Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến kết quả công việc của nhân viên dịch vụ thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 64)

4.5.1 Thang đo kỹ năng mềm

Kết quả CFA cho thấy mô hình này có Chi- bình phường bằng 532,752 và 234 bậc tự do với giá trị p = 0,000. Tuy nhiên,theo Bentler & Bonett (1980), Nếu mô hình nhận được giá trị TLI, CFI từ 0,9 đến 1, Chi-square/df ≤ 2, một số trường hợp Chi-square\df có thể ≤ 3 (Carmines & McIver, 1981) và RMSEA ≤ 0,8 (Steiger, 1990) thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thu thập thực tế. Dựa trên các tiêu chí trên, các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp trong mô hình này đều đạt yêu cầu (TLI= 0,933, CFI= 0,943, Chi-square/df = 2,277, RMSEA = 0,51). Kết quả CFA của thang đo này được trình bày trong hình 4.1

Đồng thời, một thang đo được xem là thang đo tốt khi các chỉ tiêu đo lường như tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích đều đạt yêu cầu. Các thang đo đạt được tính đơn hướng khi các sai số của nó không tương quan với nhau (Gerbing & Anderson, 1998). Trong thang đo kỹ năng mềm, chỉ có thành phần thang đo làm việc nhóm và tương tác là đạt được tính đơn hướng. Theo Gerbing & Anderson (1998), các thang đo đạt tính hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa đều lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Các trọng số (λi) của các biến quan sát trong mô hình đều đạt tiêu chuẩn cho phép, nhỏ nhất là 0,502 và có ý nghĩa thống kê,

55

các giá trị p đều bằng 0,000. Vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng các biến quan sát dùng để đo lường cho 6 thành phần của thang đo kỹ năng mềm đều đạt giá trị hội tụ.

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014

Hình 4.1 Mô hình CFA thang đo kỹ năng mềm

Kết quả CFA cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các thành phần công nghệ, thời gian, linh hoạt, quan hệ, làm việc nhóm và giao tiếp đều nhỏ hơn 0,9. Do đó các thành phần của thang đo kỹ năng mềm đạt giá trị phân biệt. Hay nói cách khác, hệ số tương quan giữa các khái niệm với sai lệch chuẩn kèm theo cho thấy các hệ số này nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê (p = 0,00), do đó các khái niệm công nghệ, thời gian, linh hoạt, quan hệ, làm việc nhóm và giao tiếp đều đạt giá trị phân biệt

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần của thang đo kỹ năng mềm Mối quan hệ R se cr p CN <-> TG 0,288 0,086 8,279 0,00 CN <-> LH 0,468 0,079 6,704 0,00 CN <-> QH 0,413 0,082 7,177 0,00 CN <-> LVN 0,430 0,081 7,030 0,00

56 Mối quan hệ R se cr p CN <-> TT 0,471 0,079 6,678 0,00 TG <-> LH 0,550 0,075 6,000 0,00 TG <-> QH 0,582 0,073 5,724 0,00 TG <-> LVN 0,405 0,082 7,247 0,00 TG <-> GT 0,576 0,073 5,776 0,00 LH <-> QH 0,599 0,072 5,576 0,00 LH <-> LVN 0,400 0,082 7,290 0,00 LH <-> TT 0,485 0,079 6,558 0,00 QH <-> LVN 0,319 0,085 8,001 0,00 QH <-> GT 0,600 0,072 5,568 0,00 LVN <-> GT 0,362 0,084 7,621 0,00

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014

Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích là hai trong số những chỉ tiêu đo lường độ tin cậy thang đo. Trong đó phương sai trích phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được tính toán bởi biến tiềm ẩn (Nguyễn Khánh Duy, 2009). Theo Hair (1998) thì phương sai trích của các khái niệm nên lớn hơn 0,5, đồng thời Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007) cũng đã chấp nhận phương sai trích nhỏ hơn 0,5 ( 0,42 và 0,34). Kết quả tính toán về độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo thành phần cho thấy các thang đo của khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy tổng hợp.

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo thành phần của khái niệm kỹ năng mềm

Đvt:%

Thang đo thành phần Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trích

Công nghệ 90,14 56,73 Thời gian 83,89 50,50 Linh hoạt 77,22 59,81 Quan hệ 79,35 51,05 Làm việc nhóm 78,74 51,96 Giao tiếp 76,91 57,28

57

4.5.2 Thang đo kết quả công việc

Kết quả CFA của mô hình thang đo kết quả công việc được trình bày trong hình 4.2. Mô hình này có chi-bình phương bằng và 92,983 và 25 bậc tự do với giá trị P = 0,000. Tuy nhiên các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu ( TLI = 0,945 , CFI = 0,962 , Chi-square/df = 1,719, RMSEA = 0,074). Cần chú ý rằng kết quả này đạt được sau khi cho các cặp sai số của các biến quan sát trong thang đo Hài lòng tương quan với nhau như hình 4.2, sau đó loại bỏ biến HL2 vì biến này có trọng số chuẩn hóa quá nhỏ (0,052). Do đó, chỉ có thành phần hiệu suất làm việc đạt được tính đơn hướng. Sau khi loại biến HL2 thì các trọng số chuẩn hóa (λi) còn lại đều đạt tiêu chuẩn cho phép, nhỏ nhất là 0,563 >0,5 và các trọng số chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (P = 0,000). Vì vậy chúng ta có thể kết luận các biến quan sát dùng để đo lường cho 2 thành phần của thang đo kết quả công việc đều đạt giá trị hội tụ.

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014

Hình 4.2 Mô hình CFA thang đo kết quả công việc

Kết quả CFA cũng cho thấy hệ số tương quan r giữa hai thành phần hiệu suất làm việc và mức độ hài lòng với công việc nhỏ hơn 0,9, do đó 2 thành phần của thang đo kết quả công việc đạt giá trị phân biệt. Hay nói cách khác, hệ số tương quan giữa 2 khái niệm với sai lệch chuẩn kèm theo cho thấy các hệ số này nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê (p =0,000), do đó khái niệm hiệu suất công việc và mức độ hài lòng với công việc đạt giá trị phân biệt.

Bảng 4.17 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa 2 thành phần của thang đo kết quả công việc

Mối quan hệ r Se Cr p

HS <-> HL 0,295 0,086 8,216 0,000

58

Ngoài ra, độ tin cậy tổng hợp của thành phần hiệu suất công việc là 79,60% với phương sai trích là 54,44%. Độ tin cậy tổng hợp của thành phần mức độ hài lòng với công việc là 85,69% với phương sai trích là 60,63%. Kết quả này cho thấy các thang đo của các khái niệm nghiên cứu đề đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy tổng hợp.

4.6 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (SEM) 4.6.1 Kiểm định mô hình lý thuyết 4.6.1 Kiểm định mô hình lý thuyết

Như đã trình bày trong Chương 2, phương pháp phân tích mô hình cầu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Thêm vào đó phương pháp kiểm định Bootstrap sẽ được sử dụng để ước lượng lại các tham số của mô hình để kiểm tra độ tin cậy của các ước lượng.

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014

Hình 4.3 Kết quả SEM mô hình lý thuyết chuẩn hóa

Kết quả ước lượng mô hình lý thuyết trình bày ở hình 4.3. Mô hình kiểm định mức độ tác động của 6 nhân tố (1) công nghệ (CN), (2) Thời gian (TG), (3) linh hoạt (LH), (4) quan hệ (QH), (5) làm việc nhóm (LVN) và (6) giao tiếp (GT) tới kết quả công việc (KQCV).

59

Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy mô hình có 500 bậc tự do với giá trị thống kê Chi- bình phương là 1145,477 (p=0,000). Tuy nhiên các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu với TLI = 0,905, CFI = 0,915, RMSEA = 0,051. Như vậy chúng ta có thể kết luận mô hình này phù hợp với dữ liệu thu thập từ thực tế, hay mô hình thích hợp với địa bàn nghiên cứu.

4.6.2 Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap

Để kết quả nghiên cứu có thể suy rộng ra cho tổng thể thì cần phải tiến hành kiểm định lại độ tin cậy của ước lượng mô hình. Như đã trình bày trong chương 2, đề tài này tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Bootstrap để đánh giá độ tin cậy của phương pháp ước lượng SEM đối với mô hình lý thuyết.

Do kiểm định Bootstrap dựa trên cỡ mẫu lặp lại, do đó nếu lặp lại với số lần quá lớn thì kết quả kiểm định sẽ không có độ chính xác cao do cỡ mẫu lúc này không mang tính đại diện cao bởi vì kết quả đo lường trùng lại quá nhiều. Vì vậy, thông thường đối với phương pháp này cỡ mẫu lặp lại thích hợp là khoảng 2 đến 3 lần cỡ mẫu nghiên cứu ban đầu (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Do đó, đề tài này sử dụng phương pháp Bootstrap với cỡ mẫu lặp lại 1000 quan sát (n = 1000) với cỡ mầu ban đầu là 493 quan sát. Kết quả ước lượng từ 1000 quan sát được tính trung bình kèm theo độ chệch được trình bày trong bảng 4.17. Trong đó ML là giá trị ước lượng, Mean là Trung bình ước lượng Bootstrap, SE là sai lệch chuẩn, SE-SE là sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn, Bias là độ chệch, SE-Bias là sai lệch chuẩn của độ chệch, CR là giá trị tới hạn (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Giá trị tuyệt đối của CR lớn nhất là 1,8 nhỏ hơn 2 nên có thể nói là độ chệch rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Do đó, có thể kết luận là các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy và suy ra cho tổng thể.

Bảng 4.18 Kết quả ước lượng Bootstrap với n = 1000.

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014

Mối quan hệ ML SE SE-SE Mean Bias SE-Bias CR

KQCV <- CN -0,02 0,069 0,002 -0,016 0,003 0,002 1,50 KQCV <- TG 0,199 0,081 0,002 0,198 -0,001 0,003 -0,33 KQCV <- LH 0,319 0,084 0,002 0,324 0,005 0,003 1,66 KQCV <- QH 0,355 0,098 0,002 0,356 0,000 0,003 0,00 KQCV <- LVN 0,107 0,056 0,001 0,098 -0,009 0,005 -1,80 KQCV <- GT 0,186 0,090 0,002 0,184 -0,002 0,003 -0,66

60

4.6.3 Kiểm định giả thuyết

Như đã trình bày trong chương 2, đề tài này có 3 giả thuyết chính cần kiểm định. Giả thuyết H1 cho rằng kỹ năng tự quản lý tác động thuận chiều đến kết quả công việc. Kỹ năng tự quản lý bản thân ban đầu bao gồm 5 thang đo thành phần là linh hoạt, sáng tạo, giải quyết vấn đề, kiểm soát căng thẳng và thời gian. Sau khi kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, loại bỏ những biến không phù hợp, kỹ năng tự quản lý bản thân được đo bởi 2 thang đo thành phần là linh hoạt và thời gian. Kết quả ước lượng SEM cho thấy mối quan hệ giữa linh hoạt (LH) và kết quả công việc (KQCV) là 0,267 và ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0,000 (Bảng 4.18). Mối quan hệ giữa thời gian (TG) và kết quả công việc (KQCV) là 0,105 và ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0,011. Do đó giả thuyết này được chấp nhận. Điều này có nghĩa là khi người nhân viên dịch vụ có kỹ năng linh hoạt, nhạy bén trong xử lí vấn đề và công việc, kiểm soát, sử dụng thời gian tốt thì sẽ có thể nâng cao kết quả công việc của mình.

Giả thuyết H2 cho rằng kỹ năng tương tác tác động thuận chiều đến kết quả công việc. Kỹ năng tương tác ban đầu được đo lường bằng 4 thang đo thành phần: giao tiếp, quan hệ, làm việc nhóm và đàm phán. Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, loại bỏ những biến quan sát không phù hợp, kỹ năng tương tác được đo bởi 3 thang đo là quan hệ , làm việc nhóm và giao tiếp. Kết quả ước lượng SEM cho thấy mối quan hệ giữa kỹ năng quan hệ (QH) và kết quả công việc là 0,229 và ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0,000. Mối quan hệ giữa kỹ năng làm việc nhóm (LVN) và kết quả công việc là 0,042 và ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p= 0,059. Cuối cùng mối quan hệ giữa kỹ năng giao tiếp (GT) và kết quả công việc là 0,104, ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0,022. Do đó giả thuyết này được chấp nhận. Điều này có nghĩa là người nhân viên dịch vụ có thể nâng cao kết quả công việc của mình bằng cách cải thiện kĩ năng tương tác với đồng nghiệp và khách hàng, ví dụ như kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm, kỹ năng giao tiếp, duy trì và phát triển quan hệ với những người xung quanh.

Giả thuyết cuối cùng là H3 kỹ năng công nghệ tác động thuận chiều đến kết quả công việc. Kết quả ước lượng SEM cho thấy mối quan hệ giữa kỹ năng công nghệ (CN) và kết quả công việc là -0,009 nhưng ước lượng này không có ý nghĩa thống kê vì giá trị p quá lớn, p = 0, 743, lớn hơn 0,1. Do vậy có thể kết luận kỹ năng công nghệ không ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên dịch vụ thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

61

Bảng 4.19 Mối quan hệ giữa các khái niệm trong nghiên cứu

Giả thuyết Mối quan hệ Ước lượng SE CR P

H1 KQCV <- LH 0,267 0,078 3,408 0,000 H1 KQCV <- TG 0,105 0,041 2,557 0,011 H2 KQCV <- QH 0,229 0,061 3,776 0,000 H2 KQCV <- LVN 0,042 0,022 1,890 0,059 H2 KQCV <- GT 0,104 0,045 2,284 0,022 H3 KQCV <- CN -0,009 0,027 -0,327 0,743

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát, 2014

Hệ số Squared Multiple Correlations (R2) của kết quả công việc là 0,847, chứng tỏ sự biến thiên của khái niệm kết quả công việc được giải thích khoảng 84,7% bởi khái niệm kỹ năng mềm của nhân viên dịch vụ. Như vậy, để nâng cao kết quả công việc của người nhân viên dịch vụ thì việc cải thiện và đào tạo kỹ năng mềm là một phương án khả thi.

4.7 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ VÀ KỸ NĂNG MỀM CỦA CÔNG NHÂN MỀM CỦA CÔNG NHÂN

4.7.1 Mối quan hệ giữa giới tính và kỹ năng mềm

Trong thực tế giữa nam và nữ có rất nhiều sự khác biệt, chẳng hạn Lakoff (1975) cho rằng người nữ thường thể hiện ý kiến một các nhỏ nhẹ và từ tốn, trong khi người nam thì ngược lại thể hiện quan điểm một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Ngoài ra, giữa nam và nữ còn có sự khác biệt về nhận thức: trí óc người nam thường thiên về lý luận, phân tích, coi việc làm quan trọng hơn lời nói. Còn người nữ thường hướng về trực giác và thực tế, đồng thời coi lời nói quan trọng hơn. Do đó ta có thể đặt giả thuyết H4 là có sự khác biệt về kỹ năng mềm giữa nhân viên dịch vụ nam và nhân viên dịch vụ nữ.

Để hiểu rõ về mối quan hệ giữa kỹ năng mềm và giới tính, đề tài này sử dụng kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể độc lập (Independent Sample T-test). Kết quả trình bày như bảng 4.20.

Kết quả kiểm định Levene’s test với sig = 0,466 >0,05, do đó kết luận rằng không có sự khác biệt giữa hai phương sai, hay nói cách khác là phương sai của hai tổng thể này đồng nhất với nhau. Khi đó, kết quả của kiểm định t có giá trị p = 0,651, như vậy có thể kết luận rằng: không có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình của khái niệm kỹ năng mềm giữa hai nhóm đối tượng nhân viên dịch vụ nam và nhân viên dịch vụ nữ. Như vậy, sự khác biệt về giới tính không dẫn đến sự khác biệt về kỹ năng mềm của người nhân viên dịch vụ. Có thể thấy rằng điểm trung bình giữa hai nhóm nhân viên nam và nữ có sự

62

chênh lệch không nhiều, với giá trị lần lượt là 3,751 với nhóm nhân viên nam và 3,768 với nhóm nhân viên nữ.

Bảng 4.20 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và kỹ năng mềm

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến kết quả công việc của nhân viên dịch vụ thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)