.
3.2.5 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong các năm (2011 –
(2011 – 6/2014).
Để đánh giá được chính xác thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng, chúng ta đi vào phân tích cụ thể các chỉ số có liên quan được trình bày trong bảng 3.13.
Bảng 3.13: Chỉ số tài chính đánh giá rủi ro tín dụng qua 3 năm (2011 – 2013) và 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2011 2012 2013 06/2013 06/2014 Dư nợ Triệu đồng 831.559 831.546 856.638 803.963 803.918 Nợ xấu Triệu đồng 5.477 13.301 10.379 10.828 29.620 Nợ nhóm 5 Triệu đồng 2.490 6.805 7.104 7.500 13.617 Nợ xấu/ Dư nợ % 0,66 1,6 1,21 1,57 3,68 Tỷ lệ nợ nhóm 5 % 0,3 0,82 0,83 0,93 1,69
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNN&PTNT - Chi nhánh Ninh Kiều, 2014.
Nợ xấu/ dư nợ:
Đây cũng là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư
64
nợ là dưới 3%.Với Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 3% thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó được xem là có chất lượng tín dụng tốt.
Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số rủi ro thấy hệ số tín dụng rủi ro năm 2011 là 0,66%, sang năm 2012 tăng lên 1,60%. So với con số khuyến khích của ngân hàng nước ta tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp hơn 5% thì việc đạt được những con số trên cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng khá tốt, sang năm 2013 chỉ số này là 1,21% tăng so với năm 2012. Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp (DN) ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm, hệ thống ngân hàng thương mại từ quý IV/2011 lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh khoản của một nhóm ngân hàng thương mại yếu kém. Nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất động sản và cung cấp tín dụng tập trung thoái qúa vào một nhóm tập đoàn kinh tế, kể cả khu vực tư nhân làm tăng tính rủi ro của tín dụng và sự kém hiệu quả trong việc phân bố nguồn lực tài chính. Từ quý
II/2012 nền kinh tế nước ta thể hiện càng rõ nét đặc điểm của “một cơ thể vừa
thiếu máu, vừa không tiếp nhận được máu”. DN thiếu vốn hoạt động, nhưng ngân hàng không tăng được tín dụng. Nợ xấu như “cục máu đông” gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn; “sức khoẻ” của nền kinh tế suy giảm nặng; niềm tin thị trường giảm sút; DN thiếu phương hướng hoạt động. Một bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa kèm theo nhiều lo lắng đã kéo dài cả năm 2012. Đến tháng 6/2014 là 3,68% tăng cao hơn so với các năm qua và so với cùng kỳ năm 2013, tăng đột biến là do dư nợ và nợ xấu tăng vào nửa đầu năm 2014, đã vượt mức cho phép dưới 3% của ngân hàng nước ta. Nguyên nhân là do lạm phát kéo dài làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân gặp nhiều khó khăn đến năm 2013 có nhiều chính sách để hạn chế kiểm soát lạm phát nhưng nền kinh tế vẫn còn phải khác phục hậu quả sau lạm phát và nền kinh tế bị suy thoái nặng nề. Và như vậy với tỷ lê nợ xấu của ngân hàng có thể chấp nhận là thấp và rất an toàn so với tỷ lệ cho phép của NHNN, nhưng đến 6/2014 đã vượt ngưỡng an toàn, nói chung tỷ lệ này cho thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng cũng tạm ổn định. Qua đó cho thấy Ngân hàng ngày càng trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người dân trong việc cung cấp, đáp ứng yêu cầu về vốn cho sản xuất, góp phần phát triển kinh tế tại Thành phố Cần Thơ.
65 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn
Nợ nhóm 5 là nhóm nợ có mang tính rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Đây là các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn. Tỷ lệ của nhóm nợ này trong tổng dư nợ càng thấp thì nguồn vốn của ngân hàng càng an toàn. Tỷ lệ này cao có nghĩa là phần hao hụt của ngân hàng cao, hoạt động của ngân hàng mang tính rủi ro cao.
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn như được trình bày trong bảng 3.12 có tỷ lệ tương đối thấp. Năm 2011, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm 0,3% trong tổng dư nợ. Năm 2012 tăng lên 0,82%, sự tăng lên này là do công tác thu nợ của ngân hàng chưa được thực hiện tốt, nợ xấu tăng cao. Năm 2013 tình hình nợ có khả năng mất vốn chỉ có 0,83% tăng lên không đáng kể so với năm 2012. Đến tháng 6/2014 tỷ lệ này tăng đáng kể là 1,69% tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2013, nguyên nhân là do đầu năm ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác thu nợ và các khoản nợ nhóm 3, 4 của kỳ trước không thu hồi được đã chuyển sang nợ nhóm 5 vào năm nay. Nguyên nhân là do sự suy thoái kinh tế và các ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn, nợ xấu ngân hàng là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không hiệu quả và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài thậm chí không thể trả được. Nợ xấu hiện nay của các tổ chức tín dụng được tích lũy từ trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy nợ xấu và nhất là nợ có khả năng mất vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng có chiều hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. 3.3 Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
3.3.1 Nguyên nhân phát sinh từ phía Ngân hàng
Thứ nhất, chính sách quản trị tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam: Cho đến nay chưa có một Ngân hàng thương mại nhà nước nào ban hành chiến lược, chính sách phát triển và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng một cách đầy đủ bằng văn bản. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn cũng nằm trong đó. Hơn nữa, tất cả các chỉ đạo từ Ngân hàng Trung ương mới chỉ là những bản hướng dẫn thi hành quy chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay và các quy chế khác do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Bên cạnh đó, kế hoạch tín dụng chỉ mang tính thủ tục. Những khuyến cáo về các ngành hàng không nên cho vay, đầu tư hay khống chế thường chỉ được đưa ra sau khi rủi ro tín dụng đã phát sinh ở một số chi nhánh hay tín dụng đã tăng trưởng đến mức nóng.
66
Thứ hai, quy trình cấp tín dụng hiện tại đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao do các khoản vay chưa được thực hiện rà soát rủi ro một cách độc lập với bộ phận bán hàng.
Thứ ba, năng lực của cán bộ tín dụng: Năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phát hiện và xử lý khoản vay có vấn đề của một số cán bộ còn rất yếu nhất là đối với những ngành hàng đòi hỏi hiểu biết chuyên môn cao (công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng, nông, ngư nghiệp…). Nhiều quyết định cho vay mang tính cảm tính, được đưa ra trên cơ sở thông tin được cân nhắc không đầy đủ hoặc phiến diện như chỉ dựa vào tài sản thế chấp hay bản thân phương án kinh doanh mà bỏ qua năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp đều dẫn đến rủi ro. Một số cán bộ cũng chưa có khả năng tư vấn, giám sát khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời. Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong công việc, khả năng kiểm soát chứng từ vay, kiến thức pháp luật của một vài cán bộ tín dụng cũng còn yếu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh phần lớn là còn rất trẻ, do đó kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Mặt khác, họ cũng chưa được đào tạo và trang bị một cách đầy đủ các kiến thức mới về mô hình quản trị rủi ro ở các nước phát triển. Nhận thức được trình độ của cán bộ nhân viên là vô cùng quan trọng, Chi nhánh đã hết sức quan tâm đến công tác đào tạo lại cán bộ, nhân viên ở trong và ngoài nước. Tuy vậy, hoạt động này cũng gặp nhiều khó khăn do kinh phí dành cho đào tạo là có hạn và điều quan trọng hơn là tình trạng thiếu chuyên gia giỏi để giảng dạy.
Thứ tư, ngân hàng chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý: Chi nhánh chưa xây dựng được cơ chế khoán tài chính do đó đã không tạo được động lực thúc đẩy cán bộ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Cán bộ tín dụng, đặc biệt là cán bộ trực tiếp thực hiện các khoản cho vay là các cán bộ phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Họ phải chịu trách nhiệm đối với khoản cho vay có vấn đề. Tuy nhiên, khi họ cho vay ra nhiều hơn, chất lượng cao hơn, đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng hơn thì thu nhập đối với bản thân họ lại không thay đổi. Đây là một hạn chế mà Chi nhánh cần khắc phục.
Thứ năm, các hướng dẫn trong việc xác định giá trị của tài sản đảm bảo còn chưa cụ thể: Mặc dù Chi nhánh định giá các tài sản thế chấp theo quy định chung và có tham khảo giá tài sản đó trên thị trường tại thời điểm định giá. Thực tế các tài sản thế chấp mà khách hàng thường sử dụng làm tài sản đảm bảo tiền vay tại Chi nhánh là đất đai, nhà ở, máy móc, thiết bị. Mức giá của
67
các loại tài sản này thường biến động nên gây khó khăn cho việc định giá. Đặc biệt, đối với các tài sản thế chấp là máy móc, thiết bị, ngân hàng yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nhưng do các loại máy móc này hay được mua đi bán lại nhiều lần nên các doanh nghiệp thường không có giấy tờ sở hữu các tài sản đó.
Thứ sáu, trang thiết bị công nghệ thông tin không đầy đủ: trang web trung tâm thông tin tín dụng CIC ra đời những hiệu quả hoạt động chưa cao, ngân hàng nhiều khi không có được nguồn thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ. Điều này dẫn đến việc ngân hàng có thể ra những quyết định sai lầm như: khách hàng vay tiền bằng tài sản thế chấp mà tài sản này đã khách hàng thế chấp tại nhiều ngân hàng khác hoặc khách hàng vay tiền và dùng vào mục đích đảo nợ, trả nợ ngân hàng khác.
Thứ bảy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt: Thị trường tài chính ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài ngày một quyết liệt. Bởi lẽ đó, chi nhánh vì giữ khách hàng, đôi khi đã phải chấp nhận những khoản tín dụng chất lượng không tốt, xác suất rủi ro cao. Chính điều này đã góp phần làm gia tăng rủi ro tín dụng.
3.3.2 Nguyên nhân phát sinh từ khách hàng
Thứ nhất, báo cáo tài chính không minh bạch: Những thông tin trên báo cáo tài chính sẽ là cơ sở để các cán bộ phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng trong quá trình thẩm định dự án. Tuy nhiên, có những báo cáo không được kiểm toán nên không có độ chính xác cao, gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc đánh giá năng lực tài chính, khả năng trả nợ, nhân tố quan trọng trong việc quyết định cho vay.
Thứ hai, sự không tôn trọng và thiếu hiểu biết pháp luật của khách hàng có thể đẩy khách hàng tới tình trạng thua lỗ hoặc phá sản, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đôi khi, một số doanh nghiệp mặc dù có hiểu biết khá tốt về pháp luật nhưng lại cố tình vi phạm, khi bị pháp luật phát hiện, trong trường hợp xấu nhất là ngừng hoạt động và sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Thứ ba, các khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích khiến cho hoạt động luân chuyển vốn không lành mạnh, dẫn đến mất khả năng thanh toán và không thể trả nợ ngân hàng.
Thứ tư, những biến động của thị trường tài chính có thể làm phát sinh những khoản nợ quá hạn.
68
Thứ năm, năng lực kinh doanh và quản trị của khách hàng doanh nghiệp tác động rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu người điều hành không sáng suốt với những quyết định sai lầm trong chiến lược kinh doanh, lựa chọn ngành nghề không phù hợp,… dẫn đến làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Nếu doanh nghiệp quản lý nhân sự không tốt sẽ giảm hiệu quả và năng suất lao động, giảm khả năng cạnh tranh và doanh nghiệp khó có thể đứng vững, dễ lâm vào tình trạng hoạt động không hiệu quả, ngân hàng khó có thể thu hồi được nợ.
Thứ sáu, đạo đức và uy tín của khách hàng: nếu các khách hàng cố ý lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng, trường hợp này, ngân hàng rất khó thu hồi được tiền cho vay.
3.3.3 Nguyên nhân khách quan bất khả kháng
- Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm luôn làm cho các hộ chăn nuôi bị lỗ nặng, nhiều trường hợp mất trắng vốn, mặc dù họ rất có ý thức trả nợ nhưng vẫn không có khả năng trả nợ.
- Giá cả tăng vọt là nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí của khách hàng tăng cao, chẳng những giá cả vật tư, hàng hóa đầu vào của doanh nghiệp bị đẩy lên mà chi phí lãi vay cũng tăng theo, đây là nguyên nhân không lường trước được nên kaos theo giá cả đầu ra của doanh nghiệp cũng tăng, sản phẩm bị ế ẩm, tiêu thụ kém, làm giảm sút lợi nhuận của khách hàng, không đạt được theo những suy đoán, dự tính ban đầu như trong phương án vay vốn mà khách hàng đã trình bày với ngân hàng trước khi vay vốn.
- Thời tiết khí hậu ngày càng thay đổi trở nên khác nghiệt hơn làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và các ngành nghề khác, ảnh hưởng đến con người và toàn xã hội.
3.3.4 Nguyên nhân do đảm bảo tín dụng
- Một số tài sản đảm bảo khi phát mãi mới biết không hợp lệ về thủ tục pháp lý gây ra rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý thu hồi vốn vay.
- Khi cán bộ ngân hàng thẩm định cho vay từ tài sản đảo thế chấp đang giá cao, sau đó giá giảm mạnh, khách hàng không trả được nợ. Ngân hàng xiết nợ nhưng không bán được do không có người mua, hoặc là giá quá thấp, tiền thu về thấp hơn so với số tiền cho vay.
69
- Vấn đề xác định chủ sở hữu tài sản đảm bảo trong một số trường hợp mà việc xác định hồ sơ chưa được đầy đủ đối với thành viên đồng sở hữu như xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng, con cái: tài sản đồng thừa kế dẫn đến thiếu sót các chữ ký cần thiết trên hợp đồng thế chấp, bảo lãnh và hợp đồng tín dụng. Đây là yếu tố bất lợi khi khởi kiện và thường kéo dài thời gian khởi kiện.
- Đối với hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, trong khi thẩm định, đôi lúc cán bộ tín dụng chưa đọc kỹ điều lệ công ty hoặc chưa quan tâm đến ý chí vay