Giải pháp tăng cường quảnlý thuế đối với hộkinhdoanh cá thể trên địa bàn

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thuế với hộ kinh doanh cá thể trên địa bànhuyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 98)

giải pháp tức thời và chiến lược trong lâu dài để quản lý các hộ kinh doanh trên địa bàn một cách hiệu quả nhất

4.3 Giải pháp tăng cường quản lý thuếđối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Dũng bàn huyện Yên Dũng

4.3.1 Căn cđề xut

4.3.1.1Bối cảnh trong nước và quốc tếảnh hưởng đến bối cảnh hộ kinh doanh cá thể a) Bối cảnh trong nước

- Thuận lợi:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tình hình chính trị của đất nước ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững và tăng cường. Đây là môi trường đầu tư rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với hơn 20 năm quyết tâm đổi mới, qua đúc rút kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống thể chế về kinh tế thị trường

được hình thành rõ nét với nhiều thị trường mới được xác lập và đi vào hoạt động hiệu quả (thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường lao động...) và nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành có tác động tích cực, tạo nền tảng và môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển.

Cùng với sự phát triển của đất nước, hộ kinh doanh cá thểđã, đang và sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng về cung cấp nguồn lực cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể vẫn

đang đặt ra yêu cầu hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội.

Đây là một tất yếu khách quan khi đất nước ta đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, một thời kỳ chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại. Cùng với sự phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

kinh tế của đất nước, quản lý thuế luôn phải đổi mới, hoàn thiện để đáp ứng ngày càng phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Phải đảm bảo một lúc nhiều mục tiêu: Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách; điều tiết vĩ mô nền kinh tế; giảm bớt khuyết tật của kinh tế thị trường, đồng thời phải phù hợp với thông lệ quốc tế khi hội nhập.

Đến thời điểm này, Chính phủ đã gần như thành công trong việc thực hiện các giải pháp kích cầu, tránh suy giảm kinh tế. Về cơ bản, giá cả trên thị trường đã

được bình ổn, tránh được thiểu phát. Nền kinh tế đã dần phục hồi, sản xuất đã đi vào ổn định, thị trường tài chính, bất động sản đã có dấu hiệu phục hồi. Đầu tư nước ngoài đã tăng trở lại.

Sự thành công của các lần cải cách chính sách thuế trong thời gian qua đã cung cấp cho Chính phủ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cải cách chính sách thuế. Việc cải cách chính sách Thuế từ năm 1990 đến nay có tích cực trong việc mở

rộng và tập trung kịp thời nguồn thu cho NSNN. Qua các năm, số thu từ thuế không ngừng tăng lên và chiếm tỷ lệđáng kể trong tổng thu NSNN, do vậy góp phần đưa ngân sách từ chỗ thu trong nước không đủ chi thường xuyên mà còn có phần tiết kiệm để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước ngày một tăng lên.

Là một nước đi sau trong tiến trình hội nhập Quốc tế, Việt nam có thể rút ra nhiều bài học quý báu của các nước đi trước trong việc đổi mới chính sách thuế.

Cùng với những thuận lợi trong nước việc hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, chúng ta còn gặp những khó khăn, thách thức sau:

- Khó khăn:

Cơ cấu kinh tế không đồng bộ làm cho việc thu thuế và đánh giá thuế có những khó khăn nhất định làm giảm đi khả năng xây dựng một hệ thống Thuế dựa vào những loại thuế hiện đại như: thuế thu nhập và ở chừng mực nhất định là thuế VAT.

Hạn chế về khả năng quản lý thuế. Một phần là do cơ cấu kinh tế, một phần là do nguồn lực cán bộ quản lý thuế yếu kém, tiền lương thấp đã tạo ra nhiều khó khăn để tiến đến thiết lập một hệ thống quản lý thuế tốt.

Hệ thống thông tin yếu kém, nghèo nàn về cơ sở dữ liệu làm hạn chế hiệu quả công tác quản lý thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

- Thử thách:

Thử thách về nguồn thu: Sự hội nhập với kinh tế thế giới yêu cầu phải gia tăng nguồn thu thuếđể nhà nước đảm nhận vai trò như Chính phủ của các nền công nghiệp phát triển. Nhưng làm thế nào để gia tăng được nguồn thu và không làm giảm đi những động lực kinh tế trong khi nền kinh tế sẽ phải giảm đi nhiều sự dựa vào nguồn thu thuế từ các hoạt động thương mại quốc tế. Để vượt qua các thử thách này, đòi hỏi những người ra quyết định, chính sách phải đưa ra các ưu tiên đúng đắn và phải có cam kết chính trịđể thực hiện cải cách cần thiết.

Thử thách về quản lý thuế: Với sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, hàng rào thương mại bị tháo dỡ và sự di chuyển vốn quốc tế gia tăng trong khi năng lực quản lý thuế còn hạn chế và nguồn thu của nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc nhiều vào thuế thương mại Quốc tế, sự thay thế Thuế thương mại quốc tế bằng hệ thống Thuế

nội địa và đi kèm theo đó là hướng lợi nhuận thông qua các hoạt động chuyển giá của các nhà đầu tư nước ngoài đó là những thử thách rất lớn trong quá trình cải cách thuế Việt Nam. Hiện tại chống lạm dụng thuế trong các đạo luật thuế cũng như sự đào tạo kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ kiểm toán thuế ở Việt Nam nói chung là chưa

đủđể ngăn chặn và phát hiện những thực tế như vậy.

Về hiệu quả kinh tế và cạnh tranh thuế: Sự cạnh tranh thuế trong quá trình thu hút vốn là một thứ thử thách không nhỏ trong bối cảnh vốn tự do chu chuyển. Nhận thức được sức ép này Việt Nam cũng sẽ tăng cường mở rộng phạm vi khuyến khích thuế để cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính điều này sẽ làm cho chính sách Thuế trở lên phức tạp, không trung lập do có nhiều trường hợp miễn giảm. Một hệ thống thuế với nhiều điều khoản khuyến khích sẽ tạo ra nhiều kẽ hở

và đó là mảnh đất màu mỡ cho những hoạt động trốn thuế. Hơn nữa, những khuyến khích của thuế mà thiếu đi những nền tảng hỗ trợ cần thiết khác thì hiệu lực của nó không cao. Điều quan trọng ởđây, cần phải giới hạn mục tiêu của Thuế và giới hạn sự khuyến khích của thuế, đồng thời phải kết hợp với nhiều công cụ kinh tếđể cạnh tranh và thu hút vốn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

b) Bối cảnh quốc tế -Thuận lợi:

Sau gia nhập WTO, để các thành phần kinh tế có thể phát triển một cách lành mạnh, cạnh tranh được ở thị trường trong nước cũng như quốc tế, Chính phủ phải từng bước xoá bỏ các ưu đãi về thuế, về giá... và buộc các thành phần kinh tế phải thích ứng dần với hội nhập kinh tế quốc tế để tồn tại và phát triển trên cơ sở nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.

Việc là nước thứ 150 gia nhập WTO đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao, Các đối tác kinh tế, thương mại

đánh giá Việt Nam như là một đối tác quan trọng và giàu tiềm năng của khu vực

Đông Nam Á. Vai trò của nước ta trong các hoạt động của WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức quốc tế ngày càng được nâng cao. Ðặc biệt, việc trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009 đã chứng tỏ

uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.

-Khó khăn:

Với một nền kinh tế hội nhập, quản lý thuế sẽ chịu ảnh hưởng của toàn cầu hoá, thương mại, dịch vụ phát triển cùng sự phát triển nhanh trong công nghệ, thông tin, làm nền tảng cho thương mại điện tử phát triển. Về cơ bản, các nước đã có hệ

thống thuế phát triển đang hướng tới kê khai thuếđiện tử.

Khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008 đã để lại dư âm nặng nề cho toàn bộ

nền kinh tế thế giới với nhiều tập đoàn tài chính, công nghiệp phá sản. Chính phủ

các nước phải bỏ ra các nguồn tiền khổng lồ để cứu vớt, hỗ trợ các Doanh nghiệp

đang cố gắng thoát khỏi khủng hoảng. Các dòng vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển (FDI, ODA...) đang có xu hướng chậm lại. Nền kinh tế thế giới nói chung ở

cuối năm 2008 và đầu năm 2009 có xu hướng rơi vào thiểu phát. Thậm chí, nhiều nước phát triển vẫn đang phải thực hiện các biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế

nước mình do phục hồi quá chậm sau khủng hoảng.

Kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng này và Chính phủ Việt Nam đang phải thực hiện các biện pháp kích cầu nhằm vực dậy nền kinh tế, và như vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

của hộ kinh doanh cá thể. Nhìn chung, xu hướng tiêu dùng của khu vực dân cư là tiết kiệm chi tiêu nên doanh thu của các hộ kinh doanh cá thể cũng bịảnh hưởng do

đặc trưng cung cấp hàng hoá, dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. Thêm vào đó nguồn khách du lịch vào Việt Nam cũng giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế

dẫn đến nguồn thu từ khu vực này giảm đáng kể.

Chiến tranh sắc tộc, khủng bố, chiến tranh năng lượng, chạy đua vũ trang.

Kinh tế thị trường vốn như một cơ thể sống, dễ thay đổi với những tín hiệu nhỏ biến động của kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, nhất là thời kỳ hội nhập kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam.

Đồng đôla Mỹ mất dần vị trí, thay vào đó là một số đồng tiền của một số

quốc gia. Với tiềm lực mạnh về kinh tế, một thời gian dài không bị chiến tranh,

đồng đôla của Mỹ chiếm một vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của một số nền kinh tế, đồng đôla Mỹ đã bị mất giá so với một số đồng tiền khác như Euro, Yên Nhật, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Một số các nước có đồng nội tệ yếu, đang bị “đôla hóa” sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi trong thanh toán xuất nhập khẩu, trong đó có Việt Nam.

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các nước đang tiến tới cơ chế tự khai tự nộp thuế thông qua internet. Nâng cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc khai thuế. Giảm thiểu phiền hà, khúc mắc thông qua hệ

thống đại lý thuế trung gian.

4.3.1.2. Công cuộc cải cách hành chính thuế của ngành thuế a) Về chính sách thuế

Đối với thuế giá trị gia tăng: Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị

trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể

mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu); hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ thuế; quy định về

ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế giá trị gia tăng phù hợp với cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt: Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu, ôtô… để điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; nghiên cứu, bổ sung quy định về giá tính thuế đối với một số trường hợp hợp tác, phân công giữa các nước trong chuỗi sản xuất toàn cầu, bảo đảm điều tiết công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối đối với một số

hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu nhằm khuyến khích sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu khoáng sản tài nguyên chưa qua chế biến, giảm hàng hóa gia công giá trị gia tăng thấp; sửa đổi, bổ sung thuế nhập khẩu nhằm bảo hộ hợp lý, có thời hạn, phù hợp với thông lệ quốc tếđối với một số hàng hóa sản xuất trong nước; thu gọn số lượng mức thuế suất, từng bước đơn giản biểu thuế, mã số hàng hóa; sửa

đổi quy định về phương pháp tính thuế (bao gồm cả phương pháp tính thuế hỗn hợp, kết hợp thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối); thực hiện lộ trình điều chỉnh các mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; bổ sung quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; bổ sung các quy định để bao quát

được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế như: Hoạt động bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92

phát triển của các tập đoàn kinh tế, hiện tượng “vốn mỏng” khi xác định chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay, điều chuyển hoặc đánh giá lại tài sản khi tái cơ cấu doanh nghiệp, thỏa thuận trước về giá của các doanh nghiệp liên kết.

Đối với thuế thu nhập cá nhân: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng mở

rộng cơ sở thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế; sửa đổi, bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản, phù hợp với thông lệ

quốc tếđể nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và tạo thuận lợi cho công tác chịu thuế; điều chỉnh số lượng thuế suất phù họp với thu nhập chịu thuế và

đối tượng nộp thuế; cơ bản thống nhất mức thuế suất đối với thu nhập cùng loại hoạt động hoặc hoạt động tương tự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa thể

nhân và pháp nhân (doanh nghiệp); điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp.

Đối với thuế tài nguyên: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo; thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến; sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế, thuế suất và thực hiện phương pháp quản lý thu cho phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn.

Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: - Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2020.

- Tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thuế với hộ kinh doanh cá thể trên địa bànhuyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)