Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố vị thanh tỉnh hậu giang (Trang 30)

Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài đƣợc thu thập từ các văn bản báo cáo của Công ty Cổ phần Cấp thoát nƣớc - Công trình đô thị Hậu Giang về tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vị Thanh.

Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn ngƣời dân tại thành phố Vị Thanh thông qua bảng câu hỏi.

Mục đích: Khảo sát ý kiến và đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời dân về công tác thu gom và xử lý rác thải tại thành phố Vị Thanh.

Các bƣớc thu thập số liệu sơ cấp: Bƣớc 1: ác định đối tƣợng khảo sát

Số liệu sơ cấp của đề tài đƣợc thu thập từ việc phỏng vấn ngƣời dân tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

18 Bƣớc 2: ác định kích thƣớc mẫu

Căn cứ theo công thức xác định cỡ mẫu của Slovin (1984), cỡ mẫu đƣợc tính nhƣ sau:

Trong đó:

N: số quan sát tổng thể, tức là 97.222 ngƣời dân tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

e: sai số cho phép, đƣợc lấy 10%.

Từ công thức (*) và cân nhắc về thời gian, nhân lực và dựa trên số lƣợng tổng thể tổng số mẫu đƣợc lấy là 100 quan sát đại diện cho 97.222 ngƣời dân tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Bƣớc 3: Phƣơng pháp chọn mẫu

Căn cứ trên khu vực hành chính mà sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Có 9 nhóm nhỏ đƣợc hình thành, tƣơng ứng với 5 phƣờng và 4 xã của thành phố Vị Thanh. Trong mỗi nhóm, áp dụng phƣơng pháp ngẫu nhiên đơn giản để chọn ra ngƣời cần phỏng vấn.

Dựa trên phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng không theo tỷ lệ, tức là số lƣợng quan sát đƣợc chọn trong từng nhóm không tỷ lệ với số lƣợng rác đƣợc thu gom trong từng khu vực, và để đơn giản hóa trong công tác chọn mẫu nên số quan sát mẫu sẽ đƣợc chia đều cho từng nhóm. Tuy nhiên, căn cứ trên quy mô từng phƣờng, xã trên địa bàn thành phố, xem xét số lƣợng dân cƣ trên địa bàn từng phƣờng, xã, cũng nhƣ xem xét đặc điểm của từng phƣờng, xã nhận thấy có 1 khu vực khác biệt so với các khu vực còn lại. Vì vậy số lƣợng mẫu đƣợc lấy theo nhƣ bảng 2.1. n= ) . 1 ( Ne2 N  (*)

19

Bảng 2.1: Số quan sát ở các phƣờng, xã của thành phố Vị Thanh

Xã, phƣờng Số hộ Số quan sát Tỷ lệ (%) Phƣờng 1 12.760 11 11% Phƣờng 3 12.892 16 16% Phƣờng 4 16.634 11 11% Phƣờng 5 12.425 11 11% Phƣờng 7 9.568 11 11% ã Tân Tiến 6.873 10 10% ã Hỏa Tiến 5.112 10 10% ã Hỏa Lựu 7.098 10 10% ã Vị Tân 13.860 10 10% Tổng 97.222 100 100%

Phƣờng 3 là khu vực trung tâm của thành phố Vị Thanh và nơi đây có chợ Vị Thanh là chợ đầu mối lớn nhất của tỉnh Hậu Giang, hằng ngày chợ thải ra một lƣợng rác thải lớn nên số lƣợng quan sát nhiều hơn so với các phƣờng, xã khác trong thành phố.

ã Tân Tiến, xã Hỏa Tiến, xã Hỏa Lựu, xã Vị Tân là khu vực ngoại ô nên số hộ quan sát ít hơn so với các phƣờng, xã khác trong thành phố.

Bƣớc 4: Lựa chọn công cụ thu thập dữ liệu

Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn những hộ gia đình ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Các câu hỏi trong bảng câu hỏi đƣợc đƣa ra dƣới dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở và thang đo mức độ hài lòng. Bên cạnh đó sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực diện để phỏng vấn các đáp viên.

Bƣớc 5: Phỏng vấn thử

Khảo sát thử một số đáp viên, sau đó điều chỉnh lại những thiếu sót mắc phải trong bảng câu hỏi, từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi hơn.

Bƣớc 6: Hoàn thiện bảng câu hỏi, tiến hành điều tra và mã hóa số liệu Từ bảng câu hỏi hoàn thiện tiến hành khảo sát các đối tƣợng đã đƣợc xác định, tiến hành phỏng vấn và giải đáp các thắc mắc của đáp viên. Sau cùng, từ bảng câu hỏi thu thập đƣợc mã hóa thành bộ số liệu sơ cấp cung cấp những số liệu cần thiết cho đề tài.

20

3 hương pháp ph n tích số liệu

Mục tiêu 1

Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả nhằm mô tả hiện trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vị Thanh qua các năm. Phƣơng pháp này tập hợp tất cả các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thƣờng. Từ đó rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập đƣợc.

Sử dụng phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối và so sánh bằng số tuyệt đối nhƣ từ các biểu đồ, biểu bảng đƣợc lấy từ số liệu thứ cấp để có tỷ lệ chênh lệch qua các năm nhằm phân tích tình hình quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Từ đó đƣa ra nhận xét đánh giá chung tình hình công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lƣợng của sự kiện. Tác dụng của so sánh là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lƣợng giữa năm trƣớc (a0) và năm sau (a1).

Số tuyệt đối = a1 – a0

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: số tƣơng đối là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%)… phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối không thể nói lên đƣợc. Mục đích của phƣơng pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhƣng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp hay ngành của một địa phƣơng, một quốc gia.

Số tƣơng đối = ((a1 – a0)/a0)*100%

Mục tiêu 2

Sử dụng phƣơng pháp tính tần số để tìm hiểu thái độ của ngƣời dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Đây là phƣơng pháp nhằm thống kê dữ liệu, phƣơng pháp này đơn giản dễ thực hiện. Khi thực hiện phƣơng pháp này ta sẽ đƣợc bảng phân phối tần số, đó là bảng tóm tắt các dữ liệu đƣợc sắp xếp theo từng yếu tố khác nhau, dựa vào bảng này sẽ xác định đƣợc tần số của mỗi yếu tố và phân tích dựa vào các tần số này.Và trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ.

Sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố để đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng mức độ hài lòng của ngƣời dân về dịch vụ thu gom và xử lý rác thải.

21

hái niệm phương pháp ph n tích nh n tố

Phân tích nhân tố thƣờng đƣợc sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu Marketing, có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có mối quan hệ tƣơng quan với nhau và thƣờng đƣợc rút gọn để dễ dàng quản lý. Mối quan hệ giữa những bộ khác nhau của nhiều biến đƣợc xác định và đại diện bởi một vài nhân tố hay nói cách khác là một nhân tố đại diện cho một số biến. Trong phân tích ANOVA hay hồi quy, tất cả các biến nghiên cứu thì có một biến phụ thuộc gọi là biến độc lập nhƣng đối với phân tích nhân tố thì không có sự phân biệt này. Phân tích nhân tố có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến trong đó mối quan hệ phụ thuộc này đƣợc xác định. Vì những lý do trên, phân tích nhân tố thƣờng đƣợc sử dụng trong các trƣờng hợp sau:

Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến.

Nhận dạng các biến mới thay thế cho các biến gốc ban đầu trong phân tích đa biến (hồi quy).

Nhận dạng một bộ có số biến ít hơn cho việc sử dụng phân tích đa biến.

Mô hình ph n tích nh n tố

Mô hình phân tích nhân tố giống nhƣ phƣơng trình hồi quy nhiều chiều mà trong đó mỗi biến đặc trƣng cho mỗi nhân tố. Những nhân tố này thì không đƣợc quan sát một cách riêng lẻ trong mô hình. Nếu các biến đƣợc chuẩn hóa mô hình nhân tố có dạng nhƣ sau:

Xi = Ai1F1 + Ai2F2 +...+ AimFm + ViUi

Trong đó:

Xi: Biến đƣợc chuẩn hóa thứ i

Aij: Hệ số hồi quy bội của biến đƣợc chuẩn hóa thứ i trên nhân tố chung j F: Nhân tố chung

Vi: Hệ số hồi quy của biến chuẩn hóa i trên nhân tố duy nhất i Ui: Nhân tố duy nhất của biến i

m: Số nhân tố chung

Mỗi nhân tố duy nhất thì tƣơng quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân tố chung. Các nhân tố chung có sự kết hợp tuyến tính của các biến đƣợc quan sát nhƣ sau:

22

Trong đó:

Fi: Ƣớc lƣợng nhân tố thứ i

Wi: Trọng số hay hệ số điểm nhân tố K: Số biến

Trong phân tích này có thể chọn trọng số (hay hệ số điểm nhân tố) để nhân tố thứ nhất có tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng phƣơng sai. Các nhân tố có thể đƣợc ƣớc lƣợng điểm nhân tố của nó. Theo ƣớc lƣợng này, nhân tố thứ nhất có điểm nhân tố thấp nhất, nhân tố thứ hai có điểm nhân tố thấp thứ hai.

Tiến trình ph n tích nh n tố

- ác định vấn đề

- Lập ma trận tƣơng quan - ác định số nhân tố - Giải thích nhân tố

- Tính điểm nhân tố, chọn nhân tố thay thế - ác định mô hình phù hợp

Trong phân tích nhân tố, để xác định các biến có tƣơng quan nhƣ thế nào, ta sử dụng kiểm định Barlett’s để kiểm định các giả thuyết:

+H0: Các biến không có tƣơng quan +H1: Có tƣơng quan giữa các biến

Các biến có tƣơng quan với nhau khi giả thuyết H1 đƣợc chấp nhận. Điều này có đƣợc khi giá trị P sau khi kiểm định phải nhỏ hơn mức ý nghĩa α.

Tiến trình thực hiện phân tích nhân tố trong SPSS: nhập dữ liệu – Chọn Menu Analyze – Chọn Data Reduction – Chọn Factor – Chọn chi tiết trong hộp thoại nhƣ Descriptives, Extraction, Rotation, Scores và Options – Chọn Ok sau đó sẽ hiển thị bảng kết quả của mô hình.

Mục tiêu 3

Từ kết quả phân tích trên và quá trình khảo sát thực tế tìm hiểu về hiện trạng thu gom xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố cũng nhƣ ý kiến đánh giá của ngƣời dân, sử dụng phƣơng pháp suy luận để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt cũng nhƣ nâng cao ý thức của ngƣời dân về vấn đề môi trƣờng.

23

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ VỊ THANH

3.1.1 Lịch sử hình thành

Năm 1976, ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ hợp nhất thành tỉnh Hậu Giang.

Ban đầu, thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang. Năm 1977, huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang đƣợc hợp nhất thành một đơn vị hành chính là huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang.

Năm 1978, thành lập xã Vị Tân và xã Hỏa Tiến. Năm 1979, thành lập xã Hỏa Lựu.

Năm 1981, huyện Long Mỹ đƣợc tách thành hai huyện Long Mỹ và huyện Mỹ Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang.

Năm 1982, huyện Mỹ Thanh đổi tên thành huyện Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang.

Năm 1991, xã Vị Bình và xã Vị Thanh nhập lại thành xã Vị Thanh. Năm 1991, tỉnh Hậu Giang đƣợc chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Vị Thanh thuộc tỉnh Cần Thơ, gồm thị trấn Vị Thanh và 9 xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Vị Thanh, Vị Thủy, Vị Đông, Vĩnh Tƣờng, Vĩnh Trung, Vĩnh Thuận Tây.

Năm 1999, thị xã Vị Thanh đƣợc tái lập gồm có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 phƣờng: phƣờng I, phƣờng III, phƣờng IV, phƣờng V và 3 xã: Vị Tân, Hoả Lựu và Hỏa Tiến, đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy.

Năm 2003, thành lập phƣờng 7 thuộc thị xã Vị Thanh.

Năm 2004, tỉnh Cần Thơ chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ƣơng và tỉnh Hậu Giang. Thị xã Vị Thanh khi đó thuộc tỉnh Hậu Giang và đƣợc chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang.

Năm 2006, thành lập xã Tân Tiến thuộc thị xã Vị Thanh.

Sau khi điều chỉnh, thị xã Vị Thanh có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phƣờng: 1, 3, 4, 5, 7 và các xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến, Hỏa Tiến.

24

Năm 2010, thành phố Vị Thanh đƣợc thành lập, thuộc tỉnh Hậu Giang gồm 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phƣờng: I, III, IV, V, VII và 4 xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến, Hỏa Tiến.

Thành phố Vị Thanh là thành phố thứ 13 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.2 Vị trí địa lý

Thành phố Vị Thanh là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang với diện tích 118,917 km2, đƣợc mệnh danh là “thành phố Tây sông Hậu”, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hậu Giang, thuộc trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó phía Đông giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang), phía Tây giáp huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang), phía Nam giáp huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), phía Bắc giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) và huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang).

Thành phố nằm trên các trục tuyến giao thông đƣờng thủy và đƣờng bộ quan trọng của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có những điểm giao lƣu kinh tế lớn với các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, và với đô thị trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ. Với vai trò là đô thị trung tâm giao lƣu kinh tế của tiểu vùng Tây sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau, nằm ở giữa tứ giác tăng trƣởng Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang.

3.1.3 Điều kiện tự nhiên

3 3 Địa hình

Khu vực nội thị của thành phố có địa hình khá bằng phẳng đặc trƣng của đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia làm ba vùng nhƣ sau:

+ Vùng triều: Là vùng tiếp giáp sông Hậu về hƣớng Tây Bắc. Diện tích 19.200 ha, phát triển kinh tế vƣờn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.

+ Vùng úng triều: Tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.

+ Vùng úng: Nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm...). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ.

3 3 hí hậu

Khí hậu có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát tán và lan truyền các chất ô nhiễm trong nƣớc và không khí. Nhiệt độ không khí ảnh hƣởng đến quá trình

25

phát tán chất ô nhiễm, nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ phân hủy và chuyển hóa các chất ô nhiễm càng nhanh. Độ ẩm là yếu tố quan trọng trong việc xử lý rác thải. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm quá trình phân hủy các chất sẽ diễn ra nhanh chóng, các phản ứng sinh ra nƣớc rỉ, mùi hôi làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng và ảnh hƣởng đến việc lựa chọn các phƣơng pháp xử lý.

Thành phố Vị Thanh nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt.

Nhiệt độ trung bình của thành phố Vị Thanh là 270C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 với 350

C và thấp nhất là tháng 12 với 20,30

C.

Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lƣợng mƣa cả năm, lƣợng mƣa thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lƣợng mƣa cao nhất vào khoảng tháng 9 là 250,1 mm.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố vị thanh tỉnh hậu giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)