.
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng
hàng.
Phân tích các tỷ số tài chính là việc sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động tín dụng. Số liệu dùng để phân tích được thu thập từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng phân tích nợ xấu và rủi ro tín dụng. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng như sau (Nguyễn Quang Thu, 2008):
2.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tín dụng
a. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một khoảng thời gian nhất định.
18 b. Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn trong một thời điểm nào đó.
c. Dư nợ cho vay
Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định.
Dư nợ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ.
c. Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một kỳ nào đó đối với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt, nếu ngân hàng có hệ số nợ gần bằng 1 hay (100%) tức là công tác thu nợ của ngân hàng khá chất lượng.
Công thức tính:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = x 100%
Doanh số cho vay d. Vòng quay vốn tín dụng
- Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, không bị ứ đọng, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =
Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân =
19 e. Dư nợ trên vốn huy động
- Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn của ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay chủ yếu từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.
- Công thức tính: Tổng dư nợ
Dư nợ trên vốn huy động = (lần)
Vốn huy động
2.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng còn có một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng như sau:
a. Nợ xấu
Biểu hiện của rủi ro tín dụng chính là nợ xấu. Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Nó tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng.
b. Nợ xấu /Tổng dư nợ
- Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao. Đối với tỷ lệ Nợ xấu /Tổng dư nợ thì mức an toàn cho phép là 3% (theo quy định của NHNN).
- Công thức tính:
Nợ xấu
Nợ xấu /Tổng dư nợ = x 100% Tổng dư nợ
c. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn
Chỉ tiêu này giúp đánh giá tỷ lệ nợ mang rủi ro cao nhất, có khả năng mất vốn của ngân hàng (nợ nhóm 5).
20
Nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn = x 100%
Tổng dư nợ 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu được thu thập từ tài liệu lưu trữ tại Ngân hàng trong những năm qua do Ngân hàng cung cấp.
- Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011 đến 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014.
- Bảng cân đối kế toán qua 3 năm 2011- 2013 và 6/2013, 6/2014. - Bảng báo cáo: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu.
- Thu thập từ đề tài nghiên cứu, các bài luận văn mẫu, các báo cáo thường niên của NHNN&PTNT - Chi nhánh Ninh Kiều, TPCT, sách báo, tạp chí khoa học, trang web, internet,...
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trong quá trình phân tích, các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng bao gồm (Nguyễn Năng Phúc, 2008):
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp so sánh gồm 2 hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối
- Phương pháp dùng chỉ số: Là phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính đánh giá hoạt động và rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
- Phương pháp suy luận: Là phương pháp dùng lý thuyết đưa ra kết quả của một nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng.
- Dùng phân tích ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh yếu, cơ hội thách thức mà ngân hàng gặp phải từ đó đề ra biện pháp phát triển và hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng (Nguyễn Phạm Phát Tiến và Trương Chí Tiến, 2011).