HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANK CHÂU PHÚ

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu phú an giang (Trang 61)

4.4.1 Phân tích hiệu quả huy động vốn

Hiệu quả huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Đánh giá thông qua mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số lượng huy

động có kỳ hạn. Nguồn vốn tăng đều qua các năm đạt mục tiêu về nguồn vốn

đặt ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng trưởng ổn định. Nguồn vốn có số lượng vốn kỳ hạn lớn chứng tỏ sựổn định về mặt thời gian cả nguồn vốn cao. Nguồn vốn có khả năng đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Đánh giá qua việc so sánh nguồn vốn huy động được với nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động đã đáp ứng

được bao nhiêu. Ngân hàng có cần vay thêm vốn để thỏa mãn nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Về chi phí huy động vốn: Đánh giá qua chi phí lãi mà ngân hàng phải trả để có được quyền sử dụng vốn. Ngoài ra việc đánh giá thông qua các chỉ tiêu về huy động vốn sẽ cho thấy việc sử dụng đồng vốn huy

51

4.4.1.1 T l li nhun ròng trên vn huy động

Để có cái nhìn rõ hơn về hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh, chúng ta sẽ xem xét các khoản lợi nhuận mà ngân hàng nhận được từ các đồng vốn đã huy động, cũng chính là các khoản lợi nhuận từ việc sử dụng vốn huy động. Thông qua bảng dưới ta ta sẽ tương đối biết được hiệu quả từ việc sử dụng vốn huy động mang lại cho chi nhánh lợi nhuận như thế nào.

Bảng 4.11: Tỷ lệ lợi nhuận ròng/vốn huy động

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận ròng Triệu đồng 4.924 9.674 9.154 Vốn huy động Triệu đồng 206.120 214.136 314.575

Lợi nhuận ròng/VHĐ % 2,39 4,52 2,91

Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ Agribank chi nhánh huyện Châu Phú

Chỉ tiêu này cho biết từ 1 đồng vốn huy động tại chi nhánh sẽ sinh được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng lớn thì sự sinh lời cho ngân hàng từ nguồn vốn huy động càng cao, càng có lợi cho ngân hàng nên ngân hàng luôn muốn tối đa quá chỉ tiêu này. Trong năm 2011, trung bình cứ 100

đồng vốn huy động sẽ sinh được 2,39 đồng lợi nhuận ròng. Đến năm 2012 thì tỷ lệ này tăng lên mức cứ 100 đồng vốn thì sinh được 4,52 đồng lợi nhuận. Việc trong năm 2012 tỷ lệ này tăng cao là do trong năm lợi nhuận của chi nhánh tăng đến hơn 96% nhưng vốn huy động chỉ tăng nhẹ gần 4% so với năm 2011. Đạt được điều này là do trong năm 2012 lãi suất huy động thấp nên chi phí lãi trong năm giảm mạnh, lãi suất cho vay có giảm nhưng doanh số cho vay của ngân hàng trong năm tăng làm tăng khoản thu nhập từ lãi thêm 1.927 triệu đồng, bên cạnh đó chi nhánh tăng cường cung cấp dịch vụ, tăng các khoản thu ngoài lãi hơn 21%. Năm 2013 tỷ lệ này giảm còn 2,91 đồng lợi nhuận từ 100 đồng vốn huy động được. Việc lợi nhuận của chi nhánh giảm hơn 5% và vốn huy động tăng mạnh trở lại gần 47% so với năm 2012 đã làm cho tỷ lệ này trong năm giảm về mức gần bằng năm 2011. Do vốn huy động tăng mạnh làm cho chi phí trả lãi của chi nhánh tăng nhanh, bên cạnh đó năm 2013 đầu ra tín dụng gặp nhiều khó khăn, các khoản thu từ tín dụng của chi nhánh giảm mạnh làm cho tỷ lệ này giảm. Việc chỉ tiêu này tăng trưởng không

đều cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng không được ổn định. Lãi suất diễn biến phức tạp, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là từ tín dụng nên việc tăng doanh thu là hết sức khó khăn khi đầu ra tín dụng ngày càng hạn hẹp. Như vậy, để tăng lợi nhuận thì ngân hàng cần phải đa dạng hóa sản phẩm nhằm tăng các khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ, giảm sự phụ thuộc vào tín dụng.

52

4.4.1.2 Chi phí huy động vn

Để đánh giá hiệu quả huy động vốn ngoài lợi nhuận ra chúng ta còn có thểđánh giá thông qua chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra để có được vốn. Trong

đó có thể kểđến chi phí trả lãi mà ngân hàng phải trả cho người gửi tiền để có quyền sử dụng vốn và chi phí ngoài lãi phải trả như chi phí quảng cáo, khuyến mãi để khuyến khích khách hàng gửi tiền. Khi chi phí này càng thấp thì khả

năng sinh lời cho đồng vốn càng cao, ngân hàng sử dụng vốn càng hiệu quả. Tỷ lệ chi phí lãi bình quân của chi nhánh được thể hiện trong bảng 4.12 như

sau:

Bảng 4.12: Chi phí trả lãi bình quân

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chi phí trả lãi Triệu đồng 69.100 65.375 55.734 Chi phí ngoài lãi Triệu đồng 13.391 14.493 16.152

Vốn huy động Triệu đồng 206.120 214.136 314.575

Chi phí lãi bình quân % 40,02 37,30 22,85

Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ Agribank chi nhánh huyện Châu Phú

Ta có thể thấy chi phí trả lãi bình quân của chi nhánh giảm trong giai

đoạn này. Trong năm 2011 chi phí lãi bình quân của chi nhánh là hơn 40%. Cho thấy chi phí lãi bình quân của chi nhánh khá cao. Do trong năm 2011 tỷ lệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lạm phát tăng cao, cạnh tranh giữa các ngân hàng khá gay gắt do đó lãi suất huy động trong giai đoạn này khá cao. Làm cho chi phí lãi bình quân của chi nhánh trong năm khá cao. Năm 2012, chi phí lãi bình quân của chi nhánh giảm gần 3% so với năm 2011. Do trong năm 2012, lãi suất huy động giảm làm cho chi phí trả lãi có giảm nhưng chi phí ngoài lãi của chi nhánh lại tăng, do đó chi tổng chi phí hầu như không giảm nhiều. Do lãi suất huy động trong năm 2012 giảm, do đó để thu hút tiền gửi từ khách hàng chi nhánh đã tăng cường các chiến dịch quảng cáo trên địa bàn, áp dụng các chính sách khuyến mãi để thu hút lượng tiền gửi vào chi nhánh làm cho chi phí ngoài lãi trong năm tăng. Trong năm 2013, tỷ lệ này giảm còn 22,85% do chi phí trả lãi của chi nhánh trong năm giảm mạnh, tổng vốn huy động tăng. Lãi suất trong năm 2013 vẫn tiếp tục giảm nhưng lượng tiền gửi vào ngân hàng lại tăng làm cho hệ thống ngân hàng ngày càng thừa vốn. Tuy nhận được nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp nhưng khi tín dụng tăng trưởng chậm như hiện này thì đây lại là một bài toán khó cho chính ngân hàng phải tìm cách sinh lời cho đồng vốn của mình.

4.4.1.3 Mt s ch tiêu đánh giá hot động huy động vn

Để tìm hiểu rõ hơn về hiệu quả huy động vốn ta sẽ xem xét một số chỉ

53

Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vốn huy động Triệu đồng 206.120 214.136 314.575 VHĐ không kì hạn Triệu đồng 48.778 29.230 61.459 VHĐ có kì hạn Triệu đồng 157.342 184.906 253.116 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 317.850 229.215 205.590 DS cho vay Triệu đồng 660.020 752.210 921.660 Dư nợ Triệu đồng 500.110 578.580 601.980 Doanh thu Triệu đồng 87.415 89.542 81.040 Chi phí huy động vốn Triệu đồng 71.200 68.375 59.734 Tổng chi phí Triệu đồng 82.491 79.868 71.886 Lãi từ cho vay Triệu đồng 86.470 88.397 79.745 Lãi cho huy động vốn Triệu đồng 69.100 65.375 55.734

1. Chênh lệch thu chi Triệu đồng 17.370 23.022 24.011

2. VHĐ/TNV % 64,85 93,42 153,01 3. VHĐCKH/VHĐ % 76,34 86,35 80,46 4. VHĐ/DS cho vay Lần 0,312 0,285 0,341 5. VHĐ/Dư nợ % 41,21 37,01 52,26 6. Vòng quay VHĐ Vòng 0,424 0,418 0,258 7. CP huy động/Tổng CP Lần 0,863 0,856 0,831 8. Lãi thu từ cho vay/Lãi chi cho

HĐV Lần 1,251 1,352 1,431

9. Chênh lệch thu chi/VHĐ % 8,43 10,75 7,63

Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ Agribank chi nhánh huyện Châu Phú

(1) Chênh lệch thu chi: Là sự chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động cho vay và chi phí phải trả cho vốn huy động của chi nhánh, thể hiện lợi nhuận từ lãi ròng của chi nhánh trong năm. Mức chênh lệch này càng lớn chứng tỏ

ngân hàng hoạt động càng hiệu quả, lợi nhuận thu về càng cao. Trong năm 2011, khoảng chênh lệch này là 17.370 triệu đồng cho thấy chi nhánh hoạt

động khá hiệu quả do trong năm 2011 lãi suất còn ở mức cao nên thu nhập từ

lãi của ngân hàng khá cao. Năm 2012, khoảng chênh lệch này tiếp tục tăng lên 23.022 triệu đồng tức tăng hơn 32% so với năm 2011. Cho thấy hiệu quả sinh lời từ đồng vốn huy động ngày càng cao, lãi suất có giảm so với năm 2011 nhưng do lãi suất cho vay giảm chậm hơn so với lãi suất huy động nên khoảng chênh lệch này tăng trong năm. Đến năm 2013, lợi nhuân từ lãi của chi nhánh tăng thêm 4,3%. Qua đó có thể nhận thấy sự sinh lời từ đồng vốn huy động khá cao, bắt đầu tăng chậm lại, lãi suất cho vay và huy động đều giảm nhưng lãi suất cho vay bắt đầu giảm nhanh. Chi nhánh đã quản lý đồng vốn huy động của mình khá tốt khi chênh lệch thu chi trong giai đoạn 2011 – 2013 luôn tăng

54

và được giữở mức cao. Ngân hàng cần tiếp tục nâng cao chênh lệch thu chi để

tăng khả năng sinh lời.

(2) Vốn huy động/Tổng nguồn vốn: Vốn huy động trong các NHTM luôn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn và đây là nguồn vốn có chi phí tương đối thấp. Các ngân hàng muốn hoạt động được phải cần có nguồn vốn huy động dồi dào do đó hoạt động huy động luôn được coi là một trong những hoạt động cốt lõi, được quan tâm chú trọng nhất trong các ngân hàng. Mặc dù là một ngân hàng quốc doanh nhưng tỷ lệ vốn huy động so với tổng nguồn vốn của Agribank Châu Phú liên tục tăng trong giai đoạn này đã cho thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh được đầu tư, phát triển. Trong năm 2011, tỷ lệ này gần 65%, so với các NHTM thì tỷ lệ này còn thấp. Chi nhánh hoạt động còn nhờ khá nhiều vào phần vốn vay được điều chuyển từ hội sở hoặc các chi nhánh khác cùng hệ thống, việc sử dụng nguồn vốn này làm cho chi phí trả lãi của ngân hàng ở mức cao. Năm 2012, tỷ lệ này tăng lên 93,42% có thể coi như bằng mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng. Trong năm 2012, vốn huy động của chi nhánh tăng nhưng tổng vốn hoạt động trong năm giảm do chính phủ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm tỷ lệ

lạm phát, ngoài ra hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do kinh tế bị trì trệ, chậm phát triển. Đến năm 2013, thì tỷ lệ vốn huy động so với tổng nguồn vốn tiếp tục tăng, đặt biệt số vốn huy động trong năm lớn hơn cả nguồn vốn của chi nhánh. Do trong năm 2013 kinh tế vẫn còn chậm phát triển, các kênh đầu tư khác không còn hiệu quả, người dân tăng lượng tiền gửi vào ngân hàng. Bên cạnh đó, đầu ra của hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn nên chi nhánh phải buộc cắt giảm nguồn vốn hoạt động, điều chuyển vốn huy động được qua các chi nhánh khác đang thiếu vốn hoặc điều chuyển về hội sở nhằm giảm chi phí trả lãi trong năm. Để hoạt động có hiệu quả ngân hàng cần có các chiến lược về nguồn vốn để thu hút đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình và không quá dư sẽ làm tăng chi phí và rủi ro cho ngân hàng.

(3) Vốn huy động có kì hạn/Vốn huy động: Nguồn vốn huy động có kì hạn lớn chứng tỏ độ ổn định của nguồn vốn về mặt thời gian càng cao và ngược lại. Do các nguồn vốn huy động có kì hạn dài có tính ổn định cao nên bù lại chi phí sử dụng các khoản vốn này cũng cao hơn. Ngân hàng phải có kế

hoạch sử dụng vốn hợp lý nhằm sinh lời cho các đồng vốn của mình. Năm 2011, tỷ lệ này là 76,34% cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh tương

đối ổn định. Năm 2012, tỷ lệ này ở chi nhánh tiếp tục tăng hơn 10%, cho thấy nguồn vốn huy động trong năm càng ổn định hơn so với năm 2011. Đây là một lợi thế so với các đối thủ trong lúc thị trường huy động vốn đang gặp khó khăn do lãi suất liên tục giảm. Đến năm 2013, tỷ lệ này còn 80,46% tuy có

55

giảm so với năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao, nguồn vốn huy động vẫn còn ổn định. Việc tỷ lệ này giảm trong năm có thể là do các khoản tiền gửi dài hạn trong năm trước đã đến hạn và người gửi tiền không có ý định gửi tiền trở

lại do lãi suất tiền gửi không tăng và tình hình kinh tế có tín hiệu phục hồi, các doanh nghiệp tăng cường hoạt động trở lại và các cá nhân cũng bắt đầu tăng

đầu tư do đó rút các khoản tiền gửi có kì hạn dài để tiến hành đầu tư. Ngân hàng đã thu hút được một lượng lớn vốn có kì hạn dài do đó cần có các kế

hoạch cho vay thích hợp. Nhằm cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro cho chính bản thân ngân hàng khi sử dụng nguồn vốn dài hạn phải trả chi phí cao hơn.

(4) Doanh số cho vay/Vốn huy động: Là một trong những tỷ lệ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động tại các ngân hàng hiện nay. Thể hiện khả năng sử lý nguồn vốn huy động đảm bảo khả năng sinh lời. Tỷ lệ này trong giai

đoạn 2011 – 2013 của chi nhánh có biến động nhưng gần bằng 0,3. Cụ thể

trong năm 2011, cứ 1 đồng vốn cho vay thì chi nhánh đã sử dụng 0,312 đồng vốn từ huy động, chi nhánh đã sử dụng hiệu quả tương đối đồng vốn của mình. Năm 2012 tỷ lệ này giảm chỉ còn 0.285 cho thấy chi nhánh đã không sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động của mình. Do trong năm 2012 doanh số cho vay tăng nhanh nhưng lượng vốn huy động hầu như không tăng so với năm trước. Nhận thấy điều này nên trong năm 2013 chi nhánh đã tăng cường huy động vốn mạnh mẽ, lượng vốn huy động tăng vọt nên tỷ lệ này trong năm 2013 tăng lên 0,341. Chi nhánh đã quan tâm việc sử dụng đồng vốn của mình sao có hiệu quả nhất, mang lại lợi nhuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(5) Dư nợ/Vốn huy động: Đây cũng là một tỷ lệ phản ánh hiệu quả sử

dụng vốn. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn vào việc cho vay. Trong năm 2011, tỷ lệ này là 41,21%. Tỷ lệ này còn thấp là do nguồn vốn huy

động được trong năm 2011 của chi nhánh còn khá thấp. Năm 2012, tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống 37,01% do lãi suất huy động giảm liên tục làm cho nguồn vốn huy động không tăng nhiều nhưng dư nợ trong năm 2012 tăng nhanh so với năm 2011. Chi nhánh cần chú ý quản lý các khoản cho vay kết hợp tăng cường huy động vốn. Năm 2013, nguồn vốn huy động vốn của chi nhánh dồi dào và tăng mạnh trong năm. Bên canh đó, các khoản tín dụng được chi nhánh quản lý chặt chẽ nên tỷ lệ này trong năm tăng lên 52,26%. Chi nhánh đã sử

dụng tương đối hiệu quả đồng vốn huy động của mình trong năm 2013. Ngân hàng là một ngành kinh doanh với rủi ro cao. Do đó, để giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn, đánh giá lại khách hàng và các khoản nợ.

(6) Vòng quay vốn huy động: Vòng quay vốn lưu động của ngân hàng càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng vốn của ngân hàng càng hiệu quả. Cụ thể

56

trong năm 2011 vòng quay vốn huy động của chi nhánh là 0,424 vòng tương

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu phú an giang (Trang 61)