50 20 5 Giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình 80 20

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu họcNguyễn Bỉnh Khiêm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 40 - 45)

- Tuy vậy, vẫn còn một số GVTH coi nhẹ việc bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ,

30 50 20 5 Giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình 80 20

6 Giảng viên ứng dụng công nghệ thông tin trong

bồi dưỡng

20 60 20

* Khảo sát về việc quản lý các phương pháp bồi dưỡng

Công tác quản lý phương pháp bồi dưỡng có những bất cập và điều này được thể hiện bảng 2.4

Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các biện pháp quản lý phương pháp bồi dưỡng (biểu hiện ở tỉ lệ %)

STT Nội dung Đánh giá Tốt (%) Khá (%) TB (%) 1

Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên hàng năm

50 40 10

2

Ngoài kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, Ban giám hiệu đã tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo các chuyên đề cho giáo viên

10 50 40

3

Ban giám hiệu tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng chuyên môn giáo viên phù hợp nhu cầu của GV

4

Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá của Ban giám hiệu về công tác bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhà trường

30 40 30

5

Nhà trường đã đáp ứng các điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho GV: Giảng viên, tài liệu, phòng học, trang thiết bị

50 30 20

6 Nhà trường có chính sách động viên, khuyến

khích giáo viên học bồi dưỡng chuyên môn 20 40 40

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số biện pháp quản lý quan trọng có tác dụng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng lại chưa được sử dụng thường xuyên. Đó là các biện pháp: Tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo các chuyên đề cho giáo viên, tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng chuyên môn giáo viên phù hợp nhu cầu của GV, có chính sách động viên, khuyến khích giáo viên học BDCM,…

2.3.3. Thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở Trường TH Chu Van An

Về công tác kiểm tra, đánh giá: Phần lớn giáo viên được hỏi ý kiến cho rằng BGH đã thực hiện tốt khâu kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên. Kết quả khảo sát cho thấy khâu kiểm tra, đánh giá công tác BDCM đã được BGH quan tâm song chưa được thực hiện tốt.

Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng (biểu hiện ở tỉ lệ %)

STT Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Mức độ Thường

xuyên

Đôi khi Không bao giờ

1 Thi vấn đáp

2 Đánh giá thực hành kĩ năng nghề 3 Viết thu hoạch

Kết quả thăm dò (xem bảng 2.5) cho rằng kiểm tra, đánh giá kết quả ở các lớp bồi dưỡng tập trung vẫn theo hình thức viết thu hoạch là chính, chưa chú trọng đánh giá việc thực hành kĩ năng.

Kết quả trưng cầu ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về quản lý kiểm tra, đánh giá của nhà trường được thể hiện tại bảng 2.8

Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các biện pháp quản lý việc KT, ĐG kết quả bồi dưỡng

STT Phương pháp quản lý KT, ĐG kết quả bồi dưỡng

Mức độ Thường xuyên (%) Đôi khi (%) Không bao giờ (%) 1 Tổ chức thi vấn đáp 0 20 80

2 BGH chỉ đạo việc KT, ĐG kết quả bồi dưỡng bằng hình thức thực

hành kĩ năng nghề

3 BGH chỉ đạo việc KT, ĐG kết quả bồi dưỡng bằng hình thức viết thu hoạch

20 60 20

Công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát bồi dưỡng thường xuyên chưa sát sao, chưa có sự đúc rút, trao đổi kinh nghiệm để làm tốt hơn. Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên vẫn còn mang tính hình thức, chưa làm cho mỗi giáo viên có ý thức tích cực, tự giác tự học, tự bồi dưỡng hoặc tham gia bồi dưỡng.

2.3.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở Trường TH Chu Van An

Việc đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả bồi dưỡng, do vậy chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của GV về mức độ đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở Trường TH Chu Van An. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.7.

Mức độ đáp ứng: Đảm bảo đầy đủ (Đ), Cơ bản đầy đủ (CĐ), Thiếu (T) Mức độ hiện đại: Hiện đại (HĐ), chưa hiện đại (CHĐ), lạc hậu (LH). Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ đáp ứng các điều kiện về CSVC, trang thiết bị

STT Điều kiện Mức độ đáp ứng Mức độ hiện đại Đ (%) CĐ (%) T (%) HĐ (%) CHĐ (%) LH (%) 1 Cơ sở vật chất lớp học 20 45 45 8 80 12 2 Trang thiết bị phục vụ

cho công tác bồi dưỡng 30 50 20 30 50 20 3 Tài liệu bồi dưỡng 40 40 20 20 60 20

- Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy mức độ đáp ứng các điều kiện về CSVCcho công tác bồi dưỡng còn rất khó khăn. Tài liệu bồi dưỡng nghèo nàn, thiếu kịp thời. Tài liệu bồi dưỡng chưa đầy đủ và được viết có tính chất lý thuyết nhiều hơn là hướng dẫn người học liên hệ và vận dụng thực tiễn.

CSVC, trang thiết bị, kinh phí cho công tác bồi dưỡng thường xuyên còn hạn chế, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên và tổ chức bồi dưỡng qua mạng.

Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân * Ưu điểm:

- CBQL, GV và nhân viên nhà trường đã nhận thức rõ tầm quan trọng của bồi dưỡng đội ngũ trong việc nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục đào tạo.

- BGH đã căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, xác định đúng nội dung, hình thức, phương pháp BDCM tương đối phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

lý công tác bồi dưỡng giáo viên. * Hạn chế:

- Việc xây dựng kế hoạch BDGV của BGH còn thiếu tính chủ động sáng tạo, chủ yếu dựa vào kế hoạch của cấp trên.

- Một số nội dung chưa xây dựng được hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GV phù hợp với điều kiện của nhà trường và nhu cầu của giáo viên.

- Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV của nhà trường thực hiện chưa đồng đều và chưa được quan tâm đúng mức.

- Việc kiểm tra đánh giá bồi dưỡng giáo viên còn hình thức.

- Một bộ phận cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp; khắc phục những yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nên chưa có sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể cũng như đầu tư thỏa đáng về nguồn lực, cơ sở vật chất, đội ngũ báo cáo viên và các điều kiện để thực hiện có kết quả công tác này.

* Nguyên nhân:

Qua tìm hiểu nguyên nhân của những yếu kém trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng GVTH, có thể thấy các yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến việc quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn GV gồm có:

- Nhận thức và tầm nhìn chiến lược về sự phát triển giáo dục của lãnh đạo nhà trường còn hạn chế. Tư tưởng trung bình chủ nghĩa, không chịu phấn đấu, ngại thay đổi vẫn còn ở một số cán bộ giáo viên.

- Trường còn thiếu GV ở các bộ môn, thiếu phòng học, rất khó bố trí được thời gian bồi dưỡng chuyên môn chung, hoặc nếu bồi dưỡng theo khối thì cũng khó thực hiện vì giáo viên do phải dạy nhiều giờ và làm công tác kiêm nhiệm nên thiếu thời gian hoặc không có thời gian cho BD.

- Thiếu hoặc không có kinh phí. Thiếu CSVC và trang thiết bị phục vụ công tác BD.

- Thiếu giảng viên, GV hướng dẫn; việc thiết kế nội dung, chương trình BD chuyên môn đòi hỏi phải có những chuyên gia chuyên sâu song Phòng Giáo dục quận vẫn còn thiếu chuyên viên phụ trách chuyên môn, thường là mỗi đồng chí phụ trách nhiều môn, những môn không phải là chuyên môn chính được đào tạo sẽ gặp khó khăn trong quản lý và chỉ đạo.

- Thiếu tài liệu bồi dưỡng, hoặc chậm cập nhật, nhất là những tài liệu, văn bản chỉ đạo mới.

- Hoàn cảnh khó khăn: về kinh tế, con nhỏ, tuổi cao...

- Thiếu sự động viên, tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường.

- Thiếu tính chủ động sáng tạo của nhà trường trong công tác quản lý chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên. Chủ yếu các trường triển khai kế hoạch của cấp trên, việc đánh giá rút kinh nghiệm không thường xuyên, còn e dè nể nang.

Các yếu tố trên đều có ảnh hưởng với những lý do khác nhau đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV. Như vậy, có rất nhiều khó khăn gặp phải khi

nhà trường tổ chức bồi dưỡng GV. Trước hết cần có các văn bản cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng GV để làm căn cứ thực hiện, đặc biệt là nguồn kinh phí và các điều kiện khác.

Muốn loại bỏ được những lý do ảnh hưởng của các yếu tố này, đòi hỏi cấp quản lý và mỗi GV cần phải xây dựng kế hoạch có tính lâu dài, triển khai một cách khoa học đồng thời khắc phục những khó khăn chung, khó khăn của từng cá nhân để thực hiện được tốt công tác BD nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 chúng tôi đã khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động BDCM cho giáo viên quận BÌNH THẠCHvà trường TH Chu Van An trên các mặt: Xác định nội dung, phương pháp, hình thức BDCM; thực hiện các chức năng quản lý hoạt động BDCM giáo viên (Xây dựng mục tiêu , tổ chức thực hiện, chỉ đạo , kiểm tra, đánh giá). Qua điều tra, khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động BDCM cho GV trường TH Chu Van An , cho thấy công tác quản lý BD chuyên môn cho GV các trường TH ở quận BÌNH THẠCHnói chung và trường TH Chu Van An nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ trong quá trình thực hiện đổi mới GD. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập có tính cấp thiết cần giải quyết đã nêu ra ở trên.

Qua khảo sát, đánh giá chúng tôi đã rút ra những điểm mạnh, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động BDCM cho giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêmlàm cơ sở để đề xuất biện pháp ở chương 3.

Xét trên tổng thể, năng lực của đội ngũ GV của nhà trường hiện nay không đồng đều, hiệu quả giảng dạy chưa cao. Đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá toàn diện, sâu sát và đề ra những giải pháp quản lý cần thiết, có tính khả thi cao để tạo ra sự đồng bộ và toàn diện của đội ngũ. Nhằm khắc phục những tồn tại nói trên và đáp ứng những yêu cầu của giáo dục ngày nay, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho GVTH là một việc làm cần thiết. Xây dựng đội ngũ GV có chuyên môn giỏi phải được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Vấn đề này đặt ra cho nhà QLGD cần phải có những biện pháp BD đội ngũ giáo viên một cách có kế hoạch, có hệ thống, cụ thể, thiết thực và quyết tâm để thực hiện có hiệu quả mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra thực trạng, để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động BDCM cho GV, đề tài đã hệ thống hóa và đề xuất các biện pháp QL thích hợp nhằm khắc phục được những hạn chế nêu trên. Vấn đề này được chúng tôi trình bày ở chương 3 dưới đây.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM HẢI, QUẬN HẢI AN,

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỐI MỚI GIÁO DỤC

3.1. Những nguyên tắc định hướng cho việc đề xuấtcác biện pháp các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống của các biện pháp

Các biện pháp đưa ra cần có tính hệ thống, trước hết phải là biện pháp làm thay đổi về nhận thức, tư duy của cả cán bộ quản lý và GV theo tinh thần đổi mới; sau đó mới là nội dung, là hình thức BD và tổ chức thực hiện. Ngoài ra phải vận dụng theo những xu hướng đổi mới trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng hướng tới kinh tế tri thức và xã hội học tập. Mỗi biện pháp đề xuất đều có đầy đủ ba phần, bao gồm: Mục đích, nội dung, cách thức thực hiện.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu họcNguyễn Bỉnh Khiêm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w