Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đô thị hoá ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao đang làm cho lƣợng rác thải ngày càng tăng lên. Nếu không đƣợc xử lý tốt, rác
34
thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tại các nƣớc phát triển, bên cạnh việc vận động và áp dụng các biện pháp chế tài để giảm thiểu xả thải rác, các chính phủ đã chú trọng đầu tƣ cho ngành công nghiệp tái chế chất thải. Nhờ đó, môi trƣờng đƣợc cải thiện đồng thời tăng nguyên liệu, sản phẩm cho nền kinh tế. Song công nghiệp tái chế chất thải chỉ phát triển đƣợc khi có nguồn rác đƣợc phân loại tốt, vì vậy phân loại rác đã đƣợc xác định là giải pháp cần thiết trong chu trình thu gom và xử lý chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng.
Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình và các khu kinh doanh ở vùng nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau. Chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu chợ và khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân huỷ (chiếm 60 – 75%). Ở các vùng đô thị, chất thải có thành phần các chất hữu cơ dễ phân huỷ thấp hơn (chỉ chiếm cỡ 50% tổng lƣợng rác thải). Sự thay đổi về mô hình tiêu thụ và sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại và chất thải không phân huỷ nhƣ nhựa, kim loại và thuỷ tinh.
Bảng 4.2: Phân loại thành phần rác thải ở thành phố Vị Thanh
Thành phần Tỷ lệ (%)
Hữu cơ, thức phẩm thừa 74,7
Giấy vụn, giấy carton 2,7
Kim loại 0,9
Thuỷ tinh 1,1
Vải vụn 1,2
Bao bì nilong, nhựa 9,0
Gạch vỡ, bê tông, sành sứ 3,5
Rác độc hại 0,4
Tạp chất khác 6,5
Tổng 100
Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang
Qua bảng trên ta thấy thành phần rác thải ở Thành phố Vị Thanh cũng nhƣ những nơi khác, nhiều nhất cũng là các loại rác hữu cơ, thực phẩm thừa dễ phân hủy chiếm gần nhƣ ¾ tổng lƣợng rác thải của thành phố với 74,7%, vải vụn chiếm 1,2%, thủy tinh 1,1%, các chất thải từ bao nilong, nhựa chiếm
35
9%, kim loại chiếm 0,9%, gạch vỡ, betong, sành sứ chiếm 3,5%, giấy vụn giấy cartong chiếm 2,7%, rác độc hại 0,4% và các thành phần khác chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Đặc biệt đối với loại chất khó phân huỷ nhƣ bao nilong, nhựa thì 9% là một con số khá lớn, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây hại cho môi trƣờng và con ngƣời một cách trầm trọng.
Do đó, các cơ quan có trách nhiệm cần có giải pháp cụ thể để giảm thiểu khối lƣợng rác thải ở các bãi chôn lấp, gia tăng việc tái chế và tái sử dụng rác thải nhằm làm giảm bớt lƣợng chất thải phát sinh và nổ lực tìm kiếm nguồn lực để xây dựng, cải tạo hệ thống thu gom vận chuyển rác thải.
4.2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH
4.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý, thu gom
Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý rác thải tại thành phố Vị Thanh
Hiện nay, ban quản lý chợ chịu trách nhiệm điều hành đội công nhân trực tiếp đến thu gom, vận chuyển rác thải của các hộ gia đình sau đó báo cáo cho Công ty cấp thoát nƣớc - Công trình đô thị tỉnh Hậu Giang để thống kê khối lƣợng dựa trên chỉ tiêu trong kế hoạch để đề ra phƣơng hƣớng hoạt động cho những năm sau đó, đến cuối kì sẽ tổng kết tất cả các chỉ tiêu rồi báo cáo cho Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Vị Thanh. Đội thu gom rác vào thời gian là 10h – 17h hàng ngày. Trƣớc khi rác đƣợc thu gom tại các thùng rác tập trung thì buổi sáng từ 5h – 9h và buổi chiều từ 15h – 19h có một số công nhân đến quét rác ở các lề đƣờng và các nơi có rác rơi vãi. Các công nhân ở đây khi thu gom đều đƣợc trang bị bao tay và khẩu trang lao động đầy đủ đảm bảo an toàn để tránh tiếp xúc với mùi hôi thối và các chất độc hại. Nhờ có ý thức của ngƣời dân và sự nổ lực trong công tác quét dọn và thu gom nên lƣợng rác đƣợc thu
Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Vị Thanh
Ban quản lý chợ Công ty Cấp Thoát Nƣớc - Công Trình Đô Thị Hậu Giang
Đội công nhân
36
gom gần hết nhƣng vẫn còn một số hạn chế do một thành phần nhỏ ngƣời dân chƣa có ý thức đã vứt rác bữa bãi hoặc đổ xuống cống rãnh làm mất vẻ mỹ quan và gây mùi hôi thối.
4.2.2 Quy trình thu gom
Hình thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thực hiện liên tục 2 lần/ngày, các xe thu gom sẽ đến hộ dân để thực hiện công đoạn thu gom với quy trình thực hiện theo từng tuyến thu gom, trên các tuyến thu gom đƣợc phân thành các dây thu gom chính. Ngƣời đi thu gom theo phân công hoặc theo hợp đồng thu gom sẽ đi thu gom trong các đƣờng dây của họ. Sau đó đƣợc chuyển đến các trạm trung chuyển. Từ đó giao rác cho các xe vận chuyển chuyên dụng trong hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Để thuận lợi cho việc thu gom rác, công ty đã chia quét lòng đƣờng ra làm 2 cấp độ để bảo đảm vệ sinh cũng nhƣ mang lại hiệu quả chi phí cao nhất do tính chất và số lƣợng rác của mỗi tuyến đƣờng khác nhau.
Đối với đƣờng cấp độ 1: Đây là những tuyến đƣờng chính của thành phố với số lƣợng dân khá đông, lƣợng rác thải sinh ra hằng ngày cũng khá cao nhƣ phƣờng 1, 3, 5 và phƣờng 7. Nên đƣợc bố trí quét 1 ngày/lần.
Đối với đƣờng cấp độ 2: Đây chủ yếu là các đƣờng nhỏ của các xã với số lƣợng rác trong ngày rất ít, nên đƣợc bố trí quét và thu gom 2 ngày/lần nhƣ các xã Hỏa Lựu,..
Trong quá trình quét công nhân phải quét lòng đƣờng, lề đƣờng cách lòng đƣờng 1m và các miệng hố thu nƣớc mƣa.
Theo Công ty Cổ phần Cấp thoát nƣớc - Công trình đô thị Hậu Giang thì quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Thành phố Vị Thanh gồm có 3 khâu:
Khâu 1: Bố trí nhân công thu gom, vận chuyển rác từ các đƣờng, hẻm nhỏ bằng xe đẩy tay, xe cải tiến, thùng rác tự hành.
Thu gom rác phát sinh có khối lƣợng nhỏ, thu gom rác đống trên đƣờng phố. Vì ở các đƣờng hẻm nhỏ xe lớn không vào lấy rác đƣợc nên cần phải bố trí công nhân thu gom rác bằng xe đẩy tay. Hằng ngày công nhân lấy rác phải đẩy xe ở các hẻm nhỏ, đến từng hộ gia đình để lấy rác, khi đẩy xe thì đẩy về điểm tập kết rác tại chân cầu Đoàn Kết, phƣờng 4, trƣớc cổng công an thành phố, phƣờng 7 hoặc đƣa ra đầu hẻm ngoài lộ lớn chờ xe ép rác chuyên dùng đến bốc lên xe. Công tác thu gom rác sinh hoạt này có giờ giấc thu gom cụ thể
37
để ngƣời dân mang rác ra, tạo điều kiện cho công nhân thu gom đƣợc thuận lợi và không ảnh hƣởng đến quy trình thu gom, vận chuyển rác.
Khâu 2: Quét rác, vệ sinh đƣờng phố.
Công tác quét rác và vệ sinh đƣờng phố đƣợc công nhân thực hiện hàng ngày, quét dọn thu gom rác đƣờng phố chính, vỉa hè và đổ rác vào thùng chứa rác công cộng đƣợc bố trí dọc các tuyết đƣờng. Công tác vệ sinh đƣờng phố, quét rác đƣợc chia làm 3 ca:
+ Ca chính: buổi sáng 5h – 9h, buổi chiều 15h – 19h. + Ca phụ: nhặt rác buổi trƣa
Khâu 3: Thu gom, vận chuyển rác bằng xe ép rác chuyên dùng có hệ thống nâng kẹp thùng.
Hằng ngày xe ép rác chuyên dùng chạy trên các tuyến đƣờng lớn, đƣờng chính, đến từng thùng rác đã bố trí trên vỉa hè để thu gom rác từ trong thùng và bốc rác lên xe. Khi rác đầy xe sẽ vận chuyển về bãi rác ở xã Tân Tiến và sau đó quay lại tiếp tục lấy hết lƣợng rác trong các thùng rác công cộng đã đƣợc bố trí.
Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp thoát nước – Công trình đô thị tỉnh Hậu Giang
Hình 4.2 Sơ đồ quy trình thu gom và vận chuyển RTSH tại TP Vị Thanh Rác thải từ hộ ở các hẻm nhỏ Rác từ hộ ở các đƣờng lớn Rác từ cơ quan, trƣờng học, chợ… Rác từ các xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh… e đẩy tay Điểm tập kết rác Thùng rác công cộng Xe ép rác chuyên dùng Bãi rác
38
4.2.3 Tỷ lệ thu gom
Công ty đã có kế hoạch và lộ trình thu gom rác thải cũng nhƣ bố trí nhân sự làm việc do đó luôn chủ động trong công tác thu gom.
Bảng 4.3: Lƣợng phát sinh và tỷ lệ thu gom rác tại thành phố Vị Thanh
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 9 tháng
đầu năm 2014 Lƣợng rác phát sinh (m3 /ngày) 104 107 123 Lƣợng rác thu gom (m3 /ngày) 80 83 97 Tỷ lệ thu gom (%) 77 78 79
Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang
Qua bảng số liệu cho ta thấy tổng lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh ra môi trƣờng ngày càng tăng lên do nhu cầu sinh hoạt của con ngƣời ngày càng tăng cao. Song song đó thì lƣợng rác đƣợc thu gom cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lƣợng rác thải sinh hoạt và đang có xu hƣớng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn chất lƣợng. Tỷ lệ thu gom rác thải qua các năm tại chợ ngày càng tăng. Năm 2012 lƣợng rác phát sinh là 104 m3/ngày, lƣợng thu gom là 80 m3/ngày nên tỷ lệ thu gom đạt 77%. Năm 2013 lƣợng rác phát sinh là 107 m3/ngày, lƣợng rác thu gom đƣợc là 83 m3/ngày nên đạt 78%. 9 tháng đầu năm 2014 có lƣợng phát sinh là 123 m3/ngày, lƣợng thu gom là 97 m3/ngày đã đạt 79%. Sự gia tăng này làm cho bộ mặt của thành phố đƣợc khang trang, sạch đẹp hơn, làm giảm đáng kể lƣợng rác vứt bừa bãi trên đƣờng phố, làm tăng vẻ mỹ quan cho đô thị. Tỷ lệ thu gom gia tăng qua các năm do công ty đã mở rộng địa bàn thu gom, bổ sung nhân sự và phƣơng tiện thu gom, thời gian thu gom đúng giờ quy định, hệ thống thu gom vận chuyển và xử lý rác thải có hệ thống một cách xuyên suốt.
Hầu hết rác thải không đƣợc phân loại tại nguồn mà đƣợc thu lẫn lộn sau đó đƣợc vận chuyển đến bãi xử lý. Việc thu gom rác thải và quét dọn cũng đƣợc thực hiện hai lần trong ngày. Tỷ lệ thu gom ngày càng tăng lên đồng nghĩa với việc tỷ lệ chƣa đƣợc thu gom giảm lại. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá cao.
Bảng 4.4: Tỷ lệ rác thải chƣa đƣợc thu gom
Năm 2012 2013 2014
Tỷ lệ (%) 23 22 21
39
Năm 2012, còn 23%, năm 2013 còn 22%, 9 tháng đầu năm 2014 còn 21% lƣợng rác thải sinh hoạt chƣa đƣợc thu gom. Điều này có thể do các hộ đang sinh sống ở các vùng hẻo lánh, hẻm nhỏ phƣợng tiện thu gom không thể vào lấy rác hoặc các hộ gia đình có thể tự xử lý bằng cách vứt rác xung quanh nhà, xuống sông, kênh, rạch, ao hồ hoặc đốt và chôn lấp. Và do ở một số khu vực tuy đã có dịch vụ thu gom rác nhƣng không thể thu gom hết hoàn toàn, đồng thời có một số ít hộ gia đình do có thói quen tự xử lý nên không tham gia dịch vụ dẫn đến khối lƣợng rác không đƣợc thu gom hết. Lƣợng rác này tập trung nhiều gây ô nhiễm nghiêm trọng, ách tắc dòng chảy ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân. Mặt khác là do ý thức của ngƣời dân chƣa cao và chƣa hiểu hết sự nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm do rác thải gây ra nhƣ làm ô nhiễm môi trƣờng, mất mỹ quan và có thể phát sinh dịch bệnh về đƣờng hô hấp, hệ tiêu hóa.
Nhìn chung công tác thu gom rác thải tại thành phố Vị Thanh đảm bảo hiệu quả, giữ gìn đƣờng phố sạch sẽ, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trƣờng do rác thải gây ra. Ngoài ra vào những dịp lễ tết công ty còn tổ chức thu gom rác tổng vệ sinh để giữ gìn đƣờng phố sạch sẽ góp phần bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
4.2.4 Phƣơng tiện thu gom, vận chuyển
Nhằm đáp ứng tốt nhất cho hoạt động vệ sinh môi trƣờng thì cơ sở vật chất và nhân công là phƣơng tiện vận chuyển và thu gom không thể thiếu. Công ty Cổ phần Cấp thoát nƣớc - Công trình đô thị Hậu Giang đã trang bị một cách khá đầy đủ các loại phƣơng tiện thu gom, vận chuyển rác, đội ngũ nhân công cũng nhƣ các công cụ, dụng cụ đƣợc cải tiến và bổ sung phục vụ cho công tác vệ sinh môi trƣờng.
Cơ sở vật chất đƣợc công ty trang bị để hỗ trợ cho công tác thu gom vận chuyển đƣợc hoàn thành tốt hơn. Bảng thống kê cơ sở vật chất thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại thành phố Vị Thanh qua các năm nhƣ sau:
40
Bảng 4.5: Cơ sở vật chất thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
Chỉ tiêu Đvt Năm
2012 2013 2014
Thùng rác nấp cửa lật Thùng 50 50 50
Thùng chứa rác có nắp đậy 240 lít Thùng 258 258 308
Thùng rác treo 50 lít Thùng 20 20 20
e kéo rác cải tiến Chiếc 8 8 8
e thu gom (xe ép rác + xe tải) Chiếc 4 4 4
Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang
Qua số liệu trên thấy đƣợc công ty đã trang bị phƣơng tiện phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển rác thải khá đầy đủ với 50 thùng rác nấp cửa lật, 20 thùng rác treo 50 lít, 8 xe kéo rác cải tiến, 4 xe thu gom gồm xe ép rác và xe tải. Số lƣợng các trang thiết bị này đƣợc trang bị đầy đủ nên số lƣợng không đổi từ năm 2012 qua năm 2013 đến năm 2014. Qua các năm chỉ có số lƣợng thùng chứa rác có nắp đậy 240 lít thay đổi, năm 2012 và năm 2013 có 258 thùng nhƣng đã tăng lên 50 thùng và số lƣợng đến năm 2014 là 308 thùng. Sự gia tăng này đáp ứng sự gia tăng của rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều tại thành phố Vị Thanh và cũng từ đó tạo điều kiện tốt cho ngƣời dân không vứt rác bừa bãi nữa cũng nhƣ công nhân thu gom thuận tiện hơn làm cho đô thị sạch sẽ mỹ quan hơn.
Lực lƣợng công nhân quét dọn tuy còn ít nhƣng với mật độ phân chia hợp lý vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng của công tác này, phần lần mọi ngƣời đều làm việc siêng năng và nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ để làm đẹp cho mỹ quan đô thị.
Bảng 4.6: Nhân sự lao động
Đvt: Người
Năm Số lƣợng nhân sự lao động
Năm 2012 100
Năm 2013 122
Năm 2014 137
41
Qua bảng thống kê nhân sự lao động cho thấy số lƣợng nhân sự tăng qua các năm. Năm 2012 có 100 nhân viên, năm 2013 có 122 nhân viên tăng thêm 22 ngƣời so với năm 2012, năm 2014 tăng thêm 15 ngƣời đạt con số 137 nhân viên. Số lƣợng nhân viên tăng lên để đáp ứng cho nhu cầu thu gom rác thải sinh hoạt ngày càng tăng lên. Không những tăng lên về số lƣợng mà chất lƣợng làm việc của các nhân viên cũng đƣợc nâng cao về sự thân thiện cũng