Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một phần của tài liệu Dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 53 - 55)

Thi phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng như của rất nhiều nhà thơ ở các thế kỷ trước, hầu như bao gồm hai bộ phận: bộ phận thơ viết bằng tiếng mẹ đẻ và bằng chữ Hán. Không thể không đếm xỉa đến hiện tượng song ngữ trrong sáng tác nghệ thuật của rất nhiều tác giả trong suốt một thời như vậy. Với hơn 160 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn để lại, đã được công bố trên một số công trình biên khảo, chú thích cũng tạm đủ cứ liệu để có những nhận xét lúc đầu về phong cách ngôn ngữ thơ tiếng Việt của ông.

Nghiên cứu thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm để có thể tiếp cận một số đặc trưng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của ông. Để trình bày mọi suy nghĩ tư tưởng của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt đễn ngôn ngữ thơ triết lí thích hợp, trong đó những nhận định, khẳng định về các quy luật phổ biến, về đạo lí về thế sự luôn luôn được phát biểu giống như những tiêu đề, những định lí toán học; cứ y như là chân lí khách quan tự nó biết lên bằng tiếng nói riêng của nó, không cần đễn sự phát ngôn của con người:

Mùi thế gian nhiều mặn lạt, Đường danh lợi có chông gai.

(Thơ Nôm, bài 40)

Đó là những lời nói của tục ngữ, của châm ngôn, phần lớn mang tính chất “vô nhân xưng”, nghĩa là không cần biết ai nói, nói về ai và nói với ai nữa. Cứ thế cái ngôn ngữ cứ “chung hóa” đến triệt để, giản dị đến cao độ ấy đã hằn lên thành một nếp quan trọng trong các hầu hết các bài thơ, đến nỗi cả khi nói về chính mình, về tâm sự riêng, không có tính khách quan mà là chủ quan, thì giọng điệu Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không đổi khác.

Sự cô đúc và dồn nén từ ngữ cũng những lời văn rất có nguy cơ làm cho ngôn ngữ trở thành khô khan, cứng nhắc. Song ngôn ngữ triết lí trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đủ những đặc sắc của tục ngữ: Ngắn gọn, đúc kết, chặt chẽ về lôgic, hàm súc về nội dung, đó là thứ ngôn ngữ diễn đạt trực tiếp. Câu

thơ nhiều khi có hình thức là những phán đoán suy lí, ngôn ngữ nói chung là điềm đạm, nặng về lí trí, nhưng không thể nói là vô tình. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không có những xúc động mãnh liệt, những yêu ghét cháy bỏng, những phẫn uất xé lòng, cho nên ông không cần dùng đến đến những lời lẽ quá nồng nàn, những âm thanh quá thống thiết. Ngay cả khi ý thơ lai láng nhất, tình cảm chứa chan nhất, dào dạt cõi lòng, ngòi bút không thể dừng được, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn giữ được chủ động, ngôn ngữ của ông vẫn như một nét chạm khắc mộc mạc của một nghệ sĩ chắc tay. Cái đẹp giản dị trong ngôn ngữ thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi như là một đòi hỏi về phẩm chất, về quan điểm nghệ thuật.

Nét cụ thể dễ thấy hơn nữa trong phong cách ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là những đặc trưng về từ vựng và cú pháp câu thơ. Phải thừa nhận rằng thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn nhiều từ cổ như trong ngôn ngữ thơ của các thế kỷ trước. Tuy nhiên số lần dùng từ ngữ cổ thưa thớt hơn, phần lớn chúng chỉ xuẩt hiện trong toàn bộ từ một đến hai lần là nhiều, đặc biệt có một số từ đã hoàn toàn vắng bóng. Điều này giải thích vì sao ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm lại có đuợc cái vẻ trong sáng, dễ hiểu, không gây ấn tượng nặng nề về mặt từ vựng cho độc giả những thế kỉ sau. Nhà thơ đã có ý thức chọn lọc, đổi mới vốn từ vựng của mình, nhằm hướng tới một ngôn ngữ nghệ thuật ngày càng trau chuốt, thanh tao hơn.

Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có những ý tứ trở đi trở lại trong nhiều bài. Xem xét các trường hợp này để thấy được tính đa dạng trong cách diễn đạt mỗi nội dung bằng các hình thức khác nhau, mặt khác là sự thể hiện tính nhất quán trong phong cách ngôn ngữ của một tác giả.

Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đựợc coi là một cái mốc đánh dấu một bước tiến so với thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Nôm Hồng Đức trước đây. Với một phong cạch riêng, không thể trộn lẫn được, ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đủ sắc sảo và sâu lắng để diễn đạt mọi tư tưởng triết học về đạo lí của mình, đủ rung cảm tinh tế và uyển chuyển để phân tích lẽ đời, tâm sự và tu dưỡng ý chí.

Một phần của tài liệu Dạy học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm trong chương trình ngữ văn 10 theo hướng tiếp cận thi pháp học (Trang 53 - 55)