Như đã trình bày ở chương 2, đề tài này có hai thang đo cho hai khái niệm nghiên cứu, đó là (1) kỹ năng mềm ký hiệu là KNM và (2) kết quả công việc ký hiệu là KQCV. Các thang đo của các khái niệm này được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s alpha.
Kết quả Cronbach’s alpha lần lượt từng thang đo của khái niệm kỹ năng mềm cho thấy có 2 thang đo không đạt độ tin cậy đó là thang đo giải quyết công việc (GQ) và kiểm soát căng thẳng (CT), với hệ số Cronbach’s alpha lần lượt là 0,360 và 0,283, nhỏ hơn 0,5 (Slater,1995). Vì vậy 2 thang đo này sẽ bị loại bỏ. Các thang đo còn lại là linh hoạt (LH), sáng tạo (ST), thời gian (TG), giao tiếp (GT), quan hệ (QH), làm việc nhóm (N), đàm phán (DP) và công nghệ (CN) đều đạt độ tin cậy. Tuy nhiên, có một số biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 (Slater, 1995) như biến N1 (0,266), DP3 (0,213), DP4 (0,217). Vì vậy các biến này sẽ bị loại khỏi thang đo để làm tăng độ tin cậy của thang đo. Cụ thể sau khi loại biến N1, hệ số Cronbach’s alpha của thang đo kỹ năng làm việc nhóm là 0,763. Sau khi loại biến DP3 và DP4, hệ số Cronbach’s alpha của thang đo kỹ năng đàm phán là 0,803. Các biến quan sát còn lại đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Trong đó, nhỏ nhất là hệ số tương quan biến tổng của biến LH2 (thích nghi với luật bất thành văn ở môi trường làm việc) 0,389 và lớn nhất là hệ số của biến CN4 ( biết sử dụng đầy đủ các công cụ trong thư điện tử) 0,808.
Khi tiến hành Cronbach’s alpha cùng lúc các thang đo của khái niệm kỹ năng mềm thì có 3 biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng rất nhỏ nên bị loại bỏ khỏi thang đo kỹ năng mềm, đó là biến LH2 (0,093), DP1 (0,060) và DP2 (0,233). Sau khi loại bỏ các biến quan sát trên, hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo này là 0,909.
49
Bảng 4.11 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo khái niệm kỹ năng mềm
Biến quan sát
Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến
Linh hoạt LH: alpha = 0,730
LH1 0,644 0,590 LH2 0,389 0,746 LH3 0,457 0,704 LH4 0,609 0,619 Sáng tạo ST: alpha = 0,717 ST1 0,605 0,593 ST2 0,434 0,694 ST3 0,436 0,695 ST4 0,549 0,627
Giải quyết vấn đề GQ: alpha = 0,360
GQ1 0,313 0,84
GQ2 0,256 0,186
GQ3 0,090 0,551
Kiểm soát căng thẳng CT: alpha = 0,283
CT1 0,136 0,296
CT2 0,200 0,381
CT3 0,342 0,495
CT4 0,135 0,218
Thời gian TG: alpha = 0,834
TG1 0,618 0,816
TG2 0,719 0,765
TG3 0,681 0,784
50
Biến quan sát
Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến
Giao tiếp GT: alpha = 0,770
GT1 0,518 0,739 GT2 0,598 0,710 GT3 0,573 0,717 GT4 0,564 0,720 GT5 0,461 0,753 Quan hệ QH: alpha = 0,772 QH1 0,567 0,720 QH2 0,552 0,728 QH3 0,612 0,699 QH4 0,556 0,722 Làm việc nhóm N: alpha = 0,646 N1 0,266 0,763 N2 0,510 0,437 N3 0,632 0,287 Đàm phán DP: alpha = 0,536 DP1 0,304 0,487 DP2 0,591 0,183 DP3 0,213 0,543 DP4 0,217 0,546 Công nghệ CN: alpha = 0,906 CN1 0,763 0,887 CN2 0,780 0,882 CN3 0,717 0,895 CN4 0,808 0,876 CN5 0.759 0,887
51
Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của khái niệm kết quả công việc, hầu hết các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 ngoại trừ biến HL2 có hệ số là 0,003 < 0,3 (Slater, 1995), do đó biến này sẽ bị loại bỏ. Sau khi loại bỏ biến quan sát HL2 thì hệ số Cronbach’s alpha của thang đo sự hài lòng trong công việc là 0,875. Hai thang đo về chất lượng công việc (CL) và số lượng công việc (SL) cũng đạt được độ tin cậy với hệ số Cronbach’s alpha lần lượt là 0,793 và 0,635. Sau khi loại bỏ quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 là HL2, hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo cho khái niệm kết quả công việc là 0,868.
Bảng 4.12 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo kết quả công việc
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến
Chất lượng công việc CL: alpha = 0,793
CL1 0,632 0,742 CL2 0,623 0,745 CL3 0,539 0,763 CL4 0,485 0,776 CL5 0,489 0,776 CL6 0,526 0,766
Số lượng công việc SL: alpha = 0,635
SL1 0,421 0,562
SL2 0,467 0,536
SL3 0,343 0,632
SL4 0,455 0,540
Sự hài lòng trong công việc HL: alpha = 0,802
HL1 0,735 0,725 HL2 0,003 0,875 HL3 0,644 0,753 HL4 0,682 0,742 HL5 0,616 0,762 HL6 0,735 0,727
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014
Từ những phân tích trên cho thấy, tất cả các thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu của đề tài đều đạt độ tin cậy cao. Điều này có nghĩa là tất cả các biến quan sát đều được đưa vào phân tích nhân tố.
52
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, đối với nhóm nhân tố kỹ năng mềm với chỉ số KMO ( Kaiser - Mayer - Olkin) bằng 0,885 với mức ý nghĩa sig = 0,000 chứng tỏ rằng các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng số quan sát. Tuy nhiên, hệ số tải nhân tố của các biến ST2 (0,444), GT4 (0,476), GT5 (0,483) nhỏ hơn 0,5 nên các biến này sẽ bị loại bỏ (Nannully & Bernstein, 1994). Sau khi loại bỏ 3 biến ST2, GT4 và GT5, có 6 nhóm nhân tố được trích tại eigenvalua là 1,090 và tổng phương sai trích là 65,59% theo phương pháp Principal component với phép xoay Varimax ( xem bảng 5.3). Điều này có nghĩa là tại hệ số điểm dừng là 1,090 thì kết quả phân tích nhân tố gom được 6 nhóm với tổng biến thiên được giải thích bởi 6 nhóm này là 65,59%.
Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố nhóm kỹ năng mềm
Biến quan sát Nhân tố
1 2 3 4 5 6 CN1 0,825 CN2 0,847 CN3 0,771 CN4 0,831 CN5 0,819 TG1 0,647 TG2 0,766 TG3 0,828 TG4 0,752 LH1 0,641 LH3 0,533 LH4 0,707 ST1 0,649 ST3 0,649 ST4 0,579 GT3 0,515
53
Biến quan sát Nhân tố
1 2 3 4 5 6 QH1 0,716 QH2 0,736 QH3 0,717 QH4 0,708 N2 0,868 N3 0,801 GT1 0,639 GT2 0,626 Eigenvalue 7,563 2,649 1,772 1,501 1,166 1,090 Phương sai trích 31,513 11,039 7,384 6,256 4,859 4,540 Cronbach’s alpha 0,906 0,834 0,784 0,792 0,763 0,762
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014
Trong khi đó, với nhóm kết quả công việc thì chỉ số KMO bằng 0,834 với mức ý nghĩa sig = 0,000, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng số quan sát. Các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 lần lượt được loại khỏi mô hình là biến quan sát SL3 (0,275), SL1 (0,386), CL4 (0,386), CL5 (0,406), SL4 (0,392) (Nannully & Bernstein, 1994). Sau khi loại bỏ các biến quan sát trên, kết quả phân tích nhân tố thang đo kết quả công việc theo phương pháp Principal component với phép xoay varimax, có 2 nhóm nhân tố được trích ra tại eigenvalue 2,053 với tổng phương sai trích bằng 61,48%. Hay nói cách khác, tại hệ số điểm dừng là 2,053 thì kết quả phân tích nhân tố gom được 2 nhóm với tổng biến thiên được giải thích bởi 2 nhóm này là 61,48% (xem Bảng 4.14)
Bảng 4.14 Kết quả phân tố nhân tố nhóm kết quả công việc
Biến quan sát Nhân tố 1 2 HL1 0,856 HL3 0,789 HL4 0,801
54 Biến quan sát Nhân tố 1 2 HL5 0,725 HL6 0,845 CL1 0,810 CL2 0,825 CL3 0,688 CL6 0,649 SL2 0,665 Eigenvalue 4,095 2,053 Phương sai trích 40,946 20,534 Cronbach’s alpha 0,875 0,789
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu khảo sát, 2014
4.5 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA 4.5.1 Thang đo kỹ năng mềm 4.5.1 Thang đo kỹ năng mềm
Kết quả CFA cho thấy mô hình này có Chi- bình phường bằng 532,752 và 234 bậc tự do với giá trị p = 0,000. Tuy nhiên,theo Bentler & Bonett (1980), Nếu mô hình nhận được giá trị TLI, CFI từ 0,9 đến 1, Chi-square/df ≤ 2, một số trường hợp Chi-square\df có thể ≤ 3 (Carmines & McIver, 1981) và RMSEA ≤ 0,8 (Steiger, 1990) thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thu thập thực tế. Dựa trên các tiêu chí trên, các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp trong mô hình này đều đạt yêu cầu (TLI= 0,933, CFI= 0,943, Chi-square/df = 2,277, RMSEA = 0,51). Kết quả CFA của thang đo này được trình bày trong hình 4.1
Đồng thời, một thang đo được xem là thang đo tốt khi các chỉ tiêu đo lường như tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích đều đạt yêu cầu. Các thang đo đạt được tính đơn hướng khi các sai số của nó không tương quan với nhau (Gerbing & Anderson, 1998). Trong thang đo kỹ năng mềm, chỉ có thành phần thang đo làm việc nhóm và tương tác là đạt được tính đơn hướng. Theo Gerbing & Anderson (1998), các thang đo đạt tính hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa đều lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Các trọng số (λi) của các biến quan sát trong mô hình đều đạt tiêu chuẩn cho phép, nhỏ nhất là 0,502 và có ý nghĩa thống kê,
55
các giá trị p đều bằng 0,000. Vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng các biến quan sát dùng để đo lường cho 6 thành phần của thang đo kỹ năng mềm đều đạt giá trị hội tụ.
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014
Hình 4.1 Mô hình CFA thang đo kỹ năng mềm
Kết quả CFA cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các thành phần công nghệ, thời gian, linh hoạt, quan hệ, làm việc nhóm và giao tiếp đều nhỏ hơn 0,9. Do đó các thành phần của thang đo kỹ năng mềm đạt giá trị phân biệt. Hay nói cách khác, hệ số tương quan giữa các khái niệm với sai lệch chuẩn kèm theo cho thấy các hệ số này nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê (p = 0,00), do đó các khái niệm công nghệ, thời gian, linh hoạt, quan hệ, làm việc nhóm và giao tiếp đều đạt giá trị phân biệt
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần của thang đo kỹ năng mềm Mối quan hệ R se cr p CN <-> TG 0,288 0,086 8,279 0,00 CN <-> LH 0,468 0,079 6,704 0,00 CN <-> QH 0,413 0,082 7,177 0,00 CN <-> LVN 0,430 0,081 7,030 0,00
56 Mối quan hệ R se cr p CN <-> TT 0,471 0,079 6,678 0,00 TG <-> LH 0,550 0,075 6,000 0,00 TG <-> QH 0,582 0,073 5,724 0,00 TG <-> LVN 0,405 0,082 7,247 0,00 TG <-> GT 0,576 0,073 5,776 0,00 LH <-> QH 0,599 0,072 5,576 0,00 LH <-> LVN 0,400 0,082 7,290 0,00 LH <-> TT 0,485 0,079 6,558 0,00 QH <-> LVN 0,319 0,085 8,001 0,00 QH <-> GT 0,600 0,072 5,568 0,00 LVN <-> GT 0,362 0,084 7,621 0,00
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014
Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích là hai trong số những chỉ tiêu đo lường độ tin cậy thang đo. Trong đó phương sai trích phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được tính toán bởi biến tiềm ẩn (Nguyễn Khánh Duy, 2009). Theo Hair (1998) thì phương sai trích của các khái niệm nên lớn hơn 0,5, đồng thời Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007) cũng đã chấp nhận phương sai trích nhỏ hơn 0,5 ( 0,42 và 0,34). Kết quả tính toán về độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo thành phần cho thấy các thang đo của khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy tổng hợp.
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo thành phần của khái niệm kỹ năng mềm
Đvt:%
Thang đo thành phần Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trích
Công nghệ 90,14 56,73 Thời gian 83,89 50,50 Linh hoạt 77,22 59,81 Quan hệ 79,35 51,05 Làm việc nhóm 78,74 51,96 Giao tiếp 76,91 57,28
57
4.5.2 Thang đo kết quả công việc
Kết quả CFA của mô hình thang đo kết quả công việc được trình bày trong hình 4.2. Mô hình này có chi-bình phương bằng và 92,983 và 25 bậc tự do với giá trị P = 0,000. Tuy nhiên các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu ( TLI = 0,945 , CFI = 0,962 , Chi-square/df = 1,719, RMSEA = 0,074). Cần chú ý rằng kết quả này đạt được sau khi cho các cặp sai số của các biến quan sát trong thang đo Hài lòng tương quan với nhau như hình 4.2, sau đó loại bỏ biến HL2 vì biến này có trọng số chuẩn hóa quá nhỏ (0,052). Do đó, chỉ có thành phần hiệu suất làm việc đạt được tính đơn hướng. Sau khi loại biến HL2 thì các trọng số chuẩn hóa (λi) còn lại đều đạt tiêu chuẩn cho phép, nhỏ nhất là 0,563 >0,5 và các trọng số chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (P = 0,000). Vì vậy chúng ta có thể kết luận các biến quan sát dùng để đo lường cho 2 thành phần của thang đo kết quả công việc đều đạt giá trị hội tụ.
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014
Hình 4.2 Mô hình CFA thang đo kết quả công việc
Kết quả CFA cũng cho thấy hệ số tương quan r giữa hai thành phần hiệu suất làm việc và mức độ hài lòng với công việc nhỏ hơn 0,9, do đó 2 thành phần của thang đo kết quả công việc đạt giá trị phân biệt. Hay nói cách khác, hệ số tương quan giữa 2 khái niệm với sai lệch chuẩn kèm theo cho thấy các hệ số này nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê (p =0,000), do đó khái niệm hiệu suất công việc và mức độ hài lòng với công việc đạt giá trị phân biệt.
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa 2 thành phần của thang đo kết quả công việc
Mối quan hệ r Se Cr p
HS <-> HL 0,295 0,086 8,216 0,000
58
Ngoài ra, độ tin cậy tổng hợp của thành phần hiệu suất công việc là 79,60% với phương sai trích là 54,44%. Độ tin cậy tổng hợp của thành phần mức độ hài lòng với công việc là 85,69% với phương sai trích là 60,63%. Kết quả này cho thấy các thang đo của các khái niệm nghiên cứu đề đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy tổng hợp.
4.6 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (SEM) 4.6.1 Kiểm định mô hình lý thuyết 4.6.1 Kiểm định mô hình lý thuyết
Như đã trình bày trong Chương 2, phương pháp phân tích mô hình cầu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Thêm vào đó phương pháp kiểm định Bootstrap sẽ được sử dụng để ước lượng lại các tham số của mô hình để kiểm tra độ tin cậy của các ước lượng.
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014
Hình 4.3 Kết quả SEM mô hình lý thuyết chuẩn hóa
Kết quả ước lượng mô hình lý thuyết trình bày ở hình 4.3. Mô hình kiểm định mức độ tác động của 6 nhân tố (1) công nghệ (CN), (2) Thời gian (TG), (3) linh hoạt (LH), (4) quan hệ (QH), (5) làm việc nhóm (LVN) và (6) giao tiếp (GT) tới kết quả công việc (KQCV).
59
Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy mô hình có 500 bậc tự do với giá trị thống kê Chi- bình phương là 1145,477 (p=0,000). Tuy nhiên các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu với TLI = 0,905, CFI = 0,915, RMSEA = 0,051. Như vậy chúng ta có thể kết luận mô hình này phù hợp với dữ liệu thu thập từ thực tế, hay mô hình thích hợp với địa bàn nghiên cứu.
4.6.2 Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap
Để kết quả nghiên cứu có thể suy rộng ra cho tổng thể thì cần phải tiến hành kiểm định lại độ tin cậy của ước lượng mô hình. Như đã trình bày trong chương 2, đề tài này tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Bootstrap để đánh giá độ tin cậy của phương pháp ước lượng SEM đối với mô hình lý thuyết.
Do kiểm định Bootstrap dựa trên cỡ mẫu lặp lại, do đó nếu lặp lại với số lần quá lớn thì kết quả kiểm định sẽ không có độ chính xác cao do cỡ mẫu lúc này không mang tính đại diện cao bởi vì kết quả đo lường trùng lại quá nhiều. Vì vậy, thông thường đối với phương pháp này cỡ mẫu lặp lại thích hợp là