sai sót và vướng mắc gặp phải của kỳ tính thuế trước đó và cách giải quyết để các đối tượng nộp thuế trong lần kê khai kế tiếp. Chi cục đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin
đại chúng, đài truyền thanh ở huyện, xã, phát hành tờ rơi, thành lập các đường dây nóng để trả lời mọi vướng mắc, quan tâm của người nộp thuế về công tác kê khai, miễn, giảm thuế SD ĐPNN, việc gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN. Năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73
2014, Chi cục thuế huyện Yên Dũng đã hướng dẫn khoảng 140 lượt làm thủ tục hành chính về thuế, trả lời và tư vấn trực tiếp qua điện thoại cho hơn 100 lượt đối tượng nộp thuế, gửi 8 văn bản trả lời thắc mắc và đăng tin trên báo thường kỳ của tỉnh, (bảng 4.12)
Bảng 4.12 Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợđối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng
Năm Đơn vị tính 2012 (1) 2013 (2) 2014 (3) So sánh (%) 2/1 3/2 Bình quân Tập huấn Lần 2 3 2 150 66,7 10,02 Hướng dẫn CS thuế, thủ tục hành chính Lượt 120 135 140 112,5 103,7 108,01 Trả lời và TV trực tiếp qua điện thoại Lượt 90 100 110 111,1 110 110,5 Trả lời bằng văn bản Lượt 3 6 8 200 133,3 163,27
Đăng tin bài trên các PT
TT Tin 2 4 3 200 75 122,47
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Yên Dũng, 2014) b) Công tác kiểm tra thuế
Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của độikiểm tra của Chi cục thuế. Ngoài những bất cập về việc quản lý đối tượng đăng ký thuế, thì đối với những hộ kinh doanh Chi cục thuế có thể quản lý được trong danh bạ thuế, đội kiểm tra thường xuyên kiểm tra hồ sơ kê khai doanh thu tính thuế của các hộ tại Chi cục thuế. Năm 2014, đội kiểm tra đã kiểm tra khoảng 50 lượt hồ sơ kê khai của các hộ kinh doanh, khi phát hiện những nghi vấn bất thường sẽ thực hiện kiểm tra tại trụ sở hộ kinh doanh để xác minh thông tin. Tình hình kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế trong một số năm gần đây
được thể hiện ở bảng 4.14. Có thể thấy, số hộ bị kiểm tra thuế rất ít, chỉ chiếm chưa đến 0,5% tổng số hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn và thông thường là kiểm tra doanh thu của các hộ kinh doanh. Kết quả của các cuộc kiểm tra đều phát hiện được sai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74
phạm của chủ hộ kinh doanh và ra quyết định xử lý. Trong năm 2014, sau khi kiểm tra 3 hộ kinh doanh, cơ quan thuế đã truy thu về 8.569.000 đồng tiền thuế do các hộ kê khai sai doanh thu tính thuế. Có thể thấy, việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế rất ít, không tương xứng với những vướng mắc và bất cập trong quản lý kê khai, ấn định thuế; chính vì vậy, vẫn còn tình trạng bị thất thu ở rất nhiều hộ kinh doanh không bị
kiểm tra.
Bảng 4.13 Tình hình kiểm tra thuế tại trụ sở hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng Yên Dũng Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 (1) 2013 (2) 2014 (3) So sánh (%) 2/1 3/2 Bình quân Số hộ kinh doanh(1) Hộ 775 770 754 99,3 97,9 98,59 Số hộ kiểm tra thuế (2) Hộ 2 3 3 150 100 122,47 Tỷ lệ số hộ kiểm tra (2)/(1) % 0,25 0,38 0,39 - - - Số tiền thuế nộp NS sau kiểm tra 1.000đ 1.447 4.827 8.569 333,5 177,5 226,05
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Yên Dũng, 2012-2014) c)Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Tỷ lệ nợđọng và số thuế nợđọng đối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng là tương đối thấp. Theo số liệu thống kê trong bảng 4.14, tỷ lệ nợ thuế
trên địa bàn huyện đa số dưới 1%, các hộ kinh doanh trên địa bàn do Đội I quản lý, tỷ lệ nợđọng là 0%. Tỷ lệ thuế nợđọng trên địa bàn là rất nhỏ, chủ yếu là khoản nợ
có khả năng thu hồi do các hộ kinh doanh chây ỳ, chậm nộp thuế để chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước.
Có thể thấy, tỷ lệ nợ thuế trên địa bàn là thấp, nhưng vẫn phải đặt ra yêu cầu
đối với quản lý, để giảm tối thiểu số nợ thuế, nâng cao tinh thần tự giác và tuân thủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75
Bảng 4.14Thực trạng nợđọng thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyệnYên Dũng theo địa bàn năm 2014
STT Đơn vị Thuế phải nộp (1.000đ) Thuế nợđọng (1.000đ) Tỷ lệ thuế nợ đọng (%) 1 Đội thuế số I 578.120 - - 2 Đội thuế số II 116.440 335 0,28 3 Đội thuế số III 318.761 1810 0,57 Tổng 1.113.321 2145 0,19
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Yên Dũng, 2014)
4.2 Đánh giá kết quả thực hiện quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
4.2.1Những kết quảđạt được
Vào cuối mỗi năm, Chi cục thuế huyện Yên Dũng họp tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch thu được Cục thuế giao và triển khai kế hoạch của năm tiếp theo. Việc lập dự toán thu được thực hiện dựa trên số thu của năm trước, tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, của tỉnh và của cả nước. Việc lập dự toán không tính đến những sự thay đổi của các chính sách thuế, ví dụ như quyết định giãn nộp thuế TNCN, TNDN năm 2014 làm cho số thuế thực hiện năm 2014 giảm
đi một cách đáng kể v.v… Kết quả thực hiện kế hoạch giao của Chi cục thuế huyện Yên Dũng được trình bày trong bảng 4.16.Tuygặp phải một số vấn đề khó khăn trongnăm 2014 nhưng Chi cục thuế vẫn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch mà Cục thuế, UBND huyện giao thu.
Yên Dũng là một huyện không có điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản cũng như không có các cụm, khu công nghiệp lớn, chính vì vậy, trong tổng số thu mà Chi cục thuế thực hiện được hàng năm thì số thu từ hộ kinh doanh chiếm một tỷ trọng lớn (khoảng hơn 30%) chính vì vậy việc quản lý thuếđối với hộ
kinh doanh là một tất yếu và rất cần thiết. Có thể nói kết quả thực hiện kế hoạch giao là chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nói riêng. Qua các năm, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động đến kết quả thu thuế như: Sự thay đổi của chính sách thuế, tình hình kinh tế gặp nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76
khó khăn và suy thoái nhưng về cơ bản là sự bất cập từ công tác kiểm tra giám sát và giao kế hoạch thu, quản lý doanh thu kinh doanh không sát thực tế, sự yếu kém của cán bộ quản lý và ý thức không chấp hành của các hộ kinh doanh.
Để khắc phục được những bất cập trên ban lãnh đạo chi cục đã có những biện pháp chỉ đạo quyết liệt và sâu sát thường xuyên, liên tục, triển khai đồng bộ
nhiều biện pháp khai thác, quản lý nguồn thu và chống thất thu của Chi cục thuế
huyện Yên Dũng, cụ thể:
- Ngay từđầu năm Chi cục đã kịp thời tham mưu với UBND huyện giao dự
toán thu cho các đơn vị theo đúng quy định của Luật NSNN; xây dựng chỉ tiêu phấn
đấu tăng thu, tổ chức ký kết giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hàng tháng, quý đều tổ chức đánh giá, sơ kết công tác thuế nhằm phân tích, chỉ rõ nguyên nhân của các khoản thu, sắc thuế đạt thấp để có biện pháp cụ thể khắc phục, tổ chức chỉ đạo, điều hành thu; kịp thời báo cáo đề
xuất, xin ý kiến chỉ đạo, xử lý của Cục thuế, của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện về những khó khăn, vướng mắc trong công tác thu.
- Chi cục Thuế đã thường xuyên, chủ động phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh để đối chiếu, rà soát kịp thời đưa hết tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh vào diện quản lý thuế, không để thất thu vềđối tượng nộp thuế, xây dựng quy chế phối hợp cung cấp thông tin, đảm bảo thông suốt, chính xác trong thực hiện cơ
chế một cửa. Tăng cường khai thác – quản lý thu từ các nguồn phát sinh, vãng lai từ
xây dựng tỉnh ngoài;
- Chú trọngtới việc quản lý hồ sơ kê khai thuế, nhắc nhở, đôn đốc người nộp thuế (NNT) nộp tờ khai, quyết toán thuế, báo cáo tài chính đúng kỳ hạn, kiên quyết xử phạt các trường hợp nộp chậm hồ sơ khai thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77
Bảng 4.15 Kết quả thu ngân sách do Chi cục thuế Yên Dũng quản lý
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Kế hoạch (1) (triệu đồng) Thực hiện (2) (triệu đồng) Tỷ lệ TH (2)/(1) (%) Kế hoạch (3) (triệu đồng) Thực hiện (4) (triệu đồng) Tỷ lệ TH (4)/(3) (%) Thuế NQD 7.500 7.950 106,0 9.400 10.026 100,2 Phí và lệ phí 1.700 1.946 114,5 2.000 2.004 108,5 Lệ phí trước bạ 5.000 5.851 117,0 6.000 6.509 64,5 Thuế TNCN 3.100 2.631 84,9 3.300 2.129 104,0 Tiền thuê đất 400 611 152,8 450 468 416,7 Cấp quyền SDĐ 30.000 39.172 130,6 20.000 83.344 139,5 Thuế sử dụng đất phi NN 800 1.562 195,3 1.300 1.814 214,1 Thu khác NS 2.670 3.485 130,5 2.720 5.824 291,6 Thu tại xã 1.700 2.631 154,8 1.900 5.540 250,0 Tổng 52.870 65.839 124,5 47.070 117.658 100,2
78
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ, nâng cao chất lượng, tư vấn, hỗ trợ
và giải đáp các vướng mắc về thuế cho NNT . Đã thực hiện trả lời và tư vấn trực tiếp tại cơ quan thuế, qua điện thoại và bằng văn bản cho hơn 100 lượt người nộp thuế; Tổ chức tập huấn, giới thiệu chính sách thuếđược tổ chức thường xuyên.
Để hoàn thành nhiệm vụ ngoài những yếu tố khách quan nhưđã nêu ở trên thì cần phải:
- Về công tác tổ chức chỉđạo:
Một là công tác tổ chức phân công cán bộ hợp lý, đúng khả năng cán bộ, phù hợp hoàn cảnh để mọi cán bộ đều phát huy được khả năng phục vụ của mình, tạo không khí vui tươi, lành mạnh làm cho mỗi CB đều làm việc, lao động trong trạng thái phấn khởi, vui vẻđoàn kết, có tinh thần trách nhiệm và tinh thần đồng đội.
Hai là lãnh đạo đơn vị phải đầu tầu gương mẫu trong công việc cũng như
trong sinh hoạt, sát sao với công việc có ý kiến chỉ đạo cụ thể, có giải pháp đúng
đắn, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, tăng cường mối đoàn kết nội bộ tạo lên sức mạnh tổng hợp toàn chi cục. các cán bộ thường xuyên bám sát địa bàn, bám sát nhiệm vụ, tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ phận và sự tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ có hiệu quả của cấp uỷ, UBND các xã, thị trấn đây là yếu tố cơ bản tạo lên sự thắng lợi.
Ba là nâng cao ý thức tự học, không ngừng tự học, chi cục đã tạo nhiều điều kiện để CBCC trao đổi, tranh luận trong các buổi giao ban cũng như trong sinh hoạt về nghiệp vụ chuyên môn, từđó nâng cao năng lực lý luận và chuyên môn giúp cho CBCC tự tin hơn trong công việc, làm việc có tính khoa học, xếp sắp công việc có trình tự vừa đảm bảo tính chính xác vừa đảm bảo thời gian yêu cầu. Bên cạnh đó việc phát động và thúc đẩy phong trào thi đua của các tổ chức đoàn thể trong đơn vị
tạo cho CBCC một không khí thoải mái, thi đua lành mạnh, làm việc với phong cách mới nhiệt tình, có trách nhiệm, có sự kết hợp hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Bốn là công tác chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho CBCC, lãnh đạo
đơn vị phải thường xuyên quan tâm tới việc động viên tinh thần, vật chất cho cán bộ, mọi quyền lợi chính đáng của CBCC được đảm bảo, thực hiện nghiêm quy chế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
phạm, thiếu sót đồng thời cũng động viên khen thưởng đúng lúc đối với CB có thành tích trong công việc, không để tình trạng người làm không hết việc người chơi khônglàm.
4.2.2 Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong quản lý thu thế đối với hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Dũng
Những khó khăn, tồn tại trong quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên
địa bàn huyện Yên Dũng chủ yếu xuất phát từ những công tác hỗ trợ cho thực hiện dự toán thu hàng năm và cũng từ những bất cập trong cơ chế chính sách thuế hiện hành. Cụ thể như sau:
* Về quản lý đăng ký thuế của hộ kinh doanh
Qua báo cáo và khảo sát thực tế quản lý thuế tại các Chi cục Thuế (khi thực hiện Đề án đánh giá công tác UNT, khảo sát quy trình quản lý hộ kinh doanh…) thấy rằng tại hầu hết các Chi cục Thuế hiện nay vẫn còn tình trạng quản lý các hộ