Tình hình nhân khẩu và laođộng của huyệnYên Dũng qua 3 năm

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thuế với hộ kinh doanh cá thể trên địa bànhuyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 63)

Chỉ tiêu Đơn vị tính

2012 (1) 2013 (2) 2014 (3) So sánh (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 2/1 3/2 BQ I. Tổng số nhân khẩu người 130.532 100 132.729 100 129.639 100 101,68 97,67 99,65 1. Nhân khẩu NLN-thủy sản người 118.523 90,8 117.479 88,51 110.970 85,60 99,12 94,46 96,76 2. Nhân khẩu phi NLN-thủy sản người 12.009 9,2 15.250 11,49 18.669 16,82 126,99 122,42 124,68 II. Tổng số hộ hộ 34.162 100 35.856 100 35897 100 104,96 100,11 102,50 1. Hộ NLN-thủy sản hộ 30.722 89,93 31.769 88,60 31.345 87,32 103,41 98,67 101,01 2. Hộ phi NLN-thủy sản hộ 3.440 10,07 4.087 11,40 4.552 12,68 118,81 111,38 115,03 III. Cơ cấu dân sốtheo nhóm tuổi Người 130.532 100 132.729 100 129.639 100 101,68 97,67 99,65 1. Trong độ tuổi lao động Người 74.529 57,1 73.207 55,02 68.905 53,16 98,22 94,12 94,12 2. Ngoài độ tuổi lao động Người 56.003 42,9 59.708 44,98 60.734 46,84 106,61 101,71 104,12 IV. Phân bổ lao động theo khu vực

kinh tế lao động 74.529 100 73.207 100 68.905 100 98,22 94,12 94,12 1. Lao động NLN-thủy sản lao động 28.543 38,29 22.125 30,22 20.170 29,27 77,51 91,16 84,05 2. Lao động CN – XD lao động 26.435 35,46 35.218 48,1 36.608 53,12 133,22 103,95 117,67 3. Lao động TM - dịch vụ lao động 19.551 26,26 15.864 21,68 12.127 17,61 81,14 76,44 78,75 V. Một số chỉ tiêu

1.BQ nhân khẩu NLN,TS/Hộ NLN,TS người/hộ 3,86 - 3,70 - 3,54 95,85 95,74 95,79 2.BQ lao động /hộ LĐ/hộ 3,49 - 3,73 - 3,60 106,89 109,91 108,40 3.BQ LĐ NLN, TS/Hộ NLN,TS LĐ/hộ 0,26 - 0,28 - 0,27 104,21 99,14 101,67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

3.1.2Đặc đim cơ bn chi cc thuế huyn Yên Dũng

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Tên cơ quan hành chính nhà nước: Chi cục Thuế huyện Yên Dũng.

Địa chỉ: Thị Trấn Neo; huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Tính đến thời điểm 31/12/2014, Chi cục thuế huyện Yên Dũng có tổ chức bộ

máy quản lý thuế và đội ngũ cán bộ thu thuế như sau: Tổng số cán bộ công chức: 35 người, trong đó: Ban lãnh đạo Chi cục thuế: 03 người

Các bộ phận chức năng: 32 người

- Đội Hành chính – tài vụ - ấn chỉ: 04 người

- Đội quản lý thu Lệ phí trước bạ và thu khác: 03 người - Đội Kiểm tra thuế: 05 người

- Đội Kê khai – Kế toán thuế, Tin học và Quản lý nợ: 06 người - Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: 02 người

- Đội quản lý thuế TNCN: 03 người - Đội thuế liên xã – thị trấn: 09 người

3.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ a)Chức năng

Chi cục Thuế Yên Dũng là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, có chức năng tổ chức thực hiện quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành Thuế theo quy

định của pháp luật.

Chi cục Thuế Yên Dũng, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn

Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về

thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;Tổ chức thực hiện dự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật; Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: Đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuếđầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế

theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử

lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ

quan thuếđể thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy

định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế

do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo,

điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế; Tổ

chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật; Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơđề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ

chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan; Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế

theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ

thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ

cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế; Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện

đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế; Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế; Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp tiếp cn

- Tiếp cận hệ thống để xem xét các vấn đề trong một hệ thống hoàn chỉnh, các mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc nhau giữa hệ thống văn bản Luật của Nhà nước với tình hình thực tế quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế Yên Dũng. Điều này cho phép xác định trong mỗi khâu của quy trình quản lý thuếđối với hộ kinh doanh cá thể có những thuận lợi và khó khăn nào, từ đó nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của các khâu trong quản lý thu thuế.

- Tiếp cận liên ngành và đa ngành cho phép nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, từ lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học về nhân văn đến khoa học tự nhiên. Trong đó, tiếp cận khoa học xã hội đóng vai trò quyết định trong việc làm sáng tỏ thực trạng quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

thuế Yên Dũng. Đồng thời chỉ ra được những nguyên nhân thành công, hạn chế. Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Dũng trong những giai đoạn tiếp theo.

- Tiếp cận chính sách cho phép phân tích đồng bộ nguồn tư liệu, thông tin về

các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về quản lý thu thuế đối với hộ

kinh doanh cá thể. Dựa trên căn cứ này, đối chứng, so sánh tình hình thực tế thực hiện các chủ trương, chính sách của Chi cục thuế Yên Dũng với các Chi cục khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

3.2.2 Phương pháp chn đim kho sát

a) Chọn xã, thị trấn đại diện

- Số lượng: 01 xã, 02 thị trấn: xã Cảnh Thụy, thị trấn Tân Dân và thị trấn Neo là nơi có tập trung đông đảo các hộ kinh doanh cá thể.

- Căn cứ chọn: Xã, thị trấn có hộ SXKD cá thể nhiều nhất

b) Chọn hộ kinh doanh cá thể

Toàn huyện có 754 hộ kinh doanh cá thể (năm 2014), để quản lý thuế của các hộ kinh doanh, thuận tiện cho việc thu nộp thuế, có 3 đội quản lý thuế quản lý các hộ

từ 19 xã và 2 thị trấn tương ứng với 3 vùng của toàn huyện, được thể hiện ở bảng 3.2. Chúng tôi chọn 01 xã, 02 thị trấn là nơi có nhiều hộ kinh doanh cá thể nhất, số thuế thu là lớn nhất:

Thị trấn Neo đại diện cho vùng 1 do Đội thuế số I quản lý Thị trấn Tân Dân đại diện cho vùng 3 do Đội thuế số III quản lý

Xã Cảnh Thụy thuộc vùng 1 – đại diện cho xã có nhiều hộ kinh doanh cá thể

nhất trên toàn huyện.

Trong 2 thị trấn và 1 xã đã chọn, chúng tôi tiếp tục chọn ra 90 hộ kinh doanh theo ngành nghề sản xuất và kinh doanh để khảo sát.

Cụ thể: Dựa trên tỷ lệ số hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn, đề tài sử

dụng phương pháp chọn mẫu điều tra với 90 mẫu điều tra trên địa bàn 2 xã Cảnh Thụy (n = 20), thị trấn Tân Dân (n = 25) và thị trấn Neo (n = 45) hoạt động trên các ngành nghề, chiếm 10% tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng.

c) Chọn cán bộ quản lý thuế

- Số lượng: 20 cán bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

Bảng 3.2 Số lượng hộ kinh doanh và số thuế phải nộp của các hộ kinh doanh phân loại theo địa bàn năm 2014

Đơn vị Số hộ kinh doanh

(hộ) Số thuế phải nộp (1.000đ) Đội thuế số I 359 678.120 Cảnh Thụy 58 57.645 Đức Giang 46 37.225 Đồng Việt 22 16.895 Tư Mại 28 16.130 Tiến Dũng 11 14.968 Đồng Phúc 17 11.055 Thị trấn Neo 177 524.202 Đội thuế số II 146 116.440 Yên Lư 31 22.880 Nham Sơn 52 33.383 Tân Liễu 9 3.914 Nội Hoàng 23 23.399 Tiền Phong 31 32.865 Đội thuế III 249 318.761 Tân An 23 53.155 Thị trấn Tân Dân 96 132.970 Quỳnh Sơn 37 43.547 Xuân Phú 27 28.425 Lão Hộ 8 5.050 Trí Yên 18 15.317 Lãng Sơn 29 24.823 Hương Gián 11 15.475 Tổng cộng 754 1.113.321

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

3.2.3 Phương pháp thu thp d liu

a) Dữ liệu thứ cấp

Bao gồm: Tình hình cơ bản của huyện Yên Dũng, Chi cục thuế; Các báo cáo hàng năm về thuế, thu thuế, quản lý thuế; các đối tượng nộp thuế, đối tượng đăng kí kinh doanh; Các công trình nghiên cứu trước.

Nguồn cung cấp: Tại các sở, ban ngành từ tỉnh đến địa phương, các thư viện các trường, viện nghiên cứu...

Phương pháp thu thập: Tìm, đọc, phân tích, sử dụng và trích dẫn.

b) Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp phụ vụ cho nghiên cứu này bao gồm: các dữ liệu vềđặc điểm của hộ kinh doanh cá thể theo các ngành nghề sản xuất, kinh doanh; quy mô, các loại thuế, mức thuế phải nộp; tình hình tuân thủđăng ký, kê khai, nộp thuế; các khó khăn, kiến nghị.

Các dữ liệu này được thu thập từ các hộ kinh doanh cá thể lựa chọn khảo sát, cán bộ thu thuế, quản lý thuế thuộc Chi cục thuế huyện Yên Dũng.

Phương pháp thu thập các dữ liệu này là: điều tra chọn mẫu thông qua: - Phỏng vấn cán bộ các đội chuyên môn của Chi cục thuế huyện Yên Dũng, các đội thu thuế trên địa bàn huyện Yên Dũng.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu cán bộ làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; kê khai kế toán thuế và quản lý thu thuế hộ kinh doanh. Nội dung phiếu điều tra được trình bày trong phần phụ lục.

- Thảo luận: Giữa các bên liên quan được sử dụng để đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cũng nhưđề

xuất các giải pháp để quản lý cho phù hợp.

- Phương pháp hội thảo: Lấy ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh.

3.2.4 Phương pháp x lý và tng hp d liu

a) Xử lý dữ liệu

Các dữ liệu thu thập được kiểm tra theo 03 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác, logic. Sau đó nhập vào máy tính. Sử dụng các cách phân tổ dữ liệu theo năm, đểđánh giá quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

b) Tổng hợp dữ liệu

Dữ liệu được sắp xếp theo một trình tự nhất định, phân tổ dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu từ đó xây dựng các bảng số liệu, sơ đồ phù hợp với trình tự

nghiên cứu của đề tài.

3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng thông qua các số tuyệt đối, số tương đối bằng các số liệu thống kê đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu để mô tả thực trạng, tổng hợp trong quản lý thu thuế.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để so sánh quản lý thu thuế đã và đang thực hiện của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong thời gian từ

năm 2012 đến năm 2014.

- Phương pháp chuyên gia: Thông qua ý kiến các chuyên gia để nắm các nội dung, công cụ và phương pháp về quản lý thuếđối với hộ kinh doanh cá thể nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng, để từđó có những định hướng và giải pháp tăng cường quản lý thuế trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

3.2.6 H thng các ch tiêu nghiên cu

a) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sán xuất kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể

- Số lượng các hộ kinh doanh cá thể

- Ngành nghề kinh doanh chính và các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế của các hộ kinh doanh cá thể

- Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế

- Thuế suất phải nộp

b) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý thuếđối với hộ kinh doanh cá thể

- Số lượng các văn bản quy định - Số cán bộ tham gia quản lý - Số hộđăng ký thu thuế

- Số hộ nộp thuế, trốn thuế

- Số hộ vi phạm thuế

- Mức độ vi phạm

c) Nhóm chỉ tiêu thể hiện tăng cường quản lý thuế

- Số lượng văn bản pháp lý bổ sung - Số lượng cán bộđược bổ sung thêm - Số lần dự kiến hướng dẫn kê khai - Số lần giám sát, kiểm tra...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

Phần IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục Thuế

huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thuế với hộ kinh doanh cá thể trên địa bànhuyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)