chương trình Ngữ văn 10
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc ta thế kỷ XVI. Bài thơ
Nhàn của ông mới đưa vào chương trình từ năm học 2006 -2007 (Theo
chương trình cải cách mới – Sách Ngữ văn 10 tập một), con đường khai thác bài thơ chưa rộng mở, tài liệu nghiên cứu còn hạn hẹp. Song giáo viên đã cố gắng vận dụng những phương pháp thích hợp để truyền đạt về nội dung, tư tưởng. Trong những lần đi dự giờ đồng nghiệp cùng trường cũng như các trường bạn thì chúng tôi thấy một đặc điểm khi dạy bài thơ này đó là: giáo viên cũng có khai thác mặt nghệ thuật của bài thơ, có một số tiết học, chúng tôi thấy học sinh cũng có hứng thú học tập. học sinh sôi nổi, phát biểu, xây dựng bài. Bài thơ dù được sáng tác trong giai đoạn văn học trung đại, xong ý nghĩa bài thơ về lẽ sống vẫn còn lưu đến ngày hôm nay. Học sinh nghe giảng, lĩnh hội nội dung cũng như nghệ thuật. Học sinh hình dung ra một cuộc sống nơi làng quê khi Nguyễn Bỉnh khiêm cáo quan về ở ẩn. Cuộc sống của ông đạm bạc, thanh cao. Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhân cách cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ là tấm gương cho học sinh. Giáo viên đã chỉ cho học sinh thấy được triết lí sống của ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng phú quý, danh lợi chỉ là giấc chiêm bao, cái còn lại mãi mãi là nhân cách con người. Giáo viên đã đưa ra liên hệ thực tế và khái quát lại thông điệp của tác giả. Học sinh rất hào hứng khi liên hệ thực tế.
Qua bài học, học sinh đã lĩnh hội được một lượng kiến thức về nội dung cũng như nghệ thuật, và có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống.
Tuy nhiên khi dạy bài thơ này vẫn còn tồn tại những hạn chế. Cách dạy cũ là giáo viên chỉ chú trọng tới nội dung, làm sao truyền đạt đạt nội dung bài thơ, tư tưởng bài thơ và một vài chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Qua những lần đi dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy giáo viên vẫn sử dụng phương pháp truyền thống đó là thuyết giảng. Giáo viên chỉ chú trọng tới việc làm sáng tỏ nội dung, nghệ thuật bị coi nhẹ hoặc có chăng xem xét một cách rời rạc, lẻ tẻ. Hiện nay trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học, tình hình dạy học văn nói chung và với bài thơ nói riêng có nhiều khả quan hơn. Nhiều phương pháp mới được sử dụng nhằm tiếp cận văn bản một cách toàn diện hơn. Nhưng vì đây là bài thơ thuộc văn học trung đại, viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, là bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ đã hòa vào “dòng chảy” nghệ thuật chung trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ và những đặc điểm thi pháp thời đại. Giáo viên đã chú trọng tìm hiểu những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ nhưng vẫn có lẽ vẫn bỏ sót nhiều yếu tố quan trọng do nhiều nguyên nhân. Phần sau luận văn xin được bổ xung thêm những yếu tố này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bài thơ.
2.2. Những định hướng đổi mới dạy học bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ hướng tiếp cận thi pháp học