.
3.2.1 Thực trạng về tín dụng tại Ngân hàng qua các năm (2011 6/2014)
đối 21.962 triệu đồng (tương đương 94,82%). Tóm lại, ngân hàng cũng đã cố gắn đã thực hiện tốt chính sách tăng cường doanh thu, giảm thiểu chi phí đến mức có thể nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng bằng cách tăng cường đầu tư vào hoạt động tín dụng.
3.2 THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA (2011 – 6/2014). HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA (2011 – 6/2014).
3.2.1 Thực trạng về tín dụng tại Ngân hàng qua các năm (2011 -6/2014). 6/2014).
3.2.1.1 Tình hình huy động vốn
Một ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng, nó là nguồn lực để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tồn tại. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong các ngân hàng, với phương châm “đi vay để cho vay”. Vì vậy, nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận, đồng thời tạo điều kiện tốt cho sự cạnh tranh của ngân hàng.
Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 được minh họa ở bảng 3.2.
Qua số liệu ở bảng 3.2 cho thấy tình hình huy động vốn của NHNN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đều tăng qua các năm, với tốc độ tăng của năm 2012 cao hơn tốc độ tăng của năm 2013. Sự tăng lên này là do sự gia tăng lên của các khoản mục cấu thành nên vốn huy động bao gồm: Tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của khách hàng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế,
34
phát hành giấy tờ có giá. Cụ thể, năm 2011 tổng vốn huy động là 874.886 triệu đồng, năm 2012 đạt 1.105.310 triệu đồng tăng lên 230.43 triệu đồng so với năm 2011 (tương đương tăng 20,85%). Đến năm 2013 tổng vốn huy động của chi nhánh đạt 1.258.274 triệu đồng, tăng lên 152.96 triệu đồng so với năm 2012 (tăng tương đương 16,84%). Tháng 6/2013 tổng vốn huy động đạt được 908.2 triệu đồng, tháng 6/2014 là 1.093,49 triệu đồng tăng lên 185.30 triệu đồng so với 6/2013 (tương đương 20,40%). Trong đó:
+ Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước: Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước là các khoản thuế, các nguồn vốn của các dự án xây dựng đầu tư chưa được sử dụng đến nên kho bạc gởi vào Ngân hàng để có thêm lãi suất. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động, từ bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng này tăng lên qua các năm và 6 tháng đầu năm 2013, 2014. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi Kho bạc Nhà nước là 23.060 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên 52.236 triệu đồng. Tháng 6/2013 đạt 35.062 triệu đồng, Đến tháng 6/2014 đạt 65.65 triệu đồng tăng tuyệt đối 30.59 triệu đồng (tức tăng khoảng 87,24%). Nguyên nhân làm cho tiền gửi Kho bạc Nhà nước tăng lên trong năm 2012, 2013 là do Kho bạc Nhà nước thực hiện thu Ngân sách nhiều hơn cho các lĩnh vực xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia, đến nay thành phố đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm như: Dự án nâng cấp và mở rộng Sân bay quốc tế Cần Thơ, cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui (giai đoạn 1 và một số hạng mục giai đoạn 2), đường Nam sông Hậu, Quốc lộ 91B, đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn Quốc lộ 91B - Mỹ Khánh, Phong Điền), đường Tỉnh 926 và 932, thông xe tuyến đường Mậu Thân - Sân bay Trà Nóc, tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn, cầu và đường trên các tuyến đường Tỉnh 923, 921, đường nối thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với thành phố Cần Thơ (đoạn thuộc thành phố Cần Thơ) - giai đoạn I. Hệ thống giao thông nông thôn từng bước được xây dựng, nâng cấp đồng bộ, liên hoàn, đảm bảo nhu cầu giao thương hàng hóa và đi lại của người dân. Cùng với đó, công tác quản lý xây dựng và trật tự đô thị từng bước mang lại hiệu quả tích cực.
+ Tiền gửi của tổ chức kinh tế: Khoản mục này bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền ký quỹ và tiền gửi khác của các Công ty Trách nhiệm hữu hạn, cá nhân, Doanh nghiêp tư nhân hoặc tổ chức kinh tế khác… Đối tượng huy động ở đây là những khoản tiền nhàn rỗi từ công chúng. Từ bảng số liệu trên cho biết tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổ chức kinh tế đối cao trong tổng nguồn vốn huy động.
35
Bảng 3.2: Kết quả huy động vốn ở ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Vốn huy động Năm So sánh
2011 2012 2013 6/2013 6/2014 2012/2011 2013/2012 (6/2014)/(6/2013)
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tiền gửi của KBNN 17.905 32.637 52.236 35.062 65.65 14.732 82,28 19.599 60,05 30.59 87,24
Tiền gửi của TCKT 367.320 502.957 476.646 388.77 382.603 135.64 36,93 -26.311 -5,23 -6.16 -1,59
Tiền gửi TK 440.610 512.267 717.065 437.39 594.678 71.66 16,26 204.8 39,98 157.29 35,96
Phát hành GTCG 49.051 57.449 59.327 46.974 50.559 8.4 17,12 1.878 3,26 3.59 7,63
Tổng 874.886 1.105.310 1.258.274 908.2 1.093.490 230.43 25,37 152.96 16,843 185.30 20,40
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNN&PTNT - Chi nhánh Ninh Kiều, 2014. Ghi chú : - KBNN: Kho bạc Nhà nước
- TCKT: Tổ chức tín dụng - TK: Tiết kiệm
- GTCG: Giấy tờ có giá
36
Cụ thể, năm 2011 ngân hàng đã huy động được lượng tiền gửi của khách hàng trong nước đạt 367.320 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 41.98% trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Sang năm 2012 lượng tiền gửi của khách hàng là 502.957 triệu đồng tăng lên 135.64 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ tăng là 36,93%) so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng là 45,5% trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Đến năm 2013 ngân hàng đã huy động được lượng tiền gửi của khách hàng trong nước đạt 476.646 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2012 là 26.311 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ giảm là 5.23%) và chiếm tỷ trọng là 37,88% trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Đến tháng 6/2014 đạt 382.603 triệu đồng giảm so với cùng kỳ tháng 6/2013 là 6.16 triệu đồng (tương đương 1,59%) chiếm 34,9% trong tổng nguồn vốn huy động.
Nguyên nhân làm cho lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng là do nền kinh tế vừa bước qua giai đoạn khủng hoảng tiến tới giai đoạn ổn định và phát triển thì người dân làm ăn kinh doanh có hiệu quả và có thừa tiền gửi vào ngân hàng để sinh lợi nhuận nhiều hơn. Đặt biệt, trong giai đoạn này để cạnh tranh với ngân hàng khác trên địa bàn nên chi nhánh đã tăng lãi suất huy động ở mức 14%/năm do đó lượng tiền gửi này tăng mạnh trong năm 2013, và 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh, Agribank đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn, tăng cường các hoạt động tiếp thị, khuyến mãi và các hoạt động marketing khác để tăng cường vốn huy động như: Triển khai các chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng chào mừng các ngày lễ, những hoạt động xã hội,…Vì vậy mà những khách hàng tăng cường gửi tiền để được hưởng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của ngân hàng.
+ Tiền gửi tiết kiệm: Từ bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Vốn huy động từ khoản mục này tăng trong 3 năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể, vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng năm 2011 đạt 440.051 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 50,36% trong tổng vốn huy động của chi nhánh. Sang năm 2012 đạt 512.267 triệu đồng, tăng lên mạnh so với năm 2011 là 71.66 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ tăng là 16,26%) và chiếm tỷ trọng là 46,34% trong tổng vốn huy động của chi nhánh. Đến năm 2013 vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng đạt 717.065 triệu đồng, so sánh với năm 2012 tăng lên 204.8 triệu đồng (tương đương với tỷ lệ tăng là 39,98%) và chiếm tỷ trọng là 56.98% trong tổng vốn huy động của chi nhánh. Tháng
37
6/2014 cũng tăng hơn so với 6/2013 là 157.29 triệu đồng (tương đương 35,96%), chiếm 54,38% tổng nguồn vốn huy động.
+ Phát hành giấy tờ có giá: Vốn huy động từ khoản mục này tại ngân hàng chủ yếu là vốn nhận uỷ thác do thành phố Cần Thơ tiếp nhận từ chính phủ. Từ bảng số liệu cho thấy năm 2011 ngân hàng đã huy động được vốn từ nguồn vốn 49.051 triệu đồng. Sang năm 2012 ngân hàng huy động được thêm 8.4 triệu đồng so với năm 2011 (tương đương với tỷ lệ giảm 17,12%). Tóm lại, trong thời gian 2011-2013 ngân hàng làm rất tốt công tác huy động vốn, tình hình vốn huy động của NHNN&PTNT - Chi nhánh Ninh Kiều đều tăng qua các năm, đến 6/2014 đạt 50.559 triệu đồng tăng lên 3.59 triệu đồng so với cùng kỳ tháng 6/2013 là 3.590 triệu đồng.
3.2.1.2 Doanh số cho vay
- Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Đi đôi với việc huy động vốn, NHNN&PTNT - Chi nhánh Ninh Kiều đặc biệt quan tâm đến công tác sử dụng vốn sao cho cân đối và hiệu quả, tránh tình trạng ứ đọng vốn. Vì bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, ngân hàng khi đi vay phải trả lãi cho khoản vay nên phải biết cách sử dụng khoản vay đó đạt hiệu quả tạo nên lợi nhuận cho ngân hàng. Kết quả doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013) và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 được trình bày ở bảng 3.3.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng giảm xuống qua 3 năm 2011 – 2013, tháng 6/2014 cũng giảm so với cùng kỳ tháng 6/2013. Cụ thể tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong năm 2011 là 1.397.769 triệu đồng. Năm 2011 con số này đã lên đến 1.278.352 triệu đồng, giảm tuyệt đối là 101.324 triệu đồng và tương đối là 7,34%. Sang năm 2013 tổng doanh số cho vay của ngân hàng đạt 1.073.276 triệu đồng, so sánh số liệu với năm 2012 tiếp tục giảm 205.067 triệu đồng (tương đương 16,04%). 6 tháng đầu năm 2014 479.950 triệu đồng tăng 3.759 triệu đồng so với 6/2013 (tương đương 0,79%).
Nguyên nhân làm cho tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong năm 2011 giảm cho đến năm 2013 là do ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế nhiều công ty doanh nghiệp phải phá sản. Vì vậy, ngân hàng cũng hạn chế cho vay các tổ chức kinh tế. Trong đó:
+ Doanh số cho vay ngắn hạn: Không chỉ chiếm tỷ trọng bình quân trên 90% trong tổng doanh số cho vay mà cho vay ngắn hạn luôn tăng trong suốt
38
thời gian nghiên cứu. Tính đến cuối năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn đạt được 1.332.008 triệu đồng. Đến năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên là 1.177.372 triệu đồng so với năm 2011 đã giảm xuống 154.636 triệu đồng (tương đương 11,6%) và chiếm tỷ trọng 92% trong tổng doanh số cho vay. Sang năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn là 982.247 triệu đồng, so với năm 2012 đã tiếp tục giảm 195.13 triệu đồng (tương đương 16,57%) và chiếm tỷ trọng 91% trong tổng doanh số cho vay. Đến tháng 6/2014 thì doanh số cho vay tăng hơn so với cùng kỳ 6/2013 là 34.004 triệu đồng. Qua phân tích ta thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và luôn giảm qua các năm xét về tỷ trọng lẫn số tăng tuyệt đối hay tương đối. Do cho vay ngắn hạn luôn thu hồi vốn nhanh và ít xảy ra rủi ro, đặc biệt các khoản vay ngắn hạn có lãi suất cho vay thấp hơn các khoản vay trung - dài hạn và thủ tục đơn giản, gọn nhẹ. Vì vậy mà lượng cho vay này chiếm tỷ trọng cao trong các năm.
+ Doanh số cho vay trung và dài hạn: Chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay với tỷ trọng bình quân dưới 10% và mức tăng trưởng của khoản mục này có xu hướng tăng trong năm 2012 và giảm mạnh vào tháng 6/2014 so với 6/2013. Nhìn chung thì DSCV trung và dài hạn tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể, trong năm 2011 doanh số cho vay đạt 65.759 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 5% trong tổng doanh số cho vay. Bước qua năm 2012 doanh số cho vay trung - dài hạn đạt 100.980 triệu đồng, so với năm 2011 đã tăng thêm 35.221triệu đồng (tương đương 53,56%) và chiếm tỷ trọng 8% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2013 DSCV giảm xuống còn, giảm 91.029 triệu đồng (tương ứng 9,85%) so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 9% trong tổng doanh số cho vay. Tháng 6/2014 cũng giảm so vói tháng 6/2013 là 30.245triệu đồng (tương đương 57,46%).
Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay và tăng giảm không ổn định qua các năm, do bản chất cho vay trung và dài hạn có thời hạn thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao. Đặt biệt, lãi suất đối với khoản cho vay trung và dài hạn luôn cao hơn khoản cho vay ngắn hạn trong năm 2011 cụ thể như: đối với khoản vay trung và dài hạn, lãi suất áp dụng chung cho tất cả các khách hàng tối thiểu là 18,5%/năm; còn đối với khoản vay ngắn hạn, lãi suất áp dụng chung cho tất cả các khách hàng tối thiểu là 17%/năm. Ngoài ra do tình lạm phát năm 2011 tăng nhanh và biến động phức tạp kéo theo giá cả thị trường không ổn định, làm cho người dân hạn chế đầu tư vào những dự án dài hạn.
39
Bảng 3.3: DSCV theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013) và 6 tháng đầu năm 2013, 2014.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNN&PTNT - Chi nhánh Ninh Kiều, 2014.
Chỉ tiêu DSCV Năm So sánh
2011 2012 2013 6/2013 6/2014 2012/2011 2013/2012 (6/2014)/(6/2013)
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Ngắn hạn 1.332.008 1.177.372 982.247 423.551 457.555 - 154.636 -11,6 -195.13 -16,57 34.004 8,03
Trung và Dài hạn 65.759 100.980 91.029 52.640 22.395 35.221 53,56 -9.951 -9,85 -30.245 -57,46
40
Tóm lại, qua phân tích trên cho thấy tổng doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng giảm nhẹ qua các năm, chênh lệch tổng doanh số cho vay năm 2012 so với năm 2011 giảm ít hơn chênh lệch năm 2013 so với 2012. Trong đó, cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng để đảm bảo tính thanh khoản và vòng quay vốn nhanh cũng như giảm thiểu rủi ro. Đây là kết quả của quá trình nỗ lực của các nhân viên ngân hàng trong công tác thực hiện theo mục tiêu mở rộng tín dụng trong 3 năm (2011 - 2013) và đến 6/2014 thông qua việc cải thiện từng bước đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến vay vốn, cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, thì do sự suy giảm kinh tế và nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng chậm phát triển trong giai đoạn này, vì thế nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng hạn chế và giảm nhẹ qua từng năm. Mặc dù Cần Thơ là trung tâm phát triển về mọi mặt nhưng do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế, vì thế nhu cầu vay vốn của các cá nhân, doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ nói chung để bổ sung nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cũng đã hạn chế.
- Doanh số cho vay theo lĩnh vực
Doanh số cho vay theo lĩnh vực của ngân hàng qua 3 năm (2011 – 2013) và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 được minh họa ở bảng 3.4.
Qua bảng 3.4 cho thấy doanh số cho vay đối với sản xuất kinh doanh và