3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý: thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lƣu và ở vị trí trung tâm châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía bắc giáp tỉnh An Giang; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Tọa độ địa lý, TP Cần Thơ nằm trong giới hạn 105013'38" – 105050'35" kinh độ Đông và 9055'08" – 10019'38" vĩ độ Bắc. Về tổ chức hành chính, TP. Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phƣờng). Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg thành lập Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là: Thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bƣớc phát triển Vùng kinh tế trọng điển đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nƣớc. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc điểm địa hình: địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3 dạng: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nửa mở và đồng bằng châu thổ. Cao trình phổ biến từ + 0,8 - 1,0 m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Địa bàn đƣợc hình thành chủ yếu từ quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long.
Khí hậu: Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Dân số: dân số toàn thành phố Cần Thơ năm 2012 là 1.220.160 ngƣời, mật độ dân số đạt 866 ngƣời/km2. Trong đó dân số tại thành thị là 809.207 ngƣời, dân số sinh sống tại nông thôn là 410.953 ngƣời. Dân số nam đạt
606.713 ngƣời, trong khi đó nữ đạt 613.447 ngƣời. Lao động ở vùng nông thôn là 231.465 ngƣời, ở thành thị là 432.212 ngƣời. Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động là 663.667 ngƣời.
Về kinh tế: tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2012 đạt 11,5%, cao hơn 1,2 lần so mức tăng của các tỉnh ĐBSCL. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Cần Thơ năm 2012 đạt 2.514 USD ( tƣơng đƣơng 53,7 triệu đồng ) tăng 174 USD so với năm 2011. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 23.600 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2011, đóng góp hơn 15% tổng giá trị công nghiệp toàn vùng. Để ngày càng nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, thành phố đã triển khai kế hoạch đầu tƣ mở rộng các khu công nghiệp tập trung: Hƣng Phú 1, 2; Trà Nóc 1, 2; khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn, Hàng Bàng, Cái Răng, Ô Môn, Bình Thủy, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh. Đến cuối năm 2012, các khu công nghiệp thu hút thêm 15 dự án mới, nâng tổng số dự án trong các khu công nghiệp lên 206 dự án, với tổng vốn đăng ký 1,846 tỷ USD, thu hút 34.214 lao động, tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt 2.870 triệu USD. Các chợ đầu mối đƣợc hình thành trên địa bàn đã tập trung năng lực thu mua, chế biến; phục vụ nhu cầu xuất khẩu gạo, thủy sản, nông sản ở Cần Thơ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cho bà con nông dân các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Cùng với nhiều cơ chế thông thoáng, thành phố còn khuyến khích các doanh nghiệp, siêu thị tổ chức bán hàng lƣu động ở những vùng nông thôn, góp phần mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa, giải quyết hàng tồn kho và thúc đẩy sản xuất phát triển. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2012 thực hiện đƣợc 101.122 tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn vùng. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng với 228 địa điểm giao dịch đã đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Đến cuối năm 2012, tổng vốn huy động trên địa bàn đạt 32.100 tỷ đồng, tổng dƣ nợ cho vay 42.000 nghìn tỷ đồng, đứng đầu khu vực. Về sản xuất nông nghiệp thì diện tích gieo trồng lúa cả năm thực hiện đƣợc 228.184 ha, sản lƣợng lúa đạt 1.318.241 tấn, giá trị sản xuất bình quân đạt 150 triệu đồng/ha canh tác. Một kết quả đáng ghi nhận mà Cần Thơ đạt đƣợc trong năm 2012 là công tác an sinh xã hội. Tính đến cuối năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,19% tổng số hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo 4,79%, cuộc sống ngƣời dân Cần Thơ ngày càng đƣợc cải thiện.
3.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SIÊU THỊ MINI TRONG THỜI GIAN QUA GIAN QUA
3.2.1 Tổng quan về tình hình siêu thị mini hiện nay ở Việt Nam
Theo tổng cục thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng năm 2013 đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trƣớc, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 4,9%. Các chỉ tiêu trên đã thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, tƣơng ứng tăng 18,7% và 6,7%.
Báo cáo nghiên cứu thị trƣờng Nielsen cũng cho thấy, chỉ số niềm tin của ngƣời tiêu dùng Việt Nam giảm 1 điểm xuống 95 trong Quý II/2013. Còn vào năm ngoái, nghiên cứu của hãng tƣ vấn A.T.Kearney (Mỹ) về thị trƣờng bán lẻ hấp dẫn thế giới thì Việt Nam đã lọt khỏi top 30, dù trƣớc đó vào năm 2008 cũng hãng này đánh giá Việt Nam ở vị trí đầu bảng.
Nghiên cứu của các nhà bán lẻ cho rằng, kinh tế khó khăn, mô hình cửa hàng tiện lợi ít bị ảnh hƣởng, vẫn tăng trƣởng tốt. Ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng tìm đến những cửa hàng nhỏ nhƣ một cách tiết kiệm chi tiêu bởi dễ tập trung vào thứ cần mua.
Nhìn lại thị trƣờng có thể thấy hầu hết nhà bán lẻ trong nƣớc và nƣớc ngoài đều không muốn bỏ qua cơ hội béo bở này. Bởi lẽ, trong bối cảnh sức mua giảm, chi phí mặt bằng đắt đỏ, đồng vốn eo hẹp... đang khiến cuộc đua trên thị trƣờng bán lẻ chuyển dịch từ những đại siêu thị sang siêu thị mini. Theo đó, Saigon Co.op có hệ thống cửa hàng Co.op food, Citimart có cửa hàng tiện lợi B&B, Satra có chuỗi cửa hàng Satra Food, Big C có New Chợ và Big C Express… Ngoài ra còn có những cái tên khác nhƣ Circle K, shop&go, Ministop gần đây là B’mart và sự trở lại thị trƣờng của Family mart. Để đầu tƣ một cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị mini nhà đầu tƣ chỉ cần bỏ khoản vốn chừng 2-2,5 tỷ đồng và tìm kiếm một mặt bằng với diện tích trên dƣới 200m2. Nếu so với mô hình đại siêu thị cần mặt bằng cả chục ngàn m2 với số vốn lên tới vài trăm tỷ đồng, việc những cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini có mặt ở hầu hết khu dân cƣ cũng là điều dễ hiểu. Theo chia sẻ của một số nhà bán lẻ thời gian thu hồi vốn của mô hình siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi là khá nhanh. Chủ sở hữu chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods xác định, đây là mô hình bán lẻ phù hợp để mở rộng trong thời gian tới. Satrafoods tiếp tục khai trƣơng các cửa hàng tiện lợi thứ 20 và 21 tại quận Phú Nhuận và Gò Vấp với trên 2.000 sản phẩm đƣợc cung cấp tại mỗi cửa hàng. Cửa hàng thứ 11 của The Coffee Bean and Tea Leaf Việt Nam đã chính thức khai trƣơng tại số 1-3 Phan Chu Trinh, quận 1. Ngoài ra, hai cửa hàng khác đang đƣợc trang trí mặt bằng để sớm khai trƣơng.
Phía Saigon Co.op đơn vị sở hữu chuỗi cửa hàng Co.op Food chia sẻ song hành với mục tiêu mở chuỗi siêu thị thì từ nay đến năm 2015 Saigon Co.op sẽ đẩy mạnh đầu tƣ chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food và hƣớng tới mục tiêu đạt 150 cửa hàng vào năm 2015.
Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng không giấu tham vọng chiếm lĩnh thị trƣờng. Mới chính thức quay lại thị trƣờng hồi đầu tháng 8 nhƣng đại diện cửa hàng tiện lợi Family Mart Nhật Bản đã khẳng định không có lý do gì rời bỏ thị trƣờng đầy tiềm năng nhƣ Việt Nam. Và theo kế hoạch, Family Mart sẽ có thêm khoàng 20 cửa hàng tiện lợi từ nay đến cuối năm. Trong năm 2014, chuỗi này sẽ vƣơn rộng ra thêm nhiều tỉnh, thành của Việt Nam. Nhắc đến Family Mart nhiều ngƣời nhớ ngay đến thƣơng vụ chia tay của nhà đầu tƣ Nhật Bản này với đối tác Việt Nam là Tập đoàn Phú Thái trƣớc đó ít lâu. Ngay sau cuộc chia tay này, một nhà đầu tƣ Thái Lan là Tập đoàn Beri Jucker Plc (BJC) đã nhảy vào thị trƣờng Việt Nam thông qua việc mua lại cổ phần của Phú Thái hiện đang sở hữu chuỗi B’mart.
Hiện nay, trung bình một tháng có 2-3 cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị mini đƣợc thành lập mới. Song theo dự báo con số này sẽ còn gia tăng mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới bởi những nhà đầu tƣ quan tâm đến thị trƣờng này đều đang lên kế hoạch phát triển mạnh chuỗi cửa hàng của mình.
Một số chuyên gia bán lẻ cho rằng, dù thị trƣờng đang có xu hƣớng đi xuống nhƣng cơ hội cho phân khúc siêu thị, trung tâm thƣơng mại vẫn còn bởi nguồn cầu cho các nhu yếu phẩm luôn cao. Savills Việt Nam nhận định, vẫn có tiềm năng lớn cho việc phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại, do mật độ của loại hình này ở Việt Nam còn thấp so với các nƣớc trong khu vực: 9 cửa hàng/1 triệu dân so với Philippines (38), Indonesia (75) và Thái Lan (136). Trong khi đó, phía chính sách cũng đã mở cho nhà đầu tƣ ngoại nhảy vào lĩnh vực này.
3.2.2 Tổng quan về tình hình siêu thị mini ở TP. Cần Thơ
Cửa hàng tiện ích, cửa hàng tự chọn hay còn gọi là siêu thị mini đã và đang phát triển mạnh tại nhiều tỉnh, thành trên cả nƣớc, TP.Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Loại cửa hàng này đang thu hút sự quan tâm của nhiều đối tƣợng khách hàng bởi tính tiện ích của nó. Hiện nay, tại nhiều tuyến đƣờng trên địa bàn các quận, huyện ở TP.Cần Thơ không khó để bắt gặp các cửa hàng tiện ích, cửa hàng tự chọn. Những năm gần đây, loại hình kinh doanh này đƣợc nhiều giới đầu tƣ hƣớng đến và ngƣời tiêu dùng cũng rất ƣa chuộng.
Tại TP.Cần Thơ có thể kể hàng loạt các cửa hàng kinh doanh với hình thức này nhƣ: hệ thống cửa hàng lƣơng thực thực phẩm của Công ty Lƣơng
thực Sông Hậu, Cửa hàng tiện ích G7 Mart, Siêu thị tự chọn Ngọc Tiên, Cửa hàng tự chọn Thanh Thanh, Shop Minh Thiện, Shop Mỹ Loan, Cửa hàng tiện ích Minh Thƣ... Các cửa hàng này chủ yếu nằm trên các con đƣờng lớn ở các quận, huyện. Ngoài ra, vẫn có không ít cửa hàng tiện ích len lỏi vào các khu dân cƣ, khu công nghiệp, chế xuất... đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng.
Theo nhiều chủ cửa hàng tiện ích, ngày nay do bận rộn công việc, ngƣời tiêu dùng ít có thời gian để vào mua sắm tại các siêu thị lớn và các siêu thị mini nằm len lỏi tại các khu dân cƣ, khu chế xuất… với các tiện ích của nó đã giải quyết đƣợc vấn đề thời gian và nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy không thể so sánh với các hệ thống bán lẻ lớn, nhƣng các cửa hàng tiện ích này ngày càng phát huy đƣợc thế mạnh của mình. Dù không dồi dào về hàng hóa cùng với các chƣơng trình khuyến mãi lớn nhƣng do nhận định đƣợc đối tƣợng, điểm mạnh của mình nên mô hình cửa hàng tiện ích ngày càng gần gũi với từng hộ gia đình.
Ƣu điểm của cửa hàng tiện ích là kiểm soát đầu vào hàng hóa chặt chẽ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Điều này phù hợp với xu hƣớng hiện nay, khi ngƣời tiêu dùng có ý thức hơn về việc sử dụng sản phẩm sạch. Những cửa hàng này nằm ở nhiều vị trí khác nhau tạo kênh phân phối tiện lợi cho ngƣời dân. Khắc phục đƣợc một số nhƣợc điểm từ các siêu thị lớn nhƣ mất nhiều thời gian khi gửi xe, chờ đợi tính tiền... đặc biệt giá cả cũng rẻ hơn so với siêu thị, ít nhất là 10%. Vì thế, các điểm mua sắm này ngày càng thu hút ngƣời tiêu dùng.
Tuy diện tích, không gian trƣng bày tại các cửa hàng tiện ích không rộng nhƣ các siêu thị lớn nhƣng các chủ cửa hàng tiện ích không ngừng nâng cao tính hấp dẫn của cửa hàng mình đối với khách hàng, nhƣ: nâng cao chất lƣợng, chuyên nghiệp đội ngũ phục vụ, đặc biệt là việc thực hiện các chƣơng trình tƣ vấn, hậu mãi để thu hút và giữ chân khách hàng. Ngoài ra, việc trang bị các thiết bị đi kèm nhƣ thiết bị camera an ninh, giá kệ siêu thị, đầu đọc mã vạch, tính tiền tự động, máy in hóa đơn đã dần tạo đƣợc uy tín, thƣơng hiệu với ngƣời tiêu dùng.
Tại Cửa hàng tiện ích Minh Thƣ (Công ty TNHH Minh Thƣ), đƣờng 30 Tháng 4, siêu thị tự chọn Ngọc Tiên, đƣờng 3 Tháng 2, quận Ninh Kiều, thƣờng xuyên duy trì chƣơng trình khách hàng thân thiết bằng cách tích lũy điểm khi mua hàng. Khi tích lũy đƣợc khoảng 50 điểm, khách hàng sẽ nhận đƣợc một phần quà có giá trị từ cửa hàng. Bên cạnh, các cửa hàng tiện ích cũng thực hiện các dịch vụ gia tăng khác nhƣ: hƣớng dẫn sử dụng hàng hóa, giao hàng tận nhà miễn phí với hóa đơn trên 300.000 đồng.... Bên cạnh việc đa
dạng hàng hóa, giá rẻ thì cách phục vụ thân thiện có văn hóa cũng là điều quan trọng để giữ chân khách hàng trong giai đoạn nở rộ loại hình kinh doanh này…
Các chuyên gia nghiên cứu thị trƣờng cho rằng, sự xuất hiện của cửa hàng tiện ích buộc tiểu thƣơng ở chợ truyền thống phải tự làm mới mình. Chuyện nói thách sẽ phải chấm dứt và sản phẩm cũng phải đảm bảo chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm… Muốn tồn tại, tiểu thƣơng phải dần thay đổi phong cách phục vụ, bởi các cửa hàng tiện ích làm tốt khâu này. Không những thế, thời gian qua, vào những thời điểm thị trƣờng biến động, các cửa hàng này có vai trò lớn trong việc bình ổn giá… nhiều khả năng hình thức kinh doanh này sẽ còn nở rộ trong thời gian tới.
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 THÔNG TIN VỀ MẪU
Bảng 4.1: Tần số và phần trăm của từng chỉ tiêu nhân khẩu học
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính 150 100,0 Nam 62 41,3 Nữ 88 58,7 Tuổi 150 100,0 <22 21 14,0 22-35 92 61,3 Từ 35-45 24 16,0 >45 13 8,7 Trình độ 150 100,0 Tiểu học 2 1,3 Trung học 25 16,7 Trung cấp 11 7,3 Cao đẳng 22 14,7 Đại học 81 54,0 Sau đại học 9 6,0 Nghề nghiệp 150 100,0 Nông dân 1 0,7
Học sinh – sinh viên 37 24,7
Cán bộ - công nhân – viên chức 46 30,7
Kinh doanh – buôn bán 58 38,7
Nghề nghiệp khác 8 5,3
Hôn nhân 150 100,0
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Đã lập gia đình 59 39,3 Khác 4 2,7 Thu nhập 150 100,0 <2 triệu 33 22,0 2-4 triệu 66 44,0 >4-6 triệu 39 26,0 >6 triệu 12 8,0