4.2.3.1. Quản lý và thẩm định chặt chẽ các yếu tố ảnh hưởng đến tính lành mạnh trong quan hệ tín dụng với DNNVV
Tài sản đảm bảo chƣa phải là chỗ dựa an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong nguyên tắc mà có thể nói là bất di bất dịch của tín dụng là tiền vay phải đƣợc đảm bảo bằng tài sản dƣới hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bên thứ 3. Tài sản bảo đảm là nguồn thu cuối cùng của ngân hàng một khi khách hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng, và đây cũng là nguồn thu không mong muốn của ngân hàng. Do vậy, không nên xem tài sản bảo đảm là sự an toàn cho ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng cũng cần linh hoạt hơn trong việc xem xét tính pháp lý của tài sản đảm bảo nhƣ giấy tờ đất, nhà khoong nhất thiết phải có sổ đỏ, sổ hồng thì mới đƣợc đảm bảo mà một số trƣờng hợp chỉ cần có hợp đồng mua bán là đƣợc, ví dụ nhƣ đất mua dự án hay nhà chung cƣ…)
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tài sản thế chấp thƣờng là bất động sản nhƣ đất đai, nhà cửa. Các bất động sản thì phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế xã hội, các chính sách của nhà nƣớc, do đó có thể sẽ xẩy ra những biến động lớn, những trƣờng hợp lừa đảo hoặc có tiếp tay của cán bộ tín dụng ngân hàng làm cho ngân hàng không thu hồi đƣợc nợ. Vì vậy, khi xem xét để cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cần chú trọng vào các yếu tố khác nhƣ: tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực quản lý và kinh nghiệm của ban lãnh đạo, các yếu tố này mới quyết định khách hàng có trả nợ đƣợc ngân hàng hay không.
Vietcombank Bắc Hà Tĩnh cần phải chú trọng vào các yếu tố đã nêu trên đây để từ đó làm giảm đƣợc các khoản nợ xấu, nợ cần chú ý, nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. đồng thời cũng làm tăng khả năng quản lý rủi ro tín dụng cho ngân hàng và dần dần ngân hàng sẽ xây dựng đƣợc những tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp xin vay vốn tín chấp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó tăng khả năng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng của DNNVV có hoat động kinh doanh hiệu quả, có dự án kinh doanh tốt nhƣng không có hoặc không đủ tài sản đảm bảo.
4.2.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng trong quan hệ với các DNNVV thông qua công tác đào tạo, tái đào tạo và tuyển dụng
Chất lƣợng và hiệu quả tín dụng phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, trình độ cán bộ tín dụng phải đƣợc chuẩn hóa, không ngừng nâng cao. Để nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng, Vietcombank Bắc Hà Tĩnh cần thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, Vietcombank Bắc Hà Tĩnh phải có chế độ thƣởng phạt nghiêm minh, gắn lợi ích với hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng nhƣ giảm nợ quá hạn, nợ khó đòi... Đặc biệt, Vietcombank Bắc Hà Tĩnh cần có biện pháp thiết thực khuyến khích cán bộ, nhân viên giỏi, tích cực trong công tác và gắn bó, tâm huyết với ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức tài chính ngân hàng thành lập mới, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch; các công ty chứng khoán, công ty tài chính ra đời… Do đó, nhu cầu nhân sự trong hoạt động tài chính, ngân hàng rất cao, cạnh tranh chất xám của các tổ chức tài chính, ngân hàng ngày càng lớn. Cán bộ tại NHTM quốc doanh thƣờng hạn chế về thu nhập, cơ hội thăng tiến, cơ chế làm việc… nên có thể tìm đến với những ngân hàng, công ty có điều kiện làm việc tốt hơn. Thực tế, trong thời gian gần đây, nhiều cán bộ của Vietcombank Bắc Hà Tĩnh đã chuyển sang công tác tại ngân hàng, công ty tài chính khác. Sự di chuyển nhân sự của Vietcombank Bắc Hà Tĩnh kéo theo sự di chuyển khách hàng sang ngân hàng khác, đặc biệt là khách hàng là DNNVV và là
cá nhân - những đối tƣợng khách hàng chủ yếu thiết lập và duy trì quan hệ với ngân hàng thông qua cán bộ ngân hàng.
Hai là, tiếp tục nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại để cán bộ tín dụng có đủ kiến thức chuyên môn cũng nhƣ kiến thức về kinh tế thị trƣờng. Khuyến khích các cán bộ đi học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ ở trong và ngoài nƣớc. Ngân hàng thƣờng xuyên có nhiều hình thức đào tạo khác nhau với cán bộ nhân viên nhƣ: đào tạo tại chỗ, mời giáo viên về tập huấn theo chuyên đề. Trƣớc mắt, cần thƣờng xuyên phối hợp với các ngân hàng thƣơng mại khác và các cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho cán bộ về nghiệp vụ, kỹ năng trong quan hệ với DNNVV nhƣ: phƣơng pháp đánh giá tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng, các thông số thẩm định kết quả tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, vấn đề thông tin phòng chống rủi ro; tổ chức cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng bạn đồng thời cập nhật những thông tin mới từ phía Chính phủ.
Ba là, tổ chức thi tuyển một cách công bằng, nghiêm túc, khách quan tuyển chọn những ngƣời có năng lực, tâm huyết với nghề, ƣu tiên ngƣời có kinh nghiệm. Quy trình tuyển chọn cán bộ không nên cứng nhắc mà phải dựa trên năng lực thực tế để quyết định bố trí sắp xếp công việc cũng nhƣ thu nhập một cách thỏa đáng.
Bốn là, bố trí sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng phải phù hợp với vị trí yêu cầu của từng công việc. Phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác, đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm.
4.2.3.3. Tăng cường giám sát các khoản tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng song song với việc mở rộng tín dụng
Nếu Vietcombank Bắc Hà Tĩnh chỉ thực hiện phát triển tín dụng với DNNVV mà nơi lỏng công tác kiểm tra giám sát các khoản tín dụng đó thì khả năng chất lƣợng tín dụng giảm sút là điều khó tránh khỏi, nợ quá hạn, nợ khó đòi có thể gia tăng nhanh chóng). Vì thế việc duy trì và tăng cƣờng công tác giám sát các khoản tín dụng với DNNVV là việc làm cần thiết, nó cũng là một công cụ để Vietcombank Bắc Hà Tĩnh có thể ngăn chặn rủi ro trong kinh doanh.
Giám sát và quản lý tín dụng đƣợc tiến hành từ khi tiền vay phát ra cho đến khi khoản vay đƣợc hoàn trả, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:
Thứ nhất, kiểm tra trƣớc khi cho vay là việc thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. Thông qua đó mà ngân hàng có thể nhận biết chính xác về khách hàng và có cơ sở quyết định cho vay một cách đúng đắn.
Thứ hai, kiểm tra trong khi cho vay là việc kiểm tra mục đích, đối tƣợng vay vốn, kiểm tra mức vay và thời hạn xin vay của dự án vay vốn; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ vay vốn.
Thứ ba, kiểm tra sau khi cho vay đƣợc tiến hành từ khi ngân hàng phát tiền vay cho đến khi thu hết nợ nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu ngƣời vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
4.2.3.4. Tăng cường quản lý rủi ro và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu để nâng cao chất lượng tín dụng
Quản lý rủi ro là hết sức quan trọng đối với ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng, vì rủi ro do nhiều yếu tố tạo ra đặc biệt nguy nhiểm nhất là yếu tố con ngƣời bên trong ngân hàng và khách hàng xin vay. Do đó, một giải pháp có thể thực hiện để hạn chế bớt rủi ro xuất phát từ yếu tố con ngƣời là dùng biện pháp phỏng vấn trực tiếp. Vietcombank Bắc Hà Tĩnh cần lập hội đồng thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên tín dụng trực tiếp thụ lý hồ sơ khách hàng phải tự mình bảo vệ phƣơng án kinh doanh, phƣơng án trả nợ vay của mình trƣớc hội đồng thẩm định. Ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi có kết quả chấp thuận từ hội đồng thẩm định.
Nợ quá hạn, nợ xấu là điều tất yếu đối với ngân hàng, tuy nhiên việc đôn đốc thu hồi nợ đối với những khách hàng nợ quá hạn là điều hết sức cần thiết. Thực tế hiện nay, cách đòi nợ của ngân hàng chủ yếu dựa theo dạng mệnh lệnh, thậm chí còn đe doạ cả đối với khách hàng chƣa đến mức phải bị nhƣ vậy nên
thƣờng xẩy ra mâu thuẫn giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng và tất nhiên là khách hàng đó sẽ không có quan hệ tín dụng với ngân hàng nữa, đây cũng là một thiệt hại cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Chính vì lẽ dó, để việc thu hồi nợ quá hạn đạt hiệu quả cao, Vietcombank Bắc Hà Tĩnh nên xem việc đôn đốc thu hồi nợ quá hạn là một nghệ thuật và phải đƣợc đào tạo một cách bài bản. Tuỳ thuộc vào từng đối tƣợng mà ngân hàng có cách đòi nợ phù hợp, cần quan tâm, chia sẻ những khó khăn với khách hàng, đồng cảm với khách hàng tránh gây ra những mâu thuẫn khi đòi nợ.