Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá chất lượng sử dụng thuốc tại các khoa nội bệnh viện hữu nghị (Trang 30 - 31)

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu có sử dụng chỉ số để đánh giá chất lượng sử dụng thuốc. Nghiên cứu của Falkenberg và cộng sự năm 2000 thự hiện tại 6 tỉnh thành: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Thanh Hóa để đánh giá tình hình dược phầm nói chung bao gồm hệ thống kiếm soát chất lượng thuốc, sự sẵn có của các loại thuốc và việc sử dụng hợp lý các loại thuốc thiết yếu. Nghiên cứu đã sử dụng 10 chỉ số, trong đó có 4 chỉ số liên quan đến việc sử dụng hợp lý: trung bình số thuốc/ đơn thuốc, số đơn thuốc được kê ít nhất một thuốc tiêm, số trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy được kê thuốc điểu trị

bệnh này, số thuốc thuộc danh sách thuốc thiết yếu trong tổng số 50 thuốc bán chạy nhất ở các khu vực tư nhân [42].

Nghiên cứu của Chalker và cộng sự thực hiện tại Hải Phòng từ năm 1994

đến 1996 để đánh giá việc sử dụng kháng sinh trước và sau can thiệp. Hai chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá sự khác biệt trước và sau can thiệp là tỷ lệ bệnh nhân được kê kháng sinh và tỷ lệ bệnh nhân nhận đủ liều kháng sinh [30].

Chất lượng sử dụng thuốc tại Việt Nam là vấn đề mới, các nghiên cứu về lĩnh vực này chưa nhiều. Với sự phát triển của xã hội, chất lượng sử dụng thuốc ngày càng được quan tâm để có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân. Vì vậy, cần thêm nhiều các nghiên cứu về QUM để có thể xây dựng một bộ chỉ số đánh giá chất lượng sử dụng thuốc áp dụng riêng tại Việt Nam hoặc tại riêng từng bệnh viện.

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá chất lượng sử dụng thuốc tại các khoa nội bệnh viện hữu nghị (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)