PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI AGRIBANK CHÂU PHÚ

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu phú an giang (Trang 44 - 47)

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI AGRIBANK CHÂU PHÚ PHÚ

Đối với bất kì doanh nghiệp hay ngành nghề kinh doanh nào thì nguồn vốn luôn rất quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển. Đặc biệt đối với loại hình doanh nghiệp đặc biệt như là ngân hàng. Vì vậy tất cả các ngân hàng

đều quan tâm đến việc làm thế nào để huy động được nhiều vốn với chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động của mình. Bên cạnh đó cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng khác nhau là khác nhau tùy thuộc vào định hướng kinh doanh cũng như chính sách của chính ngân hàng. Qua bảng 4.1 ta có thể thấy được sự biến

động của vốn huy động cũng như tổng nguồn vốn của Agribank chi nhánh huyện Châu Phú trong giai đoạn 2011 – 2013.

Tổng nguồn vốn của chi nhánh giảm dần qua các năm. Trong năm 2011 tổng nguồn vốn là 317.850 triệu đồng nhưng đến năm 2012 thì đã giảm 88.635 triệu đồng tức là giảm gần 28% đưa nguồn vốn hoạt động của Agribank Châu Phú về mức 229.215 triệu đồng. Do trong năm 2012 tình hình kinh tế gặp nhiều biến động, đầu ra tín dụng gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong năm thấp do đó để tiết kiệm chi phí trả lãi, hạn chế rủi ro chi nhánh đã giảm nguồn vốn hoạt động của mình. Đến năm 2013, thì tổng nguồn vốn vẫn tiếp tục giảm hơn 10% làm cho tổng nguồn vốn còn 205.590 triệu đồng. Năm 2013 tín dụng có phục hồi nhưng vẫn tăng trưởng chậm. Chi nhánh giảm quy mô vốn để tiếp tục giảm chi phí hoạt động, hạn chế rủi ro và tăng lợi nhuận về cho chi nhánh.

34 Bảng 4.1: Vốn huy động của Agribank Châu Phú giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 206.120 64,85 214.136 93,42 314.575 153,01 8.016 3,89 100.439 46,90 Vốn điều chuyển 111.730 35,15 15.079 6,58 (108.985) (53,01) (96.651) (31,77) (124.064) (57,21) Tổng nguồn vốn 317.850 100,00 229.215 100,00 205.590 100,00 (88.635) (27,89) (23.625) (10,31)

35

Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ Agribank chi nhánh huyện Châu Phú

Hình 4.1 Tình hình nguồn vốn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Trong khi tổng nguồn vốn hoạt động giảm thì tình hình huy động vốn tại chi nhánh Agribank Châu Phú lại tăng liên tục trong giai đoạn này. Trong năm 2011 chi nhánh đã huy động được 206.120 triệu đồng. Đến năm 2012 mức vốn huy động đã tăng lên 214.136 triệu đồng tức tăng 8.016 triệu đồng so với năm 2011. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của ngành ngân hàng, theo Ngân hàng Nhà nước huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2012 tăng khoảng 16% và của hệ thống Agribank là 21,5%. Do tình hình kinh tế đang gặp khó khăn, các kênh đầu tư khác không mang lại hiệu quả, trong thời gian đó người dân hạn chếđầu tư, tăng lượng gửi tiền vào ngân hàng để sinh lời cho khoảng tiền tạm thời chưa dùng đến. Đến năm 2013 nguồn vốn huy động tiếp tục tăng mạnh thêm 100.439 triệu đồng tức tăng lên 46,9% so với năm 2012 đưa tổng vốn huy động được lên mức 314.575 triệu

đồng. Việc nguồn vốn huy động liên tục tăng và tăng mạnh trong năm 2013 là do ngân hàng áp dụng các chính khách khuyến mãi thu hút tiền gửi từ khách hàng, tình hình kinh tế trong nước vẫn chưa ổn định, các kênh đầu tư khác vẫn chưa phục hồi, ngân hàng vẫn là kênh sinh lời hiệu quả và an toàn cho nguồn vốn của khách hàng.

36

Trong năm 2011, Do vốn huy động chiếm tỷ trọng còn thấp, để đáp

ứng đủ nhu cầu về vốn hoạt động chi nhánh đã điều chuyển một lượng vốn khá cao tới 111.730 triệu đồng. Chiếm tỷ trọng hơn 35% trong tổng số nguồn vốn tại ngân hàng. Đến năm 2012, thì lượng vốn điều chuyển tại chi nhánh giảm mạnh. Chỉ còn 15.079 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,58% trong tổng số

vốn. Do trong năm tình hình kinh tế khó khăn, chi nhánh giảm quy mô vốn, bên cạnh đó lượng vốn gửi vào ngân hàng tăng mạnh nên ngân hàng không cần điều chuyển nhiều vốn như năm trước. Đến 2013, thì lượng vốn huy động tại ngân hàng khá cao so với nhu cầu vốn hoạt động. Chi nhánh phải điều chuyển lượng vốn thừa tới 108.985 triệu đồng về hội sở hoặc sang các chi nhánh khác đang có nhu cầu về vốn để giảm chi phí trả lãi cho khách hàng. Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn Agirbank Châu Phú 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014 Chênh lệch 6T- 2014/6T-2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 203.703 99,08 301.721 130,29 98.018 48,12 Vốn điều chuyển 1.887 0,92 (70.151) (30,29) (72.038) (3.817,59) Tổng nguồn vốn 205.590 100,00 231.570 100,00 25.980 12,64

Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ Agribank chi nhánh huyện Châu Phú

Trong 6 tháng đầu năm 2014 Agribank Châu Phú đã huy động được 301.712 triệu đồng tăng 100.592 triệu đồng so với cùng kì năm trước. Và tổng nguồn vốn hoạt động cũng tăng thêm 12,64%. So với 6 tháng đầu năm 2013 thì chi nhánh không cần điều chuyển vốn về mà chi nhánh đã điều chuyển đi 70.151 triệu đồng. Do đầu năm 2014, nguồn vốn huy động khá dồi dào, bên cạnh tín dụng tăng trưởng chậm. Mặc dù huy động được lượng vốn lớn nhưng

để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra thì chi nhánh đã phải điều chuyển đi một lượng vốn khá lớn nhằm hạn chế chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Việc huy động được lượng vốn lớn như hiện nay là một thử thách cho ngân hàng khi đầu ra tín dụng ngày càng hẹp, các doanh nghiệp giảm lượng cầu về

vốn do, hàng tồn kho tăng.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANK

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu phú an giang (Trang 44 - 47)