Hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân

Một phần của tài liệu Quản lý cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân thị trấn việt lâm, tỉnh hà giang (Trang 34 - 40)

1.2.2.1. Các hình thức cho vay

Theo thời hạn cho vay

Trong nền kinh tế thị trƣờng, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ cho vay có ba loại:

- Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn đến một năm thƣờng đƣợc dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lƣu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, đầu tƣ trong chăn nuôi và cho vay phục vụ nhu cầu sinh

hoạt cá nhân.

- Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, đầu tƣ cho chăn nuôi theo mô hình chang trại, có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

- Cho vay dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm đƣợc sử dụng để cấp vốn xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

Căn cứ vào đối tượng cho vay

- Cho vay vốn lƣu động: Là loại cho vay đƣợc cung cấp nhằm hình thành vốn lƣu động trong kinh doanh là chính. Loại cho vay này đƣợc thực hiện chủ yếu bằng hai hình thức cho vay bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt và chiết khấu chứng từ có giá.

- Cho vay vốn cố định: Là loại cho vay đƣợc cung cấp để hình thành vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong đầu tƣ có chu kỳ dài. Loại cho vay này đƣợc thực hiện dƣới hình thức cho vay trung hạn và dài hạn.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vốn vay:

- Cho vay sản xuất, phát triển nông nghiệp: Là loại cho vay cung cấp cho các thành viên vay để tiến hành sản xuất nông nghiệp, trồng chọt và chăn nuôi.

- Cho vay kinh doanh, dịch vụ lƣu động hàng hoá: Là loại cho vay cung cấp cho các thành viên vay để tiến hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: Là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, phục vụ cho sinh hoạt của thành viên.

- Cho vay ngành nghề: Là loại cho vay để thành viên vay để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ máy móc, trang thiết bị, vốn lƣu động trong các làng nghề trên địa bàn.

Căn cứ vào tài sản đảm bảo tiền vay:

- Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: Đối với Quỹ tín dụng Nhân

dân, hình thức cho vay không có đảm bảo ít đƣợc khuyến khích, thƣờng chỉ cho vay những món nhỏ, đáp ứng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và cho vay những thành viên có uy tín, chấp hành tốt nghĩa vụ của công dân nơi cƣ trú, có quan hệ xòng phẳng về tài chính.

Cho vay có đảm bảo: Là loại hình cho vay chủ yếu của Quỹ tín dụng

Nhân dân. Khi Quỹ tín dụng Nhân dân cho vay đòi hỏi ngƣời vay (thành viên) phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, điểm khác với các tổ chức tín dụng khác là: dù ngƣời vay có tài sản cầm cố, thế chấp nhƣng quy định bắt buộc ngƣời vay đó phải là thành viên của Quỹ tín dụng Nhân dân thì mới đƣợc xem xét giải quyết vay vốn.

1.2.2.2. Các nguyên tắc cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân - Luôn đảm bảo nguồn vốn cho vay

Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu của quy luật lƣu thông tiền tệ nhằm làm cho sự vận động của tiền tệ gắn liền với sự vận động của vật tƣ hàng hóa giữ vững sức mua của đồng tiền.

+ Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi nhận tiền vay và trong suốt quá trình sử dụng tiền vay thành viên phải có một số hàng hóa vật tƣ, sản phẩm tƣơng đƣơng làm đảm bảo cho khoản vay đó.

+ Nguyên tắc này nhằm đảm bảo hiệu quả của vốn vay tạo điều kiện thực hiện việc hoàn trả nợ vay của thành viên. Mặt khác, mục đích cho vay là nhằm bổ sung vốn lƣu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó đƣợc xác định trƣớc khi cho vay và kiểm soát trong quá trình sử dụng tiền vay.

- Đảm bảo đúng mục đích đã cam kết. Tiền vay phải đƣợc sử dụng

đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của sử dụng vốn vay tạo điều kiện thực hiện tốt việc

hoàn trả nợ của thành viên. Để thực hiện tốt điều này, mỗi lần vay vốn thành viên làm giấy đề nghị vay vốn, trong giấy đề nghị vay vốn thành viên phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình và kèm theo phƣơng án sản xuất kinh doanh có khả thi, có hiệu quả. Thành viên vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng nhƣ mục đích đã cam kết, nếu Quỹ tín dụng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì Quỹ tín dụng có quyền yêu cầu thu hồi nợ trƣớc hạn.

- Hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Tiền vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc

và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của cho vay là giao dịch cung cầu về vốn, cho vay chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, Quỹ tín dụng và bên vay thoả thuận trong hợp đồng tín dụng rằng Quỹ tín dụng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lƣợng giá trị nhất định cho thành viên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, thành viên phải hoàn trả quyền này cho Quỹ tín dụng (trả nợ gốc) và một khoản chi phí (lợi tức) nhất định cho việc sử dụng vốn vay. Nguyên tắc này đảm bảo cho tiền vay không bị giảm giá, tiền vay phải thu hồi đƣợc đầy đủ và có sinh lời.

1.2.2.3. Quy trình cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân

Bƣớc 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận đơn xin vay và hướng dẫn hồ sơ vay vốn nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra giấy tờ, hồ sơ phục vụ cho việc vay vốn và phải đảm bảo đầy đủ chân thực hợp nhất và tính thống nhất.

Bƣớc 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn và phương án vay vốn

- Phỏng vấn, trao đổi thông tin với khách hàng có nhu cầu vay vốn. - Kiểm tra, đối chiếu thực tế các thông tin về khách hàng vay vốn. - Đánh giá khách hàng, tập trung vào các nội dung: tƣ cách pháp nhân (hồ sơ pháp lý), cách thức, khả năng, kinh nghiệm trong phát triển kinh tế gia

đình. Uy tín của khách hàng, của gia đình và các thông tin khác.

- Thẩm định phƣơng án sản xuất, kinh doanh và phƣơng án trả nợ của khách hàng nhƣ: nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng tiền vay, tổng nhu cầu vốn cho sản xuất, phƣơng án kinh doanh, nguồn vốn tự có của gia đình.

- Xác định khả năng rủi ro và biện pháp phòng ngừa. Quỹ tín dụng sẽ xem xét rủi ro từ sự thay đổi của chính sách và cơ chế của nhà nƣớc; rủi ro có thể phát sinh từ khách hàng, thị trƣờng, giá cả, tỉ lệ lạm phát hoặc từ các nguyên nhân khác.

- Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay (nếu có): chất lƣợng tài sản đảm bảo, xác định giá trị tài sản đảm bảo, khả năng chuyển thành tiền của tài sản thế chấp, thị trƣờng tiêu thụ của mặt hàng mà khách hàng dự kiến sản xuất, kinh doanh.

Bƣớc 3: Phê duyệt và ký hợp đồng cho vay

- Phê duyệt: Trên cơ sở tài liệu, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, kết quả thẩm định và đề xuất cho vay. Nếu khoản vay đã phê duyệt thì cấp có thẩm quyền: Trƣởng phòng, phó phòng thông báo cho khách hàng kết quả đƣợc phê duyệt để làm các thủ tục kế tiếp.

- Hoàn thiện thủ tục và kí hợp đồng vay vốn: Cán bộ tín dụng hƣớng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn và cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra lại, bổ sung những tài liệu đƣợc yêu cầu từ văn bản phê duyệt khoản vay vào bộ hồ sơ đã đƣợc hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức trên cơ sở các hợp đồng đƣợc cán bộ tín dụng lập, ngƣời có thẩm quyền sẽ cùng với khách hàng ký hợp đồng vay vốn và hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có). Quỹ tín dụng thông báo cho cơ quan quản lý về tài sản đảm bảo tiền vay, mở hồ sơ cho khách hàng và lƣu hồ sơ gốc.

Bƣớc 4: Giải ngân hợp đồng vay vốn đã được ký

Trƣớc khi khách hàng rút tiền vay thì cán bộ tín dụng phải kiểm tra lại toàn bộ hợp đồng vay vốn nhƣ: Tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn vay trên hồ sơ rút tiền trên cơ sở đó lập giấy nhận nợ, chứng từ giải ngân, phê duyệt và thực hiện giải ngân.

Bƣớc 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay của khách hàng và tiến hành thu nợ hoặc xử lý nợ có vấn đề

- Kiểm tra vốn vay theo định kỳ (nếu thành viên rút tiền theo định kỳ). Quỹ tín dụng sẽ xem xét tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay, tình hình thực hiện các cam kết, nguồn thu và khả năng trả nợ của thành viên. Cũng có thể kiểm tra đột xuất nếu thấy cần thiết, mỗi lần kiểm tra cán bộ tín dụng lập báo cáo về tình hình thực hiện khoản vay của thành viên. Nếu các khoản vay của thành viên có dấu hiệu nghi ngờ hoặc có bằng chứng gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh thì cán bộ tín dụng sẽ lập báo cáo, trình cấp trên xin ý kiến để xử lý và có thể xử lý theo các hƣớng nhƣ: chấm dứt hẳn việc cho vay hoặc là thu hồi nợ trƣớc hạn một phần hay toàn bộ hoặc có thể xử lý bằng cách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn hoặc thay đổi tài sản đảm bảo tiền vay.

- Thu nợ: Cán bộ tín dụng sẽ đôn đốc thành viên để đảm bảo kế hoạch thu nợ cả gốc lẫn lãi đồng thời phải lập và gửi thông báo nợ đến hạn cho thành viên trƣớc mọi kỳ hạn trả nợ.

- Xử lý nợ có vấn đề: Nếu nhƣ thành viên không thực hiện đƣợc việc trả nợ gốc và lãi theo thoả thuận trong hợp đồng vay vốn thì Quỹ tín dụng có thể xử lí nhƣ sau:

Một là: Chuyển sang nợ quá hạn.

Hai là: Thu nợ bằng việc xử lý tài sản đảm bảo. Ba là: Khởi kiện trƣớc pháp luật.

Bƣớc 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Làm thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay.

- Sau khi tất toán tiền vay, cán bộ tín dụng sẽ lập bảng đối chiếu và thông báo tất toán khoản vay cho thành viên.

- Lƣu trữ hồ sơ sau khi tất toán khoản vay, cán bộ kế toán phụ trách tín dụng phải tổng hợp, lập báo cáo tổng kết khoản vay. Trên cơ sở đó, cập nhật những thông tin về tất toán khoản vay và tổng kết khoản vay, lƣu trữ hồ sơ (phải vào danh mục hồ sơ lƣu trữ, có biên bản bàn giao cho bộ phận lƣu trữ).

Một phần của tài liệu Quản lý cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân thị trấn việt lâm, tỉnh hà giang (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)