bích" ở tỉnh Bo Kẹo từ năm 2002 cho đến nay
Trên cơ sở thực hiện Chỉ thị số 09 ngày 8/3/2004 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng NDCM Lào về việc xây dựng bản và cụm bản phát triển và dựa vào tình hình, điều kiện thực tế của huyện, thì huyện Huội Sài đã phân bố bản và cụm bản phát triển theo điều kiện tự nhiên thuận lợi như sau:
Huyện Huội Sài có tổng số bản là 109 bản, trong đó được phân bố thành 16 cụm bản phát triển. Trong 16 cụm bản phát triển đó có cụm bản thứ 9 được gọi là "cụm bản Thông Sẻng Chăn" và gồm 9 bản như đã trình bày ở phần diễn biến trên.
Nhân dân ở cụm bản Thông Sẻng Chăn vốn là dân lao động cần cù "đi dẫm chó về dẫm nhái", họ sống ở vùng này đã bao đời nay. Mỗi gia đình đều có ruộng, có nương của mình, hàng năm họ đã làm ăn sinh sống tự nhiên của đời sống nông thôn, nhưng không ngờ ở dưới lòng đất mà người dân vùng này đang làm ăn sinh sống lại có vật đá quý, đó là "ngọc bích".
Theo các chuyên gia trong nước và ngoài nước như là Cộng hoà Séc, Ôxtơrâylia, Hàn Quốc, Thái Lan đến thăm dò, khảo sát ở vùng đất này là mỏ "ngọc bích" có tới 32 km2, trong 32 km2 đó cho đến nay mới chỉ khai thác có 29,59h. Lúc đầu công ty Trêm Mai Ninh đến mở mang khai thác thì dân đều thích thú hài lòng bởi vì: Một số gia đình có ruộng không phẳng, sau khai thác họ lấp lại thì là được ruộng bằng phẳng tốt, thậm chí còn được diện tích rộng hơn trước. Có gia đình có đất vườn rộng sau khai thác và lấp lại đất có thể trở thành ruộng. Có gia đình đến khi người ta khai thác mà gia đình đó không được làm ruộng thì ruộng đó làm ra được thóc bao nhiêu thì công ty phải mua thóc cho họ bấy nhiêu...
Vậy thì tại sao nhân dân lại thắc mắc và khiếu kiện tố cáo công ty đó với các cơ quan nhà nước để cho các cơ quan nhà nước xem xét giải quyết? và trở thành điểm nóng? chúng ta có thể tìm ra có 3 nguyên nhân chính sau đây:
Một là: Nguyên nhân từ phía Công ty Trêm May Minh. Đây là nguyên nhân chính, cơ bản nhất để cho ĐN xảy ra. Từ năm 1998 cho đến năm 2000 Công ty Trêm May Ninh tiến hành khai thác "ngọc bích" một cách trôi chảy, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người dân ở khu vực đó, đồng thời các cơ quan nhà nước, các công trình xây dựng và nhân dân trong thị xã cũng được nhờ để lấy đá làm ngăn chặn sạt lở, xây rào, xây nhà... Nhưng từ năm 2000 - 2002 những yếu kém, sơ hở của Công ty bắt đầu xuất hiện, đó là: khai thác "ngọc bích" trên ruộng, trên đất của dân cũng không lấp lại cho dân, thuê các phương tiện xe cộ của dân và các công ty khác cũng không trả tiền cho người ta, mua các vật liệu xây dựng cũng phải nợ nần, công nhân đi làm việc cũng không trả tiền...
Trước những tình hình đó, nhân dân và các chủ nợ đến đòi nợ qua tháng này đến năm khác không được, do đó họ bắt đầu tịch thu những tài sản của Công ty. Các chủ nợ còn số tiền bao nhiêu và đáng giá với các phương tiện nào, vật tư nào thì họ cứ tạm giữ vật tư, phương tiện đó và chỉ để lại cho tỉnh Bo Kẹo là hai nhà máy sàng cát và một đống đất hơn 2000 m3, từ đó Công ty bị phá sản. Sau Công ty bị phá sản vẫn còn đất ruộng 12h trong tổng số đất khai thác 29,59h chưa được lấp lại cho dân, đến mùa cày cấy nhân dân không có ruộng để làm. Với sự thiệt thòi, bất công của dân, của các chủ nợ và công nhân thì họ kéo nhau đến kiện cơ quan nhà nước.
Hai là nguyên nhân từ phía chính quyền địa phương tỉnh Bo Kẹo: Với tư cách là một tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp địa phương, tỉnh uỷ tỉnh Bo Kẹo cũng thiếu sự chỉ đạo giám sát dù sẽ là trực tiếp hay gián tiếp đối với Công ty hoặc các cơ quan hữu quan như là: Sở Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản của tỉnh, Sở Kế hoạch đầu tư của tỉnh, Sở Thương binh xã hội, Sở Nông nghiệp của tỉnh. Sau khi được phép của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định của các bộ hữu quan, đáng lẽ các cơ quan hữu quan của tỉnh Bo Kẹo phải có trách nhiệm kiểm tra các thủ tục liên quan đến việc tiến hành khai thác cụ thể của Công ty và hợp đồng lại với địa phương trong các khâu tiến hành khai thác cụ thể. Nhưng không cơ quan nào
quan tâm đến, chỉ cho rằng đó là trách nhiệm của cấp trên còn địa phương không có phận sự kiểm tra, giám sát... Nếu có đến chỗ họ khai thác cũng vì lợi ích mới đến như là cần đá, cần đất, cần cát, cần sỏi... Cơ quan hữu quan như là Sở Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản của tỉnh không có các tài liệu gì lưu hành. Hơn nữa, không ai và cơ quan nào quan tâm đến việc khai thác "ngọc bích" của công ty đó, tỉnh Bo Kẹo sẽ được những cái gì và sẽ thiệt thòi mất mát về cái gì? ở đây trên thực tế, cái được của tỉnh chỉ được một ít về lệ phí nhưng vẫn chỉ trên giấy tờ và một số việc làm cho công nhân nhưng không đáng kể. Nhưng cái thiệt thòi mất mát lại nhiều hơn cái được, mà trước hết là mất uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân, đồng ruộng 12h của dân chưa được lấp vẫn còn là hồ hầm sâu, một đống đất đá sỏi khổng lồ hơn 2000 m3 vẫn nằm ở giữa ruộng của người dân. Vậy những thiệt thòi, mất mát đó là ai chịu trách nhiệm nếu không phải là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và tỉnh uỷ tỉnh Bo Kẹo chịu trách nhiệm?
Thứ ba: Là nguyên nhân từ cấp trên: Văn phòng chính phủ, Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản và Bộ Kế hoạch đầu tư. ở đây vấn đề đầu tiên muốn nêu là vấn đề hợp đồng không rõ ràng, không đúng với pháp luật đầu tư. Trên thực tế hợp đồng như thế nào thì chính quyền địa phương không cần biết vì công trình này là công trình của cấp Trung ương mà đóng tại địa phương. Nhưng với góc nhìn của địa phương thì đã là công ty khai thác phải có phương tiện đầy đủ các loại phục vụ cho việc khai thác và vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy để sàng lọc. Nhưng ngược lại ở đây chỉ thuê phương tiện của người khác. Quan trọng hơn nữa khi Công ty bị phá sản, Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản và Bộ Kế hoạch đầu tư có quyết định tổ chức thanh tra thì cơ quan thanh tra của tỉnh lại không có ai nằm trong ban thanh tra đó. Kết quả thanh tra tỉnh không biết, cuối cùng những gì còn lại là có quyết định giao quyền cho tỉnh uỷ tình Bo Kẹo tiếp tục giải quyết.