Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu phú an giang (Trang 72 - 76)

- Ngân hàng muốn tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro có thể thì ngoài việc tăng cường thu hút vốn đầu tư phải kết hợp với sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Trước khi cho vay phải thẩm định kĩ khách hàng dựa trên các phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng phải phù hợp với tình hình thực tế. Lên kế hoạch cụ thể số lượng vốn cần huy động và cho vay. Thông qua các kế hoạch đã dựng sẵn tiến hành các chính sách ưu đãi

để thu hút khách hàng.

- Thường xuyên đánh giá, kiểm tra chất lượng các khoản tiền gửi, các khoản cho vay khách hàng. Thường xuyên thăm hỏi khách về việc sử dụng vốn để tránh việc bị động gây thiếu hụt vốn khi khách hàng cần rút vốn trước hạn. Để có các phương án thu hút các khoản vốn bù đắp các khoản thiếu hụt khi cần thiết. Định kì kiểm tra, đánh giá lại các phương án sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn có đúng mục đích hay không để tránh rủi ro sử dụng vốn sai mục đích gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Đánh giá, phân loại khách hàng: Ngân hàng nên đánh giá, phân loại khách hàng để quyết định cho vay có hiệu quả. Tránh rủi ro cho vay nhằm khách hàng xấu và bỏ xót khách hàng tốt. Việc phân loại khách hàng giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay, hạn mức và loại kì hạn cho vay. Thường xuyên theo dõi, đánh giá lại các khách hàng cũ kết hợp phân loại khách hàng mới. Việc thường xuyên đánh giá lại khách hàng đã phân loại giúp tiết kiệm thời gian thẩm định. Giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức khi đến vay vốn.

62

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Từ các vấn đềđã phân tích có thể rút ra một số kết luận như sau:

Chi nhánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả khi lãi suất diễn biến phức tạp và liên tục được điều chỉnh giảm nhưng lợi nhuận có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2012, có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2013 nhưng vẫn được giữở

mức cao. Ngân hàng kiểm soát tốt chi phí hoạt động.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng một cách nhanh chóng và chiếm tỷ trọng khá cao. Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ và ngoại tệđều có xu hướng tăng. Loại tiền gửi có kì hạn dài tăng đáng kể. Đảm bảo sự ổn định cho nguồn vốn hoạt động của chi nhánh. Đáp ứng đủ cho nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Chất lượng dịch vụ tốt, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có kiến thức chuyên môn.

Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin tạo sự thuận tiện cho khách hàng, đổi mới bộ mặt hiện đại cho ngân hàng.

Tuy nhiên, lượng tiền gửi không kì hạn còn thấp, lãi suất huy động chưa thật sự cạnh tranh so với các đối thủ trên địa bàn. Còn tập trung vào các đối tượng khách hàng truyền thống.

6.2 KIẾN NGHỊ

Trong tầm hiểu biết và lượng kiến thức hạn hẹp của mình tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau nhằm góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

- Tiếp tục chấn chỉnh và đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng. - Đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

- Tạo mối quan hệ, liên kết giữa các ngân hàng nhằm cùng nhau phát triển bền vững.

- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho ngành ngân hàng các các ngành nghề khác nhằm ổn định nền kinh tế.

- Tăng cường các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh.

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Võ Thị Ngọc Ánh, 2013), Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai”. TP.HCM: Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM.

Nguyễn Thị Kim Cương, 2013. Phân tích và đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ. Cần Thơ: Đại Học Cần Thơ.

Phạm Thị Duyên, 2013. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vàm Láng.

Hải Phòng: Đại học Dân lập Hải Phòng.

Thái Văn Đại, 2003. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Đăng Dờn ,2009. Tiền tệ ngân hàng. TP.HCM: NXB Đại học quốc gia TP.HCM.

Nguyễn Minh Kiều, 2005. Nghiệp vụ ngân hàng. TP.HCM: NBX Thống kê

Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2004. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ.

Trần Thị Kim, 2009. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ.

Trang Hữu Nghĩa, 2011. Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ.

Đặng Duy Tân, 2011. Thực trạng huy động vốn và các yếu tốảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung. Cần Thơ: Đại học Cần Thơ.

Website Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: www.agribank.com.vn

Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn Website: www.laisuat.vn

64

PHỤ LỤC

- Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh huyện Châu Phú giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng thu nhập 87.415 89.542 81.040 Thu nhập từ lãi 86.470 88.397 79.745 Thu nhập ngoài lãi 945 1.145 1.295 Tổng chi phí 82.491 79.868 71.886 Chi phí trả lãi 69.100 65.375 55.734 Chi phí ngoài lãi 13.391 14.493 16.152

Lợi nhuận 4.924 9.674 9.154

- Cơ cấu nguồn vốn Agribank chi nhánh huyện Châu Phú giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T-2013 6T-2014 Vốn huy động 206.120 214.136 314.575 203.703 301.721 Vốn điều chuyển 111.730 15.079 (108.985) 1.887 (70.151) Tổng nguồn vốn 317.850 229.215 205.590 205.590 231.570

- Tình hình huy động vốn theo kì hạn của Agribank chi nhánh huyện Châu Phú giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T-2013 6T-2014 Tiền gửi KKH 48.778 29.230 61.459 31.890 43.298 Tiền gửi KH dưới 12 tháng 151.202 151.570 186.665 118.467 200.721 Tiền gửi KH trên 12 tháng 6.140 33.336 66.451 53.346 57.702 Tổng vốn huy động 206.120 214.136 314.575 203.703 301.721

- Tình hình huy động vốn theo loại tiền của Agribank chi nhánh huyện Châu Phú giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6-2013 T6-2014 Nội tệ 200.884 210.580 310.460 201.123 298.272 Ngoại tệ 5.236 3.556 4.115 2.580 3.449 Tổng 206.120 214.136 314.575 203.703 301.721

- Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế của Agribank chi nhánh huyện Châu Phú giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

65 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6-2013 T6-2014 Tiền gửi dân cư 186.677 206.954 266.727 175.601 265.334 Tiền gửi các TCKT 19.443 7.182 47.848 28.102 36.387 Tổng 206.120 214.136 314.575 203.703 301.721

- Cơ cấu tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng của Agribank chi nhánh huyện Châu Phú giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 tháng 60.610 62.760 76.458 2 tháng 47.980 50.129 57.230 3 tháng 22.398 21.056 25.022 6 tháng 12.770 15.621 16.880 9 tháng 7.444 2.004 11.075 Tiền gửi KH dưới12 tháng 151.202 151.570 186.665

- Lãi suất các loại tiền gửi của Agribank được lấy vào ngày 30 tháng 6 các năm 2011 - 2014 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 KKH 3 2 1.2 1.2 1 tháng 14 8 5 6 2 tháng 14 8.5 6.5 6.5 3 tháng 14 9 7 7 6 tháng 14 9 7 7 9 tháng 13.5 9 7 7 12 tháng 13.5 11 8 8 18 tháng 12 11.5 8 8 24 tháng 12 12 8 8

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu phú an giang (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)