.
4.2.1 Phân tích ma trận SWOT
Những điểm mạnh của ngân hàng
- Thương hiệu: chính là một trong những điểm mạnh của ngân hàng. Trong thời gian qua NHNN&PTNT được ghi danh vào Tóp 10 thương hiệu Việt Namuy tín nhất với số phiếu bình chọn tuyệt đối của các thành viên trong hội đồng bình chọn giải Sao Vàng đất Việt năm 2008, tiếp theo đó là thương hiệu Argibank tiếp tục công nhận là thương hiệu nổi tiếng nhất Ngành Ngân hàng Việt nam theo chỉ số nổi tiếng của Chương trình khảo sát thương hiệu phối hợp với Công ty Nielsen – Công ty khảo sát thị trường hàng đầu thế giới thực hiện.
- Uy tín: NHNN&PTNT – Chi hánh Quận Ninh Kiều được thành lập ở Quận Ninh Kiều và có thời gian hoạt động lâu năm. Do đó ngân hàng có lượng khách hàng truyền thống nhất định. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng được nâng cao, đặc biệt là lòng tin của người nông dân vào
71
ngân hàng. Đó là yếu tố thuận lợi của NHNN&PTNT - Chi nhánh Ninh Kiều đối với các ngân hàng.
- Lãi suất: Mức lãi suất huy động vốn và cho vay của ngân hàng rất linh hoạt và hấp dẫn. Hấp dẫn ở chỗ là tùy theo sự biến động của mức lãi suất thị trường hoặc theo thỏa thuận của khách hàng cho từng món vay mà ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất cho phù hợp.
- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tiếp xúc, thu hút khách hàng và một số chuyên môn nghiệp vụ khác. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có một đội ngũ cán bộ trẻ, rất năng động và sáng tạo gúp nâng cao hiệu quả công việc.
- Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức hợp lý, kiểm soát chặt chẽ hơn cá hạt động tín dụng.
- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tạo ra cơ chế thống nhất để nâng cao tính độc lập, khách quan trong hoạt động, nhằm không những kiểm soát rủi ro mà còn kiểm soát được hiệu quả hoạt động tín dụng.
Những điểm yếu của ngân hàng
Bên cạnh những thuận lợi trên, ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít một số khó khăn:
- Hoạt động kinh doanh chưa thực sự đạt hiệu quả cao: hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng gắn liền với hoạt động hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Vì vậy những biến động của của thị trường làm cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, làm cho nợ quá hạn và nợ xấu tăng. Việc sản xuất kinh doanh của nông hộ phụ thuộc vào thời tiết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạy động tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Các sản phẩm của ngân hàng khá đa dạng, tuy nhiên một số dich vụ chưa được khách hàng biết đến, hiệu quả ở một số sản phảm còn chưa cao.
- Hoạt động maketing chưa đủ mạnh. Kinh phí để thực hiện các hoạt động như: Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng như trên ti vi, trên các báo đài và các hình thức tiếp thị của ngân hàng chưa cao.
- Qua trình hành chính qua nhiều khâu nên khách hàng phải đợi thời gian lâu mới được giả ngân.
72
- Nguồn nhân lực của ngân hàng tương đối còn ít, do đó một cán bộ quan hệ khách hàng có thể đảm nhận rất nhiều việc gây quá tải, nhân viên ngân hàng thường có ý chí chủ quan không chủ động. Chính vì thế đôi khi có thể dẫn đến chất lượng và hiệu quả tín dụng không được tốt.
- Công tác thu nợ và xử lý nợ xấu chưa thật sự hiệu quả, còn trì trệ và chưa có biện pháp tốt cho công tác này.
- Thiếu tương thích giữa trình độ công nghệ thông tin và trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng; sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao; trình độ chuyên môn và trình độ quản lý được nâng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của ngân hàng trong địa bàn tỉnh chưa cao; ngân hàng chưa thực sự hoạt động hết công suát vốn của mình.
Những cơ hội của ngân hàng
Trong diều kiện hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường hàng hóa nước ngoài, đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài cũng dễ xâm nhập vào thị trường Việt Nam hơn, do đó sẽ có sự luân chuyển vốn giữa các nước thông qua hệ thống ngân hàng.
- Để thích nghi và phát triển NHNN&PTNT – Chi nhánh Quận Ninh Kiều dã đưa ra nhiều chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng như: chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo chiều hướng sâu với tư vấn cho khách hàng trong sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tập trung vốn cho như cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của nông hộ và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Cần thơ là một đô thị loại 1 và là thành phố năng động tạo nhiều cơ hội cho ngân hàng trong công tác huy động vốn, tăng sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị phần trên địa bàn tỉnh.
- Ngành du lịch tỉnh có nhiều ngày càng được chú trọng và có nhiều tiềm năng phát triển, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thu dịch vụ.
- Đất nước đang phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Trong những năm tới đây, ngân hàng sẽ tiến hành cổ phần hóa và tạo ra nhiều kênh huy động mới, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng.
Những mối đe dọa của ngân hàng
- Quá trình hội nhập cũng mang đến cho ngân hàng rất nhiều thách thức, khi các quy định về các tổ chức tài chính được nới lỏng sẽ làm xuất hiện
73
ngày càng nhiều ngân hàng trong và ngoài nước trên địa bàn, tạo nên bối cảnh cạnh tranh gay gắt về lãi suất, phí và thị phần hoạt động. Lúc này sẽ làm cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khóc liệt hơn bởi sự tranh giành thị phần.
- Trước những biến động bất thường của nền kinh tế về giá cả như: sự biến động về giá vàng, gí đất hay tỷ giá ngoại tệ… và các dịch bệnh, thiên tai cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất và tăng rủi ro trong hoạt động cho vay cũng là một ttrong những thách thức lớn đối với ngân hàng
Trên cơ sở phân tích điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), và thách thức (T) của ngân hàng, ta có sự kết hợp tương ứng như sau nhằm đưa ra chiến lược phát triển cho ngân hàng được trình bày ở bảng sau 4.1.
74
Bảng 4.1: Các chiến lược phát triển của Ngân hàng Những cơ hội (O)
1. Những cơ hội từ qúa trình hội nhập, chuyển dịch có cấu tín dụng. 2. Ngân hàng tìn ra kênh huy động mới và tăng sức cạnh tranh cho ngành ngân hàng.
3. Các ngành nghề của xuất khẩu và du lịch của tỉnh ngày càng phát triển hứa hẹn một thị trường mới cho ngân hàng trong công tác huy động vốn cũng như trong tín dụng.
Những mối đe dọa (T) 1. Cạnh tranh giữa các ngân hàng về tình hình huy động vốn và cho vay. 2. Những biến động của nền kinh tế và thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… 3. Những rủi ro trong hoạt động cho vay. Những điểm mạnh (S)
1. Thương hiệu, uy tín, vị thế kinh doanh tương đối của ngân hàng.
2. Lãi suất ổn định và hấp dẫn. 3. Cơ cấu tổ chức tương đối chặt chẽ. 4. Đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, năng động, thống nhất, đoàn kết trong nội bộ. 5. Lòng tin của người dân đối ngân hàng. 6. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tạo ra cơ chế thống nhất để nâng cao tính độc lập.
Kết hợp điểm mạnh và cơ hội (SO) Phát triển thị trường cho vay và nhất là nông dân và cá tổ chức kinh tế.
Tạo môi trường làm việc nghiêm túc khách quan và năng động.
Kết hợp cơ hội và điểm yếu (OW) Tăng cường về hoạt động huy động vốn và nắm bắt nhu cầu khách hàng.
Những điểm yếu (W)
1. Hoạt động inh doanh chưa đạt hiệu quả cao.
2. Hoạt động maketing còn yếu, sản phẩm dịch vụ khá đa dạng nhưng chưa hiệu quả cao
3. Hoạt động hành chính còn phức tạp. 4. Nguồn nhân lực còn tương đối ít, nhất là nhân viên quan hệ khách hàng.
5. Tính chủ quan, thụ động của nhân viên ngân hàng.
Kết hợp điểm mạnh và mối đe dọa (ST)
- Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động
Kết hợp mối đe dọa và điểm yếu (WT) Khắc phục những yếu kém và tối thiểu hóa nguy cơ.
75 4.2.2 Giải pháp
4.2.2.1 Áp dụng phương pháp phân loại nợ có khả năng cảnh báo sớm rủi ro tín dụng:
Các ngân hàng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hỗ trợ
cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng để từng bước tiếp cận cách đánh giá rủi ro tín dụng và phân loại theo chuẩn quốc tế (Basel II) giúp các ngân hàng nhận biết sớm được các khoản tín dụng có nguy cơ xảy ra rủi ro, từ đó có thể đưa ra được các giải pháp để có thể hạn chế nợ xấu. Đối với những khoản nợ vay đã phát sinh nợ xấu, Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án, trung tâm đấu giá tài sản và các cơ quan bảo vệ pháp luật
khác … để đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản đảm bảo, thu hồi vốn. 4.2.2.2 Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng:
Bản thân hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, chính vì vậy, các ngân hàng khi xem xét cho vay đều phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng: từ khâu thẩm định, giải ngân cho vay đến các khâu kiểm tra trước và sau khi cho vay… Việc thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và các
thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 4.2.2.3 Thẩm định tín dụng chặt chẽ:
Trước khi cho vay cần thẩm định các điều kiện như tính pháp lý, khả năng tài chính và tính khả thi của phương án, dự án vay vốn từ đó lựa chọn ra những khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, căn cứ vào cơ sở xếp loại khách hàng, mức dư nợ cũng như ngành nghề ưu tiên đầu tư, Ngân hàng xem xét và đưa ra chính sách lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng theo nguyên tắc khách hàng vay có độ rủi ro thấp, có số dư nợ lớn hay thuộc ngành nghề ưu tiên đầu tư thì áp dụng lãi suất cho vay thấp, nới lỏng một số điều kiện cho vay và ngược lại.
4.2.2.4 Nâng cao vai trò của CIC và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập:
Để các ngân hàng Việt Nam có thêm cơ sở để ra quyết định tín dụng, bên cạnh kết quả phân tích tín dụng và kết quả xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình, rất cần có thêm thông tin và kết quả xếp hạng tín nhiệm của CIC và các công ty xếp hạn tín nhiệm độc lập. Mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
76
của Ngân hàng Nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo…, góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vì mục tiêu an toàn, hiệu quả nhưng những đòi hỏi về thông tin của các ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời.
4.2.2.4 Cải thiện tinh thần trách nhiệm của nhân viên ngân hàng
- Để thu thập được đầy đủ thông tin, bên cạnh nguồn hồ sơ, tài liệu do khách hàng gửi đến, Chi nhánh cần khai thác thông tin triệt để thông qua những lần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Tạo ra một bầu không khí thân thiện cởi mở khi nói chuyện với khách hàng là một cách thu thập thông tin dễ dàng. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng cũng nên xuống tận cơ sở kinh doanh của khách hàng một cách thường xuyên để có thể có được những nhận định chính xác và đặc biệt có những chuyến đi đột xuất để có được những thông tin tin cậy và chính xác.
- Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng có thể thu thập thông tin cần thiết qua các sách báo, các văn bản hướng dẫn, qua Internet hay các phương tiên thông tin đại chúng… Những nguồn thu thập này sẽ đem lại cho các cán bộ tín dụng những đánh giá chính xác về tình hình hoạt động của khách hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án đầu tư.
- Một nguồn thu thập thông tin khác của các cán bộ tín dụng là từ đồng nghiệp của mình, từ các bạn hàng, các đối tác của doanh nghiệp để thu được những thông tin tin cậy về các ưu, nhược điểm về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường tại thời.
4.2.2.5 Đảm bảo tính trung thực trong khâu thẩm định tài sản
Agribank Ninh Kiều cần có những quy định giám sát chặt chẽ hơn, những hình thức xử lý mạnh mẽ hơn, có tính răn đe khi phát hiện tiêu cực, nhân viên vì tư lợi mà thẩm định đánh giá không đúng giá trị của tài sản thế chấp dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Cụ thể, sau khi nhân viên thẩm định đưa ra đánh giá về giá trị tài sản, bộ phận khách hàng cần cử người đến sơ thẩm định tài sản đó để đảm bảo đánh giá đo lường là đúng thực tế.
77 CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT – Chi nhánh Quận Ninh Kiều không hiệu quả lắm, nhưng ngân hàng cũng không để cho hiệu quả hoạt động kinh doanh không có lợi nhuận, rủi ro tín dụng trong ngân hàng cũng khá cao, tỷ lệ nợ xấu còn trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước, tình hình huy vốn không ổn định qua các năm, còn doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ có xu hướng giảm qua các năm, do tình hình kinh tế của nước ta rơi vào tình trạng suy thoái trì trệ kinh tế chậm phát triển nên dư nợ qua các năm cũng không khả quan, trước tình hình đó để từng bước lành mạnh hóa tài chính, mở rộng quy mô quá trình hội nhập, chi nhánh Agribank Ninh Kiều cần tiếp tục duy trì và nâng cao doanh số cho vay và huy động vốn, giảm dần tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất có thể cho ngân hàng, thì ngân hàng chi nhánh luôn tích cực tìm ra những giải pháp mới và hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng và khắc phục rủi ro.
Các chỉ số đánh giá cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng tương đối cao, hệ số thu nợ ngày càng tăng, cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả và tình hình dư nợ trên vốn huy động ngày càng thấp, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng cũng nằm trong ngưỡng trung bình. Tạo được cho ngân hàng xoay vòng vốn ổn định và tỷ lệ nợ xấu cũng trong mức cho phép của NHNN dưới 3%, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cũng tăng qua các năm đặc biệt là vào 6 tháng đầu năm 2014. Tìm ra được nguyên nhân dẫn đến rủi ro của ngân hàng và phân tích ma trận SWOT cơ hội, thách thức cũng như những điểm mạnh yếu của ngân hàng để kết hợp lại nhằm đưa ra chiến lược hoạt động cho ngân hàng chi nhánh.
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu nhất của ngân hàng, có tỷ trọng cao đồng thời mang lại