Như đã trình bày ở phần trên, ở tỉnh Bo Kẹo từ Bắc đến Nam của tỉnh là có sông Mê Kông làm biên giới với hai nước có chế độ chính trị khác nhau, đó là Miên Ma và Thái Lan. Một nửa phần bên trên thì bờ sông Mê Kông phía đông là CHDCND Lào và phía Tây là Miên Ma có biên giới dài 98 km. Còn nửa địa phần bên dưới thì bờ sông Mê Kông phía Đông là CHDCND Lào và thía Tây là Vương quốc Thái Lan có biên giới bên sông là 97 km. Tổng cộng biên giới bên sông của hai nước là 195 km.
Phần sông Mê Kông thuộc địa phận tỉnh Bo Kẹo dài 195 km đó gồm có 9 hòn đảo nhỏ là:
- Đảo Hương - Đảo Tàng
- Đảo Sao
- Đảo Pha Khăm - Đảo Ma Nô 1 - Đảo Ma Nô 2 - Đảo Púng - Đảo Vanh - Đảo Hao
Cả 9 đảo nói trên có 6 hòn đảo là thuộc huyện Tổn Phợng như là: Đảo Hương, đảo Tàng, đảo Sao, đảo Phả Khăm, đảo Ma Nô 1 và đảo Ma Nô 2. Còn 3 hòn đảo còn lại là thuộc huyện Huội Sài, đó là: đảo Púng, đảo Vanh và đảo Hao. Các hòn đảo đều có thế mạnh khác nhau về kinh tế, du lịch, dịch vụ và quân sự. Chẳng hạn thế mạnh về kinh tế có những hòn đảo: Đảo Hương (chăn nuôi và trồng cây lương thực, đặc biệt là cây lương thực như: Ngô, lạc, đậu...). Đảo Tàng là chỉ có chăn nuôi. Đảo Sao là về du lịch,dịch vụ (vì ở đây có một cái đặc sắc là cả hòn đảo đó chỉ có cây bông rừng, đến mùa hoa nó nở thì nhìn cả hòn đảo là màu đỏ hồng rực rỡ đẹp mắt. Hàng năm đến mùa này người ta hay tổ chức lễ hội "Đọc nghỉu ban", tức là "Hoa bông nở" nhưng thực chất là hoạt động thời trang. Mặt khác, đối diện với hòn đảo Sao bên bờ sông Mê Kông bên kia là "tam giác vàng" nổi tiếng từ xưa, do đó bất cứ khách tham quan, du lịch từ nước nào đến cũng đều ghé thăm hòn đảo nhỏ này). Đảo Ma Nô 1 là có thế mạnh về kinh tế và quốc phòng - an ninh. Đảo Púng là có thế mạnh về quốc phòng - an ninh và đảo Hao là có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên (cát) phục vụ cho việc xây dựng.
Đảo Ma Nô 1 là một trong 9 hòn đảo nói trên và là nơi xảy ra ĐN. Đảo Ma Nô 1 có diện tích là 9.030.000 m2 nằm ở giữa sông Mê Kông nếu tính từ trung tâm của huyện Tổn Phợng xuống (theo dòng sông) là có 10 km, nếu tính từ trung tâm của tỉnh Bo Kẹo lên là có 48 km đường bộ.
ở đây tác giả muốn lý giải tại sao gọi là đảo "Ma Nô 1 và Ma Nô 2", theo bản đồ kèm theo Hiệp nghị ngày 23/3/1907 giữa thực dân Pháp với Xiêm (Thái Lan) về việc quy định đường biên giới đường bộ và đường sông giữa Lào và Xiêm (bản đồ
tỉ lệ 1.25.000), trong đó về đường sông là "lấy dòng nước sâu làm biên giới đường sông" [8, tr. 201]. Lúc đó đảo Ma Nô 1 và Ma Nô 2 chỉ là một chưa tách ra thành 2 đảo và hoàn toàn nằm ở biên giới phía Lào. Sau này, do hàng năm dòng nước chảy có sự thay đổi tự nhiên dần dần chia tách hòn đảo Ma Nô thành 2 đảo là Ma Nô 1 và Ma Nô 2.
Đến năm 1996 để giải quyết vấn đề biên giới giữa Lào - Thái Lan, Uỷ ban giữ gìn an ninh - an toàn biên giới của cả hai bên đã hợp tác và chụp lại bản đồ tỷ lệ 1 : 40.000 vẫn thấy rằng hai hòn đảo (Ma Nô 1 và Ma Nô 2) vẫn nằm ở biên giới phía Lào.
Với bản chất là chủ nghĩa cơ hội của giới cầm quyền Thái Lan, họ muốn chiếm đóng hòn đảo Ma Nô 1 và đưa dân vào sản xuất trồng trọt (chủ yếu là trồng ngô, lạc và đậu), sau nhân dân Lào phát hiện là ở đảo Ma Nô 1 có dân Thái Lan vào đó làm ăn thì báo cáo lên cấp trên. Trước những tình hình đó, tại hội nghị thường kỳ lần thứ ba của Ban giữ gìn an ninh, an toàn biên giới giữa Lào - Thái Lan năm 2002 tại tỉnh Bo Kẹo, Uỷ ban giữ gìn an ninh, an toàn biên giới bên tỉnh Bo Kẹo đã đề nghị cho Chủ tịch Uỷ ban giữ gìn an ninh, an toàn biên giới bên Thái Lan rút nhân dân Thái Lan tại đảo Ma Nô 1 về nước, trong Hội nghị thì họ chấp nhận, nhưng trên thực tế Thái Lan không thực hiện lời cam kết của mình.
Đến ngày 12/8/2002, có nhân dân gốc Lào nhưng sống ở Thái Lan báo tin với chính quyền địa phương mình rằng: Sáng ngày 15/8/2002 Thái Lan sẽ đưa quân vào chiếm đóng đảo Ma Nô 1. Biết tình hình như thế, Bộ Quốc phòng CHDCND Lào mới điện báo khẩn cấp ra lệnh cho Tỉnh đội trưởng phải lập tức đưa quân vào chiếm trước. Thực hiện lệnh của Bộ Quốc phòng và dưới sự chỉ đạo của Bí thư tỉnh uỷ, Tỉnh trưởng tỉnh Bo Kẹo, đến sáng ngày 14/8/2002 Tham mưu trưởng của tỉnh đội tỉnh Bo Kẹo đã đưa 30 quân vào chiếm địa bàn đảo Ma Nô một trước địch.
Trước tình hình căng thẳng như trên, Thái Lan muốn tìm mọi cách để cho quân đội Lào nổ súng trước, cho nên đến ngày 24/8/2002 họ đã đưa một tiểu đoàn và 6 xe tăng đến đóng quân ở đối diện với đảo Ma Nô 1 chỉ cách chỗ quân mình 100m. Đến hồi 16 giờ ngày 28/8/2002 quân đội Thái Lan đã bắt người dân Lào
đang đánh bắt cá ở giữa sông Mê Kông vào bên bờ sông Mê Kông bên Thái rồi bắn chết. Họ cho rằng đảo Ma Nô là của họ, nếu quân đội Lào không rút ra khỏi đảo Ma Nô thì họ sẽ đánh... Từ đây tình hình biên giới giữa Lào - Thái Lan ngày một căng thẳng, các cửa khẩu dọc biên giới họ đã tự đóng cửa. Thấy tình hình căng thẳng như vậy, Ban giữ gìn an ninh, an toàn biên giới của tỉnh Bo Kẹo đề nghị với Ban an ninh, an toàn biên giới tỉnh Chiềng Rai của Thái Lan tổ chức hội nghị bất thường cùng nhau nghiên cứu giải quyết.