Mối quan hệ giữa độ tuổi và kỹ năng mềm

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến kết quả công việc của nhân viên dịch vụ thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 72 - 73)

Theo quy luật sinh tồn của con người thì nhận thức cũng từ đó mà phát triển. Khi càng trưởng thành thì nhận thức càng trở nên chín chắn hơn, nhìn nhận vấn đề một cách khái quát và toàn diện hơn. Con người có xu hướng hoàn thiện bản thân mình theo thời gian. Do đó, giả thuyết H5 cho rằng: có sự khác biệt về kỹ năng mềm của nhân viên dịch vụ theo độ tuổi.

Phương pháp kiểm định sự khác biệt về trị trung bình của 3 nhóm trở lên ( one-way ANOVA) được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa độ tuổi và kỹ năng mềm. Kết quả của kiểm định này được trình bày trong bảng 4.21. Bảng 4.21 Kết quả kiểm định mối quan hệ độ tuổi và kỹ năng mềm

Điểm trung bình

≤ 25 3,657

25 - 40 3,832

≥ 40 3,712

Kiểm định Levene Sig. 0,419

Kiểm định ANOVA Giá trị F 11,014

Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014

Kết quả phân tích kiểm định Levene’s test cho thấy không có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm với nhau (sig = 0,419). Do đó thích hợp cho việc tiến hành phân tích ANOVA.

Qua kết quả phân tích ANOVA với sig = 0,000 < 0,05 nên có thể kết luận có sự khác biệt về kỹ năng mềm theo độ tuổi. Điều này có nghĩa là sự khác biệt về tuổi tác sẽ dẫn đến sự khác biệt về kỹ năng mềm, những người dưới độ tuổi 25 đa phần là mới tốt nghiệp, thời gian đi làm chưa lâu, nên các

63

kỹ năng còn chưa tốt, điểm trung bình của nhóm tuổi từ 25 trở xuống là 3,657. Theo thời gian làm việc và yêu cầu công việc, càng ngày họ càng phải hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho công việc của mình. Điểm trung bình của

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến kết quả công việc của nhân viên dịch vụ thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)