0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ TĨNH (Trang 75 -75 )

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì trong quan hệ tín dụng giữa VCB Bắc Hà Tĩnh với các DNNVV vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Một là: Mặc dù đã có sự tăng trƣởng, nhƣng tỷ trọng dƣ nợ cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay cho các DNNVV của VCB Bắc Hà Tĩnh vẫn còn thấp, chƣa tƣơng xứng với khả năng sẵn có của ngân hàng. Trong hoạt động thực tế, ngân hàng chƣa hoàn toàn xây dựng đƣợc tác phong làm việc đối xử bình đẳng giữa các DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nhà nƣớc vẫn nhận đƣợc sự ƣu ái hơn trong khi đó chƣa hẳn là những doanh nghiệp thực sự hoạt động hiệu quả.

Hai là: Hoạt động tín dụng đối với DNNVV vẫn chỉ tập trung vào tín dụng ngắn hạn. Tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn thấp, trong khi ngày càng có nhiều DNNVV có nhu cầu vay vốn dài hạn để đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh. Nhƣ vậy, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của VCB Bắc Hà Tĩnh còn hạn chế.

Ba là, trong thời gian qua, ngân hàng đã rút ngắn thời gian thẩm định cho vay, tuy nhiên thực tế thời gian ra quyết định cho vay của ngân hàng vẫn chậm, chƣa đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh, uy tín của ngân hàng bị ảnh hƣởng

Bốn là, tuy đã có quy định về việc cho vay không có tài sản bảo đảm nhƣng thực tế các hợp đồng cho vay của ngân hàng với DNNVV vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở tài sản bảo đảm, chƣa mạnh dạn áp dụng cho vay theo tín chấp. Trong khi đó, yêu cầu về tài sản bảo đảm là một trong những rào cản doanh nghiệp tiếp cận vốn vay. Trên thực tế, rất ít DNNVV có thể đáp ứng các điều kiện trên, đặc biệt là các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động hoặc doanh nghiệp đầu tƣ phát triển sản phẩm mới. Vì DNNVV khó khăn mới phải vay vốn, nếu đã có tài sản lớn, làm ăn có hiệu quả thì lại không có nhiều nhu cầu tiếp cận vốn vay ngân hàng. Hơn nữa, không phải tài sản nào cũng đƣợc ngân hàng nhận làm

tài sản đảm bảo, việc xác định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh cũng rất khó khăn, ngân hàng thƣờng đƣa ra mức giá thấp hơn giá trị thị trƣờng, đặc biệt với máy móc, dây chuyền, thiết bị đã qua sử dụng, các tài sản tự chế tạo, cải tạo) nên gây khó khăn cho việc xây dựng quan hệ tín dụng. Mặt khác, việc quản lý, định giá và xử lý tài sản bảo đảm trong trƣờng hợp không thực hiện đƣợc hợp đồng vay vốn cũng rất phức tạp, gây tốn kém nhiều chi phí và thời gian của ngân hàng.

Năm là, mặc dù VCB Bắc Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hình thức tín dụng khác nhau đối với DNNVV, trong đó có những hình thức rất mới và hiện đại nhƣng đến nay các doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn hình thức chính là cho vay từng lần. Từ đó gây ra sự lãng phí lớn đối với VCB về nguồn nhân lực, chi phí xây dựng, triển khai, quảng bá các dịch vụ mới. Mặt khác, các DNNVV cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội tiếp cận với những hình thức tín dụng phù hợp, hiệu quả hơn.

3.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong phát triển cho vay DNVVN tại Ngân hàng Ngoại thương Bắc Hà Tĩnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thực trạng phát triển cho vay DNVVN của chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thƣơng Bắc Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những hạn chế nêu trên chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

a. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

Thứ nhất, ngân hàng chƣa xây dựng đƣợc một chiến lƣợc phát triển tín dụng chú trọng đến DNNVV phù hợp với khả năng của mình. Mặc dù nhận thức rõ sự cần thiết phải quan tâm đến đối tƣợng khách hàng này, trong định hƣớng chuyển dịch cơ cấu khách hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh cũng đã xác định trong giai đoạn 2010 - 2015 sẽ ƣu tiên phát triển tín dụng cho DNNVV, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhƣng đến nay dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV vẫn chƣa tăng nhiều.

Thứ hai, chính sách khách hàng của Vietcombank Bắc Hà Tĩnh nói chung và chính sách đối với DNNVV nói riêng còn chƣa cụ thể. Hiện nay Vietcombank Bắc Hà Tĩnh chƣa xây dựng đƣợc tiêu chí đánh giá phân loại phù hợp với nhóm đối tƣợng khách hàng cá nhân và các DNNVV. Quá trình triển khai chính sách khách

hàng củaVietcombank Bắc Hà Tĩnh bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ chƣa thống nhất, chƣa đồng bộ, chƣa sát với thực tế tại các đơn vị thành viên.

Thứ ba, mặc dù Vietcombank Bắc Hà Tĩnh đã đƣa vào áp dụng nhiều hình thức cho vay nhƣng trên thực tế, các DNNVV chủ yếu chỉ đƣợc vay theo các hình thức truyền thống là cho vay từng lần. Hình thức cho vay này giúp Vietcombank Bắc Hà Tĩnh quản lý chặt chẽ các món vay, nhƣng gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Mỗi lần vay vốn, doanh nghiệp phải làm lại tất cả các thủ tục vay vốn, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, gây tâm lý e ngại cho khách hàng.

Thứ tư, trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng trong công tác tín dụng với DNNVV còn nhiều hạn chế. Bản thân cán bộ ngân hàng chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong việc phát triển quan hệ với DNNVV, thiếu kỹ năng trong việc tiếp cận, tƣ vấn cho doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn còn hạn chế, ý thức đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng chƣa cao làm ảnh hƣởng đến việc thẩm định điều kiện cho vay của DNNVV và giám sát quá trình doanh nghiệp thực hiện các cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Thứ năm, việc quảng bá các sản phẩm tín dụng của Vietcombank Bắc Hà Tĩnh đến khách hàng chƣa tốt do chƣa chú ý đến sự phân bố dàn trải và tính tự phát, thiếu liên kết chặt chẽ giữa các DNNVV. Ngân hàng cũng chƣa nghiên cứu tìm hiểu sâu về đối tƣợng khách hàng này nhằm đƣa ra những dịch vụ tín dụng phù hợp, dành riêng cho từng nhóm khách hàng DNNVV. Vì vậy, trong khi DNNVV thiếu vốn sản xuất kinh doanh thì ngân hàng vẫn tồn đọng vốn.

b.Nguyên nhân từ phía DNNVV:

- Hiểu biết của các DNNVV về cơ chế tín dụng của ngân hàng còn hạn chế.

Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp và có trách nhiệm với ngƣời gửi tiền và sử dụng dịch vụ nên việc đánh giá thẩm định khách hàng luôn có quy trình và các bƣớc cụ thể. Một số doanh nghiệp bƣớc vào thị trƣờng còn có tâm lý e dè, ngại các thủ tục rƣờm rà do ngân hàng đƣa ra. Nhiều hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp dã không đáp ứng đƣợc yêu cầu do ngân hàng đề ra. Thậm chí các

thông tin do doanh nghiệp cung cấp không đủ cho ngân hàng có bức tranh tổng thể về tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp. Bộ hồ sơ về năng lực pháp lý thƣờng chỉ có ở mức tối thiểu nhƣ điều lệ, đăng ký kinh doanh và thiếu nhiều tài liệu khác nhƣ biên bản hội đồng thành viên bầu giám đốc, các giấy tờ về thủ tục góp vốn. Các tài sản cá nhân và pháp nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch.

Trong nhiều trƣờng hợp thông tin do doanh nghiệp cung cấp không đủ cho ngân hàng đƣa ra các quyết định về việc cung cấp tín dụng. Đối với ngân hàng, yếu tố quan trọng là khoản tín dụng đƣợc doanh nghiệp sử dụng hiệu quả, trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể trả các khoản vay theo nhƣ cam kết trong hợp đồng. Các khoản thế chấp, bảo lãnh thực chất là mang tính dự phòng trong trƣờng hợp doanh nghiệp không có khả năng chi trả.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu, các hệ số tài chính không đảm bảo theo đánh giá của ngân hàng.

Tại diễn đàn về vay vốn kích cầu do Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 8/9/2009, lãnh đạo các Hiệp hội đều thống nhất nhận định: các doanh nghiệp trong ngành chế biến, nhất là doanh nghiệp chế biến thủ công mỹ nghệ, mây tre đan…phần lớn mua nguyên liệu từ nông dân và không có hóa đơn chứng từ, vì vậy doanh nghiệp không thể chứng minh sự minh bạch về tài chính theo yêu cầu của ngân hàng. Đây là tình trạng phổ biến trong hoạt động của DNNVV Việt Nam.

Tài sản thế chấp của doanh nghiệp không đảm bảo: Cho đến thời điểm hiện tại phần lớn thủ tục cho vay đối với các DNNVV của Vietcombank Bắc Hà Tĩnh là dựa trên tài sản đảm bảo. Trong khi đó nhiều DNNVV không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo, chủ yếu là đất) thƣờng không đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng, thiếu những giấy tờ cần thiết liên quan làm cơ sở pháp lý để ngân hàng xem xét cho vay. Lý do không đáp ứng yêu cầu về tài sản đảm bảo chiếm đến hơn 70% từ chối cho vay của ngân hàng. Theo quy định của Chính phủ, ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, để đƣợc vay vốn không có tài sản bảo đảm thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện: kinh doanh có lãi trong 2

năm gần nhất, có đầy đủ báo cáo tài chính, có phƣơng án khả thi đem lại hiệu quả kinh tế, có uy tín trong quan hệ với ngân hàng.

- DNNVV thiếu minh bạch trong hoạt động.

Trên thực tế, hầu hết các DNNVV không có báo cáo tài chính hoặc báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình thực tế, hệ thống sổ sách kế toán và phƣơng pháp hạch toán của doanh nghiệp thƣờng không đầy đủ, thiếu chính xác và minh bạch. Nhiều doanh nghiệp còn không thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế, trốn thuế, mua bán hoá đơn tài chính, sử dụng hoá đơn giả…Các hoạt động kinh doanh thu chi phần nhiều sử dụng tiền mặt nên ngân hàng không đủ cơ sở đánh giá nhận xét về tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho việc thẩm định, đánh giá năng lực thực sự của khách hàng

- Doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp trong xây dựng dự án dùng để vay tín dụng.

Đa số các DNNVV chƣa đầu tƣ đúng mức vào đội ngũ lãnh đạo và nhân viên. Trình độ cán bộ lãnh đạo thấp, không đủ năng lực để thiết lập các phƣơng án vay vốn có hiệu quả, khả thi. Một số doanh nghiệp lập phƣơng án kinh doanh còn mang nặng tính chủ quan, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần túy, không tính toán đến các các yếu tố thị trƣờng và nhân tố khách quan khác. Nội dung của phƣơng án đƣợc thiết lập sơ sài, thiếu thuyết phục đối với ngân hàng, hay còn gọi là thiếu tính khả thi. Bên cạnh đó phải kể đến kế hoạch tài chính của doanh nghiệp nói chung và kế hoạch tài chính của từng phƣơng án nói riêng không rõ ràng, mạch lạc trong đó không xác định đƣợc các dòng tiền, chu kỳ luân chuyển vốn và nguồn trả nợ.

Việc ra quyết định cung cấp tín dụng của ngân hàng cho doanh nghiệp còn tuỳ thuộc vào sự tin tƣởng lẫn nhau đƣợc tạo dựng trong quan hệ lâu dài. Những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tốt và lâu dài với ngân hàng thì thƣờng đƣợc xem xét cấp tín dụng thuận lợi hơn. Nhiều doanh nghiệp chỉ khi nào cần vay mới đến gặp ngân hàng, trong trƣờng hợp đó ngân hàng phải thiết lập một hồ sơ khách hàng mới nên quy trình cấp tín dụng sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Hiển nhiên là với các doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ, vi phạm các cam kết với ngân hàng về mục đích sử dụng vốn vay hoặc cố tình chậm trễ trả nợ, phát sinh nợ quá hạn sẽ khó thuyết phục ngân hàng cho vay.

- Đạo đức kinh doanh và uy tín của các DNNVV còn thấp.

Các DNNVV Việt Nam ít có uy tín trên thị trƣờng, chủ yếu là làm ăn nhỏ lẻ nên khó tạo lòng tin đối với cán bộ ngân hàng. Trong môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhiều khi doanh nghiệp phải chấp nhận những điều kiện mua bán bất lợi về giá cả, phƣơng thức thanh toán, việc mua bán chịu diễn ra khá phổ biến dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp không thu đƣợc tiền hàng đúng hẹn, không trả đƣợc nợ cho ngân hàng. Khoản vay bị chuyển thành quá hạn, doanh nghiệp phải chịu phạt, ngân hàng bị gia tăng nợ quá hạn, tăng nguy cơ rủi ro, làm giảm chất lƣợng tín dụng. Một bộ phận DNNVV hoạt động kinh doanh theo lối “chụp giật”, gian lận trong sản xuất kinh doanh, hoạt động không ổn định, gian dối trong quan quá trình thực hịên hợp đồng tín dụng làm suy giảm lòng tin của ngân hàng.

- Sự liên kết giữa các DNNVV còn rất hạn chế.

Ở các nƣớc có nền công nghiệp phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Canađa, các DNNVV có vai trò rất lớn trong nền kinh tế trƣớc hết vì họ có sự gắn kết rất chặt chẽ với nhau và với doanh nghiệp lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DNNVV trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, nên đƣợc bảo đảm về thị trƣờng, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Sự bảo đảm này một mặt tạo điều kiện tốt cho DNNVV hoạt động ổn định, mặt khác, sẽ là một yếu tố tín chấp giúp DNNVV vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn.

Một số ít DNNVV Việt Nam đóng vai trò là công ty con, công ty vệ tinh nhằm cung cấp nguyên liệu, gia công cho các doanh nghiệp lớn, còn lại chủ yếu ra đời và phát triển mang tính tự phát, thiếu sự liên kết với nhau và với các doanh nghiệp lớn. Tuy một số tổ chức, hiệp hội ngành nghề đã ra đời làm đầu mối liên kết các doanh nghiệp nhƣng chƣa thực sự phát huy tốt vai trò này, đặc biệt là trong việc bảo lãnh, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Sự tồn tại thiếu liên kết của các DNNVV cũng là một trở ngại cho bản thân

họ trong quá trình tích luỹ vốn và tiếp nhận sự hỗ trợ của nhà nƣớc nhằm tiến tới mở rộng quy mô sản xuất, tiến tới hình thành các doanh nghiệp lớn.

- Doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược hoạt động lâu dài.

Đƣợc thành lập trong thời gian ngắn, quy mô hoạt động nhỏ nên phần lớn DNNVV tập trung vào những ngành nghề đang có lợi nhuận cao, quay vòng vốn nhanh mà thiếu sự nghiên cứu, tìm hiểu và dự báo dài về thị trƣờng trong tƣơng lai. Mặt khác, khởi sự chủ yếu từ nguồn vốn của chủ doanh nghiệp hoặc do sự đóng góp của ngƣời thân nên doanh nghiệp ít chú trọng đến việc xây dựng một chiến lƣợc hoạt động lâu dài. Vì vậy, doanh nghiệp cũng chƣa nhận thức đƣợc lợi ích của việc tham gia các hiệp hội ngành nghề nhằm quảng bá, liên kết với nhau và tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức này trong quá trình hoạt động. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có những thủ đoạn cạnh tranh thiếu lành mạnh, “chụp giật” nhằm tìm kiếm lợi nhuận trƣớc mắt mà bỏ qua việc tạo lập và giữ gìn thƣơng hiệu, uy tín. Chính vì vậy, khi DNNVV xin vay vốn ngân hàng thƣờng gặp khó khăn do phía ngân hàng lo ngại rủi ro cho nguồn vốn của mình.

c.Nguyên nhântừ môi trường:

- Môi trường pháp lý: Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về hoạt động kinh doanh của ngân hàng và DNNVV nhƣng các văn bản này chƣa đƣợc hoàn thiện, nhiều quy định chồng chéo, gây khó khăn cho quá trình thực hiện của cả ngân hàng và DNNVV.

Cụ thể, quy định của nhà nƣớc liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay còn phức tạp. Để hạn chế rủi ro và thực hiện đúng quy định của nhà nƣớc, việc cho

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ TĨNH (Trang 75 -75 )

×