Dạy bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm theo đặc điểm thi pháp tác giả

Một phần của tài liệu Dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 68 - 75)

Đây là một nguyên tắc mà người nghiên cứu và dạy học tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp cần chú ý. Mỗi một tác phẩm văn học dẫu thuộc một thể loại nhất định cũng là một vũ trụ thu nhỏ, một sáng tạo mà nhà văn phải nung nấu cả đời. Nếu không chú ý đến việc khám phá cái riêng của thi pháp tác giả, bức tranh văn học sẽ nghèo nàn, đơn điệu cả về bố cục và màu sắc, dễ

theo lối công nghiệp hàng loạt, triệt tiêu phần cá nhân, tính sáng tạo của con người. Trong khi đó vận động của dòng chảy văn học ngày càng khẳng định phẩm chất sáng tạo như một đặc điểm sống còn của người viết. Vì vậy dạy bài

Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm theo đặc điểm thi pháp tác giả là cần thiết

không thể bỏ qua.

Trong bài thơ Nhàn nét đặc trưng thi pháp thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

được thể hiện ở những bình diện sau:

+ Giọng điệu nghệ thuật: Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Các yếu tố tư tưởng, hình tượng chỉ được cảm nhận trong một phạm vi giọng điệu, và nhờ đó mà người đọc thâm nhập vào thế giới tinh thần của tác giả. Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện một giọng điệu đặc biệt, tiêu biểu cho thái độ, cảm xúc của tác giả, mà muốn hiểu văn bản thì người ta không thể bỏ qua được nó.

Nguyễn Bỉnh Khiêm viết bài thơ Nhàn theo thể thất ngôn bát cú Đường

luật, nhưng tác giả đã phá vỡ tính quy phạm ngay ở câu thơ đầu. Ở thơ Đường thường ngắt nhịp 4/3, nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm lại ngắt nhịp 2/2/3. Đây là điểm sáng tạo so với thơ Đường. Cách ngắt nhịp này tạo cho câu thơ với giọng điệu chậm rãi, nhẹ nhàng. Qua đó để diễn tả tư thế của nhân vật trữ tình – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm từ một ông quan giờ đã trở thành một lão nông tri điền thực thụ, câu thơ như những bước chân chậm rãi, khoan thai của ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đón nhận cuộc sống nơi thô quê rất nhẹ nhàng, thoải mái, không chút vướng bận bụi trần, không chút do dự. Câu thơ đầu với cách ngắt nhịp 2/2/3 đã kích thích sự tò mò của người đọc, người đọc đang lần theo những dấu chân của một lão nông để tìm đến cuộc sống của ông.

Giọng điệu thơ triết lí: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người

đến chốn lao xao. Giọng điệu triết lí pha lẫn giọng mỉa mai, giễu cợt. Nguyễn

Ông cho mình là “dại” và người đời là “khôn”, cách nói ngược này hàm ý lên án lớp người chạy theo đồng tiền mà bán rẻ lương tâm. Bên cạnh đó ông đề cao lớp người quân tử biết xử thế để bảo toàn nhân cách.

Cách ngắt nhịp đột ngột ở câu thứ bảy Rượu, đến cội cây ta sẽ uống. Từ

“rượu” được đưa ra đầu câu, khi đọc phải nhấn mạnh, ngắt thành một nhịp thật sảng khoái để thấy được tư thế tiên phong đạo cốt của tác giả đứng ngoài vòng thế sự.

+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Có thể nói từ thế kỷ XV trở đi, thơ Nôm Việt Nam đã có những thành tựu, đủ sức giữ thế song hành cùng văn học chữ Hán. Các tri thức nho học bên cạnh sáng tác chữ Hán bao giờ cũng dành phần ưu ái cho các tác phẩm chữ Nôm. Nguyễn Bỉnh Khiêm khi sáng

tác Bạch Vân quốc ngữ thi luôn có ý thức Việt hóa triệt để. Xét về mặt ngôn

ngữ cũng như hình tượng thơ xưa, nhất là thơ Đường luật thiên về sử dụng những hình ảnh ước lệ, trang nhã hơn là những hình ảnh cụ thể, bình dị như

mai, cuốc, cần câu như trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Số từ một trong câu

thơ đầu cũng là con số thực chứ không phải là con số ước lệ. Mai dùng để đào đất, cuốc dùng để xới đất, cần câu để câu cá. Đó là những nông cụ lao động dân dã của người nông dân. Cách điệp số từ một…một…một, tạo nhịp điệu chậm rãi, câu thơ thể hiện tư thế sẵn sàng của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho một cuộc sống bình dị, giản đơn. Có thể gọi đây là hiện tượng phá vỡ tính quy phạm và là một cách Việt hóa thể thơ Đường luật. Câu thơ thứ hai tác giả mở đầu bằng một từ láy “thơ thẩn”, tạo ấn tượng cho người đọc về một tư thế rất nhẹ nhàng, thảnh thơi của nhân vật trữ tình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm chấp nhận cuộc sống cần lao của một lão nông tri điền, mặc cho người đời đua đòi chạy theo bao thú vui phù phiếm, ông vẫn giữ tâm thế bình thản, điềm nhiên với cuộc sống thanh bần mình đã chọn. Qua cách sử dụng ngôn ngữ làng quê giản dị, dễ hiểu, chúng ta nhận thấy cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là kiểu nhàn hưởng lạc, nhàn lười biếng vì không

quan tâm sự đời. Người xưa thường cho rằng “nhàn cư vi bất thiện”, người quân tử có học không bao giờ để thân mình được thảnh thơi. Nguyễn Bỉnh Khiêm hướng đến cái nhàn trong tâm, không vướng bận danh lợi đua chen, tâm nhàn chứ thân không nhàn. Là vị quan từ bỏ cân đai áo mão, ông trở về với cuộc sống lao động vất vả, tự cung tự cấp rất lương thiện của những người nông dân nghèo, ông vẫn phải lao động để nuôi sống mình chứ không trông cậy vào bất kỳ ai, không mang theo vàng ngọc chốn quan trường để về quê hương hưởng lạc.

Điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là ngôn ngữ thơ triết lí Ta

dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao. Bàn về lẽ dại –

khôn là vấn đề không mới đối với tâm thức của người Á Đông xưa nay, một kiểu triết lí theo tinh thần nhân quả của Phật giáo dân gian. Nhưng với cách sử dụng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì triết lí đó không khô cứng, gò gẫm. Tác giả sử dụng kỹ xảo điệp từ và đối cân xứng để truyền tải triết lí sống. Điệp từ “ta, người” được lặp lại hai lần trong một câu thơ, cách dùng từ điệp của ông cũng khá giản dị, tưởng chỉ là thuận miệng mà nói ra như vậy, kỳ thực là cái giản dị của một bậc đại bút. Bên cạnh đó nhà thơ sử dụng cặp đối tương phản

rất cân xứng ta dại - người khôn, nới vắng vẻ - chốn lao xao. Biện pháp đối là

thủ pháp quen thuộc của thơ Đường luật, song Nguyễn Bỉnh Khiêm đã biết cách phát huy cá tính sáng tạo của mình để có được những tìm tòi nhất định. Phép đối tương phản này để khẳng định sự đối lập gay gắt giữa quan niệm sống của ta và người. “Nơi vắng vẻ” là nơi lánh xa sự ồn ào, tranh chấp, là miền thôn dã hiền hòa là chốn thiên nhiên thuần phác. “Chốn lao xao” là nơi quan trường đua chen, tranh quyền đoạt lợi, là chốn thị thành náo nhiệt, giả trá, lọc lừa. “Ta” từ bỏ cân đai áo, áo mão, danh lợi, tiền tài để trở về chốn thiên nhiên, miền thôn dã chấp nhận cuộc sống nghèo khó nên “ta” tự nhận mình là “dại”. “Người” sống trong vòng danh lợi xô bồ nên người tìm đến chốn quan trường náo nhiệt mà tìm sự thăng tiến, đua đòi quyền lực, địa vị,

“người” nghĩ rằng mình khôn, những kẻ tầm thường sẽ luôn hiểu như thế. Nhưng hai câu thơ là cách nói mỉa mai, ngược giọng, kẻ tưởng mình khôn mà hóa ra dại, kẻ nhận mình dại thật ra là khôn. Nguyễn Bỉnh Khiêm có hai câu

thơ khác cắt nghĩa điều này rõ hơn Khôn mà hiểm độc là khôn dại/ dại vốn

hiền lành ấy dại khôn. Sống trong một thời đại mà triều chính nhiễu nhương,

vua không an minnh lại thiếu bề tôi hiền thì liệu cái chí tu, tề, trị, bình của một người trí thức nho học chân chính có thể nào thực hiện được chăng? Muốn tồn tại trong bối cảnh nhà Mạc đương thời, kẻ làm quan như Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ có thể dửng dưng trước thời cuộc để yên thân hoặc chấp nhận đánh mất khí tiết, vào luồn ra cúi, xuôi theo bọn gian thần xu nịnh để được thăng tiến. Chốn quan trường, chốn thị thành nói chung là nơi con người phải tranh chấp, phải hơn thua, phải dùng trí xảo, mưu mô để đạp lên nhau mà sống và giành lấy địa vị…Chốn lao xao là môi trường dễ khiến kẻ sĩ đánh mất khí tiết và nhân phẩm, thậm chí trở nên tàn độc hại người. Cái khôn ấy là cái khôn thâm ác, xảo trá. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn lối sống ẩn dật, ông tự nhận mình dại, nhưng đó là cái dại thức thời, cái dại của kẻ hiểu được quy luật vần xoay của thế sự nhân sinh…Ông từ bỏ tất cả để đổi lấy trạng thái bình yên, thanh thản của tâm hồn, giữ vững khí tiết.

Cách sử dụng các động từ “ăn, tắm” trong thế đối cân xứng Thu ăn

măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao. Với cách dùng từ rất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giản dị, những hình ảnh của làng quê hiện lên rất gần gũi, quen thuộc. hình ảnh măng tre, măng trúc, hình ảnh giá đỗ, hồ hoa sen, rồi những ao chuôm là những hình ảnh đặc trưng của thôn quê. Gợi cho người đọc trở về với nơi thôn dã, về với thiên nhiên. Thiên nhiên đã ban tặng cho con người nguồn sống kì diệu, mà ở đó con người không cần phải đua tranh, giành dật lẫn nhau. Hình ảnh con người xuất hiện trong hai câu thơ qua động thái “ăn” và “tắm”, được lặp lại hai lần. Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn tác động mạnh vào trong tâm trí người đọc về nhu cầu của con người, xét đến cùng con người

làm việc cũng để phục vụ nhu cầu tối thiểu của bản thân đó là ăn và tắm.Phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Vì đơn giản khi con người thác đi trở về với hư không, vật chất vô giá trị. Ở đây cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đơn giản, chỉ cần ăn đủ để sống và tắm để sạch. Cuộc sống giản dị ấy được thiên nhiên che chở, đất trời là tặng phẩm, là nguồn sống có sẵn. Hay nói đúng ông sống thuận theo lẽ tự nhiên, mùa nào thức ấy, có chi dùng nấy, tuy nghèo nhưng không hèn. Nguyễn Bỉnh Khiêm không cần ăn ngon, chẳng màng ăn no, không cần mặc ấm, bởi người trí thức nho học luôn thấm nhuần đạo lí

quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an. Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là

cuộc sống lao động vất vả nhưng lạc quan, ông nhìn cuộc sống ấy rất thi vị. Cuộc sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mộc mạc, đơn giản chỉ hướng đến những nhu cầu tối thiểu chứ không dệt nên kiểu sống thoát li vương giả. Tứ thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm thiên về vẻ đẹp đơn giản, trong lành, thuần lẽ tự nhiên. Trong sự cộng hưởng với tâm thức người xưa, cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có cái sắc thái khác lạ của riêng nó.

Sử dụng động từ “sẽ uống”, “nhìn xem” ở hai câu thơ cuối có tác dụng rất đắt. Với tài năng sử dụng ngôn từ, Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ đơn thuần bày ra trước mắt người đọc hình ảnh một người đang uống rượu. Mà phải chú ý đến từ “sẽ”. Theo từ điển tiếng Việt từ “sẽ” khi là phụ từ nó biểu thị sự việc, hiện tượng nói đến xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói, hoặc xảy ra trong thời gian sau thời điểm nào đó trong quá khứ làm mốc. Nguyễn

Bỉnh Khiêm với việc sử dụng tiếng Việt rất đặc sắc Rượu đến cội cây ta sẽ

uống, với câu thơ thì Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng phụ từ “sẽ” ở nghĩa thứ

nhất. Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng nếu có rượu thì sẽ uống, vấn đề đang được nhắc đến trong tương lai. Nguyễn Bỉnh Khiêm không cầu danh lợi, không cầu phú quý, mà ông sống thuận theo tự nhiên, có gì dùng nấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải gò mình, mệt nhọc để tìm thú vui trần tục, có thì dùng, mà không có cũng không sao, cuộc sống giản dị đến thanh cao. Cụm từ

“nhìn xem” được sử dụng ngay đầu câu thơ cuối. Càng đọc kĩ thơ Nguyễn Bỉnh khiêm chúng ta càng nhận thấy cách sử dụng ngôn ngữ của ông đạt đến độ tinh xảo. Qua động từ “nhìn xem” cho thấy điểm nhìn của con người mà ở đây chính là điểm nhìn nhân vật trữ tình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm đứng ngoài để nhìn, để xem, để phán xét. Điểm nhìn này có thể xa, gần, có thể từ trên cao, có thể từ dưới lên. Đây là điểm nhìn manng tính khái quát. Nguyễn Bỉnh Khiêm đang nhìn cuộc sống, đang chiêm nghiệm về cuộc đời. Trong vòng mấy năm làm quan cho triều đình nhà Mạc, và trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến bao cảnh éo le, trớ trêu, chứng kiến những cảnh con người mà đối xử với nhau như khác đồng loại, tranh giành nhau, có thể họ “ăn thịt” lẫn nhau, tất cả chỉ vì đồng tiền, danh lợi. Xã hội mà Nguyễn Bỉnh Khiêm sống là xã hội đạo đức con người đang bị thoái hóa, trượt dốc, là xã hội mà đồng tiền đang lăn tròn trên lương tâm con người, và là thước đo lòng người, một xã hội mà Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy đau nhói. Tác giả ví phú quý như một giấc chiêm bao, tất cả tiền tài, danh lợi chỉ như giấc mơ, con người tỉnh giấc thì tất cả đã tan biến, vật chất chỉ là phù du, nay có mai mất. Ngoài ý nghĩa đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn muốn mọi người cùng nhìn xem thấy tiền bạc, phú quý chỉ là phù phiếm, tất cả sẽ tan biến vào hư không. Qua đây Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn gửi thông điệp đến tất cả mọi người rằng địa vị, tiền tài chỉ là giấc mộng tan biến, cái còn lại vĩnh hằng là nhân cách con người.

+ Không gian nghệ thuật: Nguyễn Bỉnh phần lớn sống ở quê nhà, sau mấy năm làm quan ông lui về quê ở ẩn. Chính vì vậy không gian trong bài thơ

Nhàn là không gian nhàn tản thoát tục. Không gian nhàn tản không phải đến

Nguyễn Bỉnh Khiêm mới có mà trước đó đã xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi. Nhưng ở mỗi tác giả có cách khai thác không gian khác nhau. Mặc dù cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đều đưa vào không gian với những vật rất giản dị, quen thuộc như ao, hồ, lảnh rau, con cá…Nhưng trong thơ Nguyễn

Bỉnh Khiêm chúng ta thấy mức độ những hình ảnh xuất hiện dày đặc. Ngay câu thơ đầu bài thơ “Nhàn” hình ảnh “mai, cuốc, cần câu” được đưa vào trong cùng một câu thơ. Qua tín hiệu ngôn ngữ này, người đọc dễ nhận thấy đây chính là không gian làng quê. Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi cáo quan, ông đã trở về quê để di dưỡng tinh thần. Hay nói cách khác, ông về quê ở ẩn để hưởng thú nhàn, thanh thản, xa lánh chốn đua chen. Không gian nhàn tản trong bài thơ còn xuất hiện qua khung cảnh hồ sen, khung cảnh ao chuôm. Đây là không gian làng quê quen thuộc với khung cảnh thiên nhiên đầy những cây tre, cây trúc. Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về với không gian quê hương quen thuộc, một không gian không vướng bụi trần, một không gian yên tĩnh, mát mẻ, thoải mái mà ở đó để cho con người di dưỡng tinh thần.

+ Thời gian nghệ thuật: thời gian vũ trụ bất biến, đây là kiểu thời gian đặc trưng trong văn học trung đại và Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu và thể hiện một cách sáng tạo qua ngôn ngữ của mình. Thông qua động thái của con người “ăn”

và “tắm”, động thái này diễn ra quanh năm, suốt tháng như một quy luật Thu ăn

măng trúc, đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao. Thời gian bốn mùa được

nhắc đến trong bài thơ không phải đơn thuần chỉ bức tranh tứ bình trong năm.

Một phần của tài liệu Dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 68 - 75)