Quy định khung pháp lý, cơ chế chính sách và quy định về sản phẩm dịch vụ thẻ:

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 67 - 71)

trên thị trường Việt Nam ngày càng quyết liệt. Trong khi đó NHNN chưa quy định mức phí sàn cho các hoạt động kinh doanh thẻ nên xảy ra hiện tượng một số ngân hàng thương mại có những chính sách cạnh tranh về phí không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng. Dù đã hình thành các liên minh thẻ giữa các ngân hàng cũng như giữa các liên minh cũng đã có sự kết nối, thống nhất về việc cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên cần phải tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ có sự định hướng, quản lý từ phía các cơ quan chức năng có thẩm quyền là NHNN.

- Quy định khung pháp lý, cơ chế chính sách và quy định về sản phẩm dịch vụ thẻ: dịch vụ thẻ:

+ Các sản phẩm thẻ ngày càng đa dạng, công nghệ ứng dụng để phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, các văn bản pháp quy chưa được cập nhật, bổ sung, sửa đổi để thực sự phù hợp với xu thế phát triển này (đặc biệt là các vấn đề an ninh, bảo mật, hướng dẫn xử lý các tranh chấp rủi ro, vi phạm trong thanh toán thẻ).

+ NHNN cần tăng cường công tác quản lý thụng qua các Hiệp hội, liên minh thẻ

+ NHNN cần tiếp tục xây dựng các chính sách hỗ trợ, thúc đầy phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trên thực tế các Đơn vị chấp nhận thẻ phải trả phí cho Ngân hàng nên thường thu thêm phụ phí của KH khi thanh toán qua POS. Đồng thời doanh thu của Đơn vị qua máy cũng phải công khai nên cũng không khuyến khích các đơn vị, để khuyến khích ĐVCNT ưu tiên thực hiện giao dịch hàng hoá dịch vụ bằng thẻ, kiến nghị NHNN nghiên cứu và đề xuất các chính sách thuế ưu tiên cho các khoản thanh toán không dùng tiền mặt của các Đơn vị.

+ NHNN cần có các biện pháp hạn chế & ngăn chặn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NH trong việc phát triển ĐVCNT (nhiều ngân hàng sẵn sàng giảm phí dưới mức phí sàn do Hiệp hội thẻ quy định, thậm chí còn hoàn phí cho khách hàng chưa kể các khoản hoa hồng khác, hiện tượng tại 1 ĐVCNT có đến

4 tới 5 POS của các ngân hàng khác nhau là phổ biến). Điều này dẫn đến việc các ngân hàng không có doanh thu để mở rộng hoạt động thẻ và các ĐVCNT có điều kiện lợi dụng, gây khó khăn cho công tác tiếp thị của ngân hàng.

Kết luận

Dịch vụ ngân hàng với hệ thống thẻ lớn dần đang thay đổi bộ mặt của nền công nghiệp thanh toán Việt Nam. Đầu tư vào thị trường thẻ là một định hướng và xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế hiện đại. Ngoài ưu điểm không thể phủ nhận như các tiện ích mang lại cho chính chủ thẻ, thị trường thẻ còn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn, giảm lượng lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế. Từ năm 2003, thị trường thẻ bình lặng trở nên sôi động vì các ngân hàng sau một thời gian nỗ lực khai phá đã bắt đầu thành công. Cuộc đua về thẻ mới bắt đầu khởi động trên thị trường Việt Nam và với các ngân hàng, cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ là một thách thức vô cùng lớn.

Là ngân hàng tham gia vào thị trường kinh doanh thẻ tại Việt Nam muộn nhưng Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam nói chung cũng như Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng đã đạt được những thành công ban đầu rất đáng khích lệ, giữ vững uy tín trên thị trường và một thị phần không nhỏ trong cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế thị trường trong một vài năm vừa qua đã và đang đặt ra nhiều trở ngại cho hoạt động kinh doanh này. Và cũng như bất cứ một loại hình nghiệp vụ mới mẻ nào, con đường phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ trước mắt còn dài với không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi TCB HQV phải vượt qua để đứng vững trong cạnh tranh và trên thị trường.

.Bằng sự cố gắng và nỗ lực trong quá trình học tập và thực tập tại TCB HQV, em đã phân tích những kết quả kinh doanh của phòng kinh doanh thẻ, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ nói chung và rủi ro trong kinh doanh thẻ nói riêng, kết hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan của nền kinh tế để đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Chi nhánh. Em hi vọng những giải pháp trên sẽ phần nào phát huy hiệu quả, góp một phần vào sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh Techcombank Hoàng Quốc Việt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2010, 2011, 2012

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng kinh doanh thẻ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2010, 2011, 2012.

3. Quy chế quản lý, tổ chức, hoạt động SGD, chi nhánh NHTM Cổ phần Kỹ thương

4. Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ban hành theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

5. Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ban hành theo quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam

6. Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ của SGD Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

7. Báo cáo giả mạo trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại SGD ngân hàng Kỹ thương Việt Nam của các Tổ chức thẻ quốc tế.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Kí tự viết tắt Nguyên văn

NHNN TCB HQV ĐVCNT NHTM Amex Ngân hàng Nhà nước

Techcombank Hoàng Quốc Việt Đơn vị chấp nhận thẻ

Ngân hàng thương mại American Express

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w