Dạy học bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ hướng tiếp

Một phần của tài liệu Dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 66 - 68)

pháp thơ trung đại

Dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có cái khó của nó, bởi

nó chỉ là một bài thơ nhỏ trong một mảng thơ khá lớn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nếu không tiếp cận với văn học trung đại một cách khái quát thì dễ

rơi vào chuyện Cưỡi ngựa xem hoa. Khi dạy bài thơ này, dù thời lượng hạn

hẹp, chúng ta không thể bỏ qua việc giới thiệu một cách khái quát nhất về một số phương diện như thi pháp văn học trung đại (giới thiệu một số nội dung

như đề tài, bút pháp, thi liệu, không gian, thời gian,…). Với cách dạy từ hướng thi pháp thì việc giúp học sinh nắm được những đặc điểm về thi pháp thời đại chính là chìa khóa để giải mã một bài thơ cụ thể như thế này. Vì thời gian có hạn, chúng ta không thể đi giới thiệu tất cả các đặc điểm về thi pháp của văn học trung đại mà chỉ chú trọng nhấn mạnh những đặc điểm nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ mà thôi. Có thể tập trung vào các khía cạnh như đề tài, thể loại, bút pháp, thi liệu, ngôn ngữ, hình ảnh…Đây sẽ tạo nền tảng cơ sở để tìm hiểu bài thơ một cách khoa học và có hệ thống. Dựa vào các đặc trưng thi pháp thơ trung đại như đã trình bày ở trên ta có thể thấy

trong bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những nét chung của thơ ca

trung đại trên những bình diện sau:

+ Đề tài: Bài thơ thuộc đề tài ngôn chí, bài thơ nguyên không có đầu đề. Ở đây đặt đầu đề là để dễ nhận. Thơ ngôn chí là thơ người xưa làm để bộc bạch, biểu dương, tự khẳng định lí tưởng, niềm tin của chính mình. Nhà Nho xưa thường mang hoài bão cứu đời, giúp người làm nên sự nghiệp lớn cho dân, cho nước, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Nhưng gặp thời loạn lạc, chính sự rối ren, vua không chính thống, không sáng suốt, hoặc bọn quyền thần lấn lướt trung thần…thì các nhà Nho chính trực liền bỏ công danh đi ở ẩn. Họ thường làm các nghề làm ruộng, câu cá, chặt củi, sống tự cung tự cấp một cách nghèo nàn, đạm bạc nhưng thanh cao. Thời đại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thời đại xã hội phong kiến suy tàn, các thế lực tranh giành quyền lực, chia cắt đất nước. Nhà Mạc chiếm cứ Bắc Bộ, họ Trịnh chi phối vua Lê, họ Nguyễn lấy tiếng phò Lê nhưng chiếm cứ phía Nam đất nước. Tình hình đất nước rất rối ren. Đây là bài thơ thể hiện cái chí từ bỏ công danh, sống dưa muối đạm bạc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

+ Thể thơ: Nhàn là bài thơ Nôm được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú

Đường luật. Với lối viết giản dị, dễ hiểu, bài thơ tuân thủ theo quy định, hình thức luật Đường như số câu, số chữ, niêm luật, đối, vần...

+ Sử dụng điển cố: Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đã có ý dẫn điển tích, điển

cố trong hai câu thơ cuối Rượu đến cội cây ta sẽ uống; nhìn xem phú quý tựa

chiêm bao. Tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ

dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển, sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mượn điển cố này để triết lí về lẽ sống, về cách sống. Ông cho rằng phú quý chỉ là giấc mộng rồi lại tan biến mất, cái còn lại là cốt cách, đạo đức con người. Phú quý, chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bon người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại cho nhân dân mà ông vô cung căm ghét. Bởi thế có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọ lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố, vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền.

+ Thiên nhiên: Cũng giống như những nhà thơ xưa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mượn thiên nhiên để chiêm nghiệm một triết lí sống. Nguyễn Bỉnh Khiêm mượn hình ảnh “măng trúc, giá, hồ sen, ao” để bày tỏ quan niệm về cuộc sống, con người sống thuận theo tự nhiên, không đua chen, giành dật. Thiên nhiên đã băn tặng cho cuộc sống đầy đủ những sản vật để cung ứng cho cuộc sống hàng ngày, con người hãy biết đủ và thuận theo lẽ tự nhiên.

Một phần của tài liệu Dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 66 - 68)