- Đối với nhờ thu trả chậm (D/A):
d) Chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro
3.3.1 Đối với Chính phủ
Sự trợ giúp của Chính phủ là rất quan trọng đối với mọi ngành, mọi cấp. Nếu có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ về chính sách thuế, về quy định pháp luật... để TCB có định hướng triển khai dịch vụ thẻ góp phần phát triển xã hội lâu dài, thực hiện chủ trương ổn định tiền tệ, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông...thì nhất định dịch vụ này sẽ thu được những kết quả rất khả quan. Các cơ quan quản lý kinh tế xã hội và pháp luật cũng cần có sự quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực thẻ, bổ sung những chính sách, quy chế, quy định tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định và thuận lợi để nghiệp vụ thẻ có điều kiện phát triển lành mạnh, đúng hướng. Cụ thể:
-Tạo môi trường kinh tế ổn định:
Kinh tế, xã hội ổn định thì đời sống của người dân sẽ được cải thiện và nâng cao, có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thanh toán hiện đại của Ngân hàng. Khi đó ngân hàng có điều kiện mở rộng đối tượng phục vụ của mình.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thị trường tài chính phát triển tạo điều kiện cho các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phát triển hơn.
-Xây dựng văn bản pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia trong lĩnh vực thẻ:
Với sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường thẻ trong thời gian tới thì việc xảy ra rủi ro là điều không tránh khỏi. Vì vậy chính phủ cần bổ sung các luật liên quan đến tội phạm về thẻ như sản xuất tiêu thụ thẻ giả mạo, lấy trộm thông tin thẻ cũng như giao dịch giả mạo..
-Đưa ra các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển dịch vụ thẻ:
Chính phủ cần thắt chặt quản lý tiền mặt, tăng chi phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác, ưu đãi đối với các dịch vụ thẻ. Chính phủ cần đưa các khoản chi tiêu từ ngân sách thực hiện qua tài khoản giúp giảm chi phí hành chính, minh bạch các khoản chi tiêu, tăng hiệu quả sử dụng ngân sách.
-Đầu tư cho hạ tầng cơ sở:
Nằm trong chiến lược phát triển kinh tế, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng phù hợp với xu thế phát triển chung không còn là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà là của cả nước. Do không có định hướng ban đầu nên cơ sở vật chất kĩ thuật chưa có sự đồng bộ, các phần mềm phần cứng giữa các ngân hàng có nhiều điểm không tương thích gây khó khăn cho liên kết giữa các ngân hàng. Nhà nước cần chú ý đầu tư trng lĩnh vực này, đưa nước ta theo kịp các nước trên thế giới và khu vực về công nghệ ngân hàng.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các ngân hàng đầu tư phát triển và trang bị các máy móc thiết bị phục vụ thanh toán, phát hành thẻ mà nếu chỉ có ngành ngân hàng thì không thể đáp ứng nổi
-Đầu tư cho hệ thống giáo dục:
Con người luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục vừa nâng cao dân trí để nhanh chóng tiếp cận với công nghệ thanh toán hiện đại, vừa giúp đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển..