Từ tình hình kinh tế chung năm 2013, doanh nghiệp thành phố Cần Thơ cũng gặp những khó khăn nhất định, nhưng với sự phấn đấu và tích cực khắc phục khó khăn của doanh nghiệp, doanh nhân và sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng phó vượt qua khó khăn và đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong năm 2013 là 4.020 doanh nghiệp. Trong đó có 41 doanh nghiệp nhà nước, 3.952 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 27 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong số 3.952 doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) với 2.320 công ty, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là 1.045 doanh nghiệp, còn lại là công ty cổ phần (CP) với 473 công ty và các công ty tập thể là 114 công ty. Tuy nhiên, nếu phân theo quy mô lao động và loại hình doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TPCT trong năm 2013 được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây:
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
triệu
đồng
39
Bảng 3.4 Quy mô lao động theo loại hình doanh nghiệp Loại hình Quy mô lao động Nhà nước Ngoài Nhà nước Vốn đầu tư nước ngoài Tổng Tư nhân Tập thể TNHH Cổ phần <10 người 1 820 56 1594 203 5 2679 10-199 người 28 224 55 701 245 14 1267 200-499 người 9 1 2 13 13 4 42 500-999 người 3 0 1 9 5 3 21 ≥ 1000 người 0 0 0 3 7 1 11 Tổng 41 1045 114 2320 473 27 4020
Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ 2013
Xét về quy mô lao động, trong năm 2013 thành phố Cần Thơ có 11 doanh nghiệp với quy mô lao động trên 1.000 người, 21 doanh nghiệp có quy mô là 500-999 người, 42 doanh nghiệp có quy mô từ 200-499 người, 1.267 doanh nghiệp có quy mô là 10-199 người, và đáng kể là số doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 10 người chiếm phần lớn tổng số doanh nghiệp với 2.679 doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn còn khá nhỏ bé về mặt quy mô lao động. Cụ thể, trong số 2.679 doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 10 người thì phân lớn tập trung vào các công ty TNHH và DNTN, trong đó có 1.594 doanh nghiệp thuộc loại hình TNHH và 820 doanh nghiệp thuộc loại hình DNTN. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có quy mô lao động lớn từ 1.000 người trở lên chủ yếu là các công ty cổ phần với số lượng là 7/11 doanh nghiệp có quy mô lao động tầm cỡ như thế. Do đó cần cổ phần hóa các doanh nghiệp để nâng cao quy mô lao động nhằm giải quyết việc làm cho 46.826 lao động đang thất nghiệp.
40
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DỊCH VỤ THUỘC CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 09 năm 2014 thông qua việc phỏng vấn trực tiếp và gửi bảng câu hỏi bằng giấy đến người trả lời. Để đạt được cỡ mẫu tối thiểu là 280 quan sát, 530 bản câu hỏi được sử dụng. Kết quả thu được 500 bản, trong đó có 7 bản bị loại do không cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ nghiên cứu. Cuối cùng 493 bản câu hỏi hoàn tất được sử dụng cho đề tài nghiên cứu này. Kết quả khảo sát cụ thể được trình bày dưới đây.
4.1.1 Kết quả khảo sát về giới tính
Các đối tượng nghiên cứu đều làm việc cho các doanh nghiệp chế trong lĩnh vực dịch vụ, và bản chất của ngành này đòi hỏi sự cẩn thận, kiên nhẫn và tỉ mỉ của phái nữ cũng như sự nhanh nhẹn của phái nam. Do đó xu hướng của các doanh nghiệp này là tuyển dụng sao cho số lượng nhân viên nữ và nam cân bằng nhau. Cụ thể, kết quả khảo sát 493 nhân viên trên địa bàn TPCT, trong đó có tổng số lượng nhân viên nam là 210 người chiếm khoảng 42,6% và tổng số lượng nhân viên nữ là 283 chiếm khoảng 57,4% (xem Bảng 4.1). Bảng 4.1 Kết quả khảo sát số lượng nhân viên theo giới tính
Tần số Tỷ lệ % % tích luỹ
Nam 210 42,6 42,6
Nữ 283 57,4 100
Tổng số 493 100 100
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014
4.1.2 Kết quả khảo sát về trình độ
Như đã trình bày, đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nhân viên, những người lao động trí óc. Do đó, hầu hết các nhà tuyển dụng đều đòi hỏi nào về trình độ khá cao, cho nên tất cả họ đều họ đều từ trình độ trung học phổ thông trở lên. Cụ thể kết quả điều tra được trình bày trong Bảng 4.2.
Nhìn chung, phần lớn nhân viên đang làm việc cho các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cần Thơ là những người có trình độ Đại học khoảng 337 người chiếm 68,4% (trong đó nam có 145 người chiếm 69% trên tổng số nhân viên nam, và nữ có 192 người chiếm 57% trên tổng số nhân viên nữ). Còn lại
41
phân bố rãi rác ở nhóm trình độ Cao đẳng (69 người), Trung cấp (40 người), Sau Đại học (26 người) và THPT (21 người). Điều này, phần nào cũng đã phản ánh được chất lượng nguồn lao động của Cần Thơ.
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát số lượng nhân viên theo trình độ Trình độ học vấn Giới tính Tổng Nam Nữ Tần số (quan sát) Tỷ lệ (%) Tần số (quan sát) Tỷ lệ (%) Tần số (quan sát) Tỷ lệ (%) THPT 9 4,3 12 15,7 21 4,3 Trung cấp 13 6,2 27 9,3 40 8,1 Cao đẳng 36 17,1 33 11,4 69 14 Đại học 145 69 192 57 337 68,4 Sau đại học 7 3,4 19 6,6 26 5,3 Tổng 210 100 289 100 493 100
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014
4.1.3 Kết quả khảo sát theo số năm kinh nghiệm
Kinh nghiệm làm việc của nhân viên trong nghiên cứu này được giới hạn trong thời gian làm việc của người công nhân đối với công ty hiện tại họ đang làm việc. Kết quả khảo sát về kinh nghiệm làm việc của nhân viên được trình bày cụ thể trong Bảng 4.3.
Bảng 4.3 Kết quả khảo sát số lượng nhân viên theo số năm kinh nghiệm Số năm kinh nghiệm Giới tính Tổng Nam Nữ Tần số (quan sát) Tỷ lệ (%) Tần số (quan sát) Tỷ lệ (%) Tần số (quan sát) Tỷ lệ (%) < 1 năm 3 1,4 4 1,4 7 1,4 1 - <3 năm 63 30 82 29 145 29,4 3 - < 5 năm 46 21,9 57 20,1 103 20,9 ≥ 5 năm 98 46,7 140 49,5 238 48,3 Tổng 210 100 283 100 493 100
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014
Theo bảng số liệu cho thấy, số lượng lớn nhân viên đang làm việc trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cần Thơ có thời gian làm việc cho công ty hiện tại lâu hơn 5 năm, có khoảng 283 người chiếm 48,3% trên tổng số quan sát thu được. Số lượng nhân viên có thời gian làm việc từ ba năm đến dưới năm năm là 103 người chiếm 20,9%. Riêng đối với thời gian làm việc từ
42
một năm đến dưới ba năm có 145 nhân viên, chiếm 29,4%. Còn lại 7 nhân viên là có kinh nghiệm dưới một năm, chiếm 1,4%.
Nhìn chung, phần lớn nhân viên có xu hướng làm việc lâu dài đối với doanh nghiệp, bởi vì, thông thường hàng năm các doanh nghiệp đều có chính sách lên lương cho từng cá nhân, do đó khi làm việc càng lâu thì số lần tăng lương càng nhiều, dẫn đến tiền lương của họ càng cao. Ngoài ra, làm việc càng lâu thì càng đựợc hưởng nhiều chế độ phúc lợi ưu đãi của công ty như thăm niên hay đi du lịch nước ngoài,....
4.1.4 Kết quả khảo sát theo độ tuổi
Để hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu, thì độ tuổi của nhân viên cũng là một trong những tiêu chí cần được khảo sát. Kết quả điều tra về độ tuổi của nhân viên được trình bày như Bảng 4.4. Theo kết quả khảo sát, nhân viên trên địa bàn thành phố Cần Thơ chủ yếu là ở độ tuổi từ 21 tuổi cho đến 35 tuổi, số lượng cụ thể là 411 người trên tổng số 493 quan sát thu về, chiếm 83,4%. Trong đó, có 185 nhân viên nam chiếm 79,5% trên tổng số nhân viên nam của mẫu, và 226 nhân viên nữ chiếm 70,3% tổng số công nhân nữ của mẫu. Số lượng nhân viên còn lại phân bố ở nhóm tuổi từ 36 tuổi trở lên và từ 20 tuổi trở xuống. Cụ thể, ở nhóm tuổi từ 36 tuổi trở lên có tổng số 68 nhân viên, chiếm 13,8% cỡ mẫu, đối với 2,8% còn lại tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 20 tuổi trở xuống và chỉ có 14 nhân viên.
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát số lượng nhân viên theo tuổi
Tuổi Giới tính Tổng Nam Nữ Tần số (quan sát) Tỷ lệ (%) Tần số (quan sát) Tỷ lệ (%) Tần số (quan sát) Tỷ lệ (%) <=20 5 2,4 9 3,1 14 2,8 Từ 21 - 35 185 88,1 226 79,9 411 83,4 >35 20 9,5 48 17 68 13,8 Tổng 210 100 283 100 493 100
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014
Rõ ràng lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện chủ yếu là lao động trẻ (hơn 80%). Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Cần Thơ thu hút vốn đầu tư mà đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi đó, Cần Thơ dễ dàng phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững vai trò là trung tâm kinh tế của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
4.1.5 Khảo sát về việc tham gia các lớp đào tạo kỹ năng mềm
Theo khảo sát kết quả của 493 nhân viên trên địa bàn thành phố Cần Thơ cho thấy số lượng nhân viên đã từng tham gia các khoá huấn luyện kĩ năng
43
mềm là 261 và chưa từng tham gia là 232 nhân viên (xem Bảng 4.5). Tỷ lệ nhân viên đã từng tham gia kỹ năng mềm chiếm hơn 50% chứng tỏ các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sở hữu các kỹ năng này trong công việc.
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát số lượng nhân viên theo tình hình tham gia lớp kỹ năng mềm Có/Chưa Giới tính Tổng Nam Nữ Tần số (quan sát) Tỷ lệ (%) Tần số (quan sát) Tỷ lệ (%) Tần số (quan sát) Tỷ lệ (%) Có tham gia 109 51,9 152 53,7 261 52,9 Chưa từng tham gia 101 48,1 131 46,3 232 47,1 Tổng 210 100 283 100 493 100
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KỸ NĂNG MỀM VÀ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DỊCH VỤ THUỘC CÁC DOANH CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DỊCH VỤ THUỘC CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.2.1 Thực trạng kỹ năng mềm
Dựa trên mô hình lý thuyết, tác giả đã xây dựng bản câu hỏi để tiến hành đi khảo sát thu thập số liệu sơ cấp. Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2014, bằng cách phỏng vấn trực tiếp và gửi bản câu hỏi đến đáp viên. Cuộc khảo sát được thực hiện tại Thành phố Cần Thơ, đối tượng trả lời bản câu hỏi là các nhân viên làm việc trong lĩnh vực dịch vụ thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ . Trong phân tích nhân tố, Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Trong nghiên cứu có 56 biến số cần phân tích nhân tố, vì vậy cỡ mẫu tối thiểu là 56 x 5 = 280. Để đạt được cỡ mẫu tối thiểu là 280 quan sát, 530 bản câu hỏi đã được sử dụng. Kết quả thu được 500 bản, trong đó có 7 bản bị loại do không cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ nghiên cứu. Cuối cùng 493 bản câu hỏi hoàn tất được sử dụng cho đề tài nghiên cứu. Kết quả khảo sát về thực trạng kỹ năng mềm của nhân viên dịch vụ thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ được trình bày cụ thể dưới đây.
Như đã trình bày ở phần trước, thang đo kỹ năng mềm được xây dựng dựa trên 3 nhóm nhân tố chính: kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng tương tác và kỹ năng công nghệ. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để đo lường kỹ năng mềm của nhân viên dịch vụ thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
44
Đầu tiên là nhóm kỹ năng quản lý bản thân. Dựa vào kết quả khảo sát, kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng tốt nhất với giá trị 3,855. Điều này phản ánh nhận thức của nhân viên dịch vụ về tầm quan trọng của việc quản lý thời gian cũng như rèn luyện tác phong công nghiệp: đúng giờ. Khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, bên cạnh những cơ hội cũng có những thách thức. Đội ngũ lao động nội địa phải tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để cạnh tranh với đội ngũ lao động nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng nhận thức được tầm quan trọng của thời gian làm việc nên cũng có những biện pháp kiểm soát vấn đề thời gian của nhân viên. Tất cả những yếu tố đó giúp cho kỹ năng quản lý thời gian của nhân viên dịch vụ tại thành phố Cần Thơ tương đối tốt, cao hơn mức trung bình là 3. Kỹ năng tốt thứ hai là sự linh hoạt trong công việc, đạt giá trị 3,788/5. Môi trường dịch vụ là môi trường làm việc năng động, nên sự linh hoạt trong công việc là hết sức cần thiết. Kỹ năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết đạt mức giá trị trung bình, lần lượt là 3,529/5 và 3,655/5. Sự đa dạng cũng như thay đổi liên tục của môi trường kinh tế hiện nay đòi hỏi người lao động phải luôn thay đổi để thích nghi. Sáng tạo giúp người nhân viên tìm ra những cách làm mới hiệu quả hơn. Nhân viên dịch vụ chủ yếu làm việc độc lập nên kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là một kỹ năng thiết yếu trong quá trình làm việc. Trong các kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng kém nhất của người lao động là kỹ năng kiểm soát căng thẳng, đạt giá trị 3,117/5, dưới mức trung bình. Điều này cho thấy nhân viên dịch vụ thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đối mặt và giải quyết căng thẳng, áp lực xảy ra trong công việc. Với môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, căng thẳng và áp lực là những vấn đề thường trực đối với người lao động. Việc kiểm soát căng thẳng sẽ giúp cho quá trình làm việc của người lao động diễn ra trôi chảy. Việc đối mặt với căng thẳng và áp lực thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người nhân viên, làm giảm khả năng làm việc, ảnh hưởng tới kết quả làm việc. Vì vậy kỹ năng kiểm soát căng thẳng cũng là một kỹ năng cần được chú trọng trong môi trường làm việc hiện đại. Dựa vào giá trị trung bình của tất cả các kỹ năng, nhóm kỹ năng quản lý bản thân đạt giá trị là 3,589/5. Mặc dù giá trị này cao hơn mức trung bình là 3 nhưng cũng sự chênh lệch cũng chưa đáng kể, qua đó có thể kết luận nhóm kỹ năng quản lý bản thân của nhân viên dịch vụ thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ chỉ đạt mức trên trung bình.
45
Bảng 4.6 Kết quả đo lường kỹ năng quản lý bản thân của nhân viên dịch vụ thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Trị trung bình Sai số chuẩn Linh hoạt 1,75 5,00 3,7880 0,02701 0,59975 Sáng tạo 1,75 5,00 3,5299 0,02731 0,60632 Giải quyết 1,00 5,00 3,6558 0,02444 0,54256 Căng thẳng 1,50 4,50 3,1171 0,02212 0,49113