Pác Thà là một trong 5 huyện thuộc tỉnh Bo Kẹo, là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh, phía bắc của huyện có biên giới giáp với huyện Huội Sài, phía đông và đông bắc giáp với huyện Phà U Đôm, phía nam và đông nam giáp với tỉnh U Đôm Xay, phía tây nam giáp với tỉnh Xay Nha Bu Ly và phía tây giáp với tỉnh Xiềng Rai của Vương quốc Thái Lan (trong đó có cụm 13 bản là ĐN).
Huyện Pác Thà có tổng diện tích là 755 km2, có 44 bản và được chia thành 6 cụm bản phát triển, cả huyện có dân số là 17.092 người, trong đó có nữ giới là 8.252 người, có 2.928 ngôi nhà (9/2006), là một huyện miền núi chiếm 80% của diện tích cả huyện, có độ cao hơn mặt biển là từ 328 - 1.708m, mật độ dân số là 23 người/1 km2.
Huyện Pác Thà khác với các huyện khác là có sông Mê Kông chạy xuyên suốt ở giữa từ bắc đến nam của huyện, gần một nửa diện tích của huyện là nằm ở bên bờ sông Mê Kông bên kia có biên giới đất liền giáp với Thái Lan dài 48km, phía nam giáp với tỉnh Xay Nha Bu Ly có biên giới dài 35km và chính mảnh đất này là vùng 13 bản xảy ra ĐN.
Cụm 13 bản có tổng diện tích là 360 km2, có số dân là 5.913 người, trong đó có nữ giới à 2.915 người, có 991 ngôi nhà (9/2006). Trong đó có những bản sau:
- Bản Chiềng Tong - Bản Đông - Bản Sơn Xay - Bản Pác Xộ - Bản Kon Tưn - Bản Huội Khột
- Bản Huội May Sang
- Bản Cảnh Phạc
- Bản Huội Mênh
- Bản Huội ýut
- Bản Huội No Khôm
- Bản Huội Sa Ngực
Trong cụm 13 bản trên, dân tộc Mông có 5 bản, có 474 ngôi nhà, có số dân là 3.028 người, trong đó có nữ giới là 1.515 người. Dân tộc Lào Lùm có 5 bản, trong đó có 371 ngôi nhà, có số dân là 2.086 người, nữ giới là 1.001 người. Dân tộc Dao có 2 bản, trong đó có 103 ngôi nhà, có số dân là 630 người, nữ giới là 312 người. Dân tộc Lào Thơng có 1 bản, có 43 ngôi nhà, có số dân là 169 người, nữ giới là 87 người.
Một số điều kiện về kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc phát sinh ra ĐN:
Về đất đai: Đất đai ở vùng 13 bản phần lớn là núi cao hiểm trở, không có đồng bằng, nếu có cũng chỉ có ở dọc theo hai bên bờ sông núi và ở một số nơi bên bờ sông Mê Kông, nhưng đất ở đây là đất phù sa, màu mỡ trồng cây gì cũng tốt. Cả diện tích cụm 13 bản là 360 km2, đất sản xuất chỉ có là 760,59h, trong đó đất làm ruộng 460,242h và đất làm nương rẫy lưu động và cố định là 112,55h.
Về nông nghiệp: Huyện đã khuyến khích nhân dân tích cực sản xuất với hình thức là củng cố tổ chức sản xuất với hai chiều, tức là một đầu là khuyến khích sản xuất và một đầu là tổ chức thu mua. Để phục vụ trong việc sản xuất, huyện đã có chính sách cho nhân dân nhập khẩu các loại phương tiện mà không phải đóng thuế như là máy cày ruộng, máy tuốt... Do trong sản xuất có máy, vì vậy với diện tích trồng lúa 573,127h (cả ruộng và nương cố định) hàng năm đã thu hoạch được trung bình 1h là 3.510 kg thóc, tính trung bình một năm được 340 kg thóc/1 người [5, tr. 5]. Ngoài trồng lúa ra cả 13 bản còn có diện tích trồng cây công nghiệp 30h, trồng cây ăn quả (chủ yếu là cam) 47 ha, trồng các loại thực vật ngắn hạn 20h (lạc, đậu, ngô, vừng, gừng...). Ngoài việc sản xuất nông nghiệp, dân ở đây còn một số không ít không tham gia sản xuất chỉ làm nghề buôn bán hàng ngày.
Về thu nhập của người dân: Theo bản tổng kết năm 2006 - 2007 của huyện và tỉ lệ thu nhập của vùng thì có gia đình thu nhập thấp nhất là 1.000.000 kíp (tiền
Lào) và có gia đình thu nhập cao là 5.506.000 kip, nếu tính bình quân đầu người là 3.253.000 kíp/1 người/1 năm và bằng 325,30 USD.
Về thành tựu xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng 13 bản:
Về điện khí hoá: Cả 13 bản chưa có mạng lưới điện, chỉ có nhà nào có điều kiện thì họ tự mua máy phát điện riêng để dùng. Còn những nhà nào chưa có điều kiện là chỉ dùng đèn dầu.
Về hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông đường xá ở vùng này còn nhiều khó khăn, cả vùng chỉ có hai tuyến đường ôtô nhưng vẫn còn là đường đất đỏ, một tuyến là từ bản Kon Tưn đến bản Huội Khột dài 7km và một tuyến đường từ bản Kon Tưn đến bản Chiềng Tong dài 19km. Ngoài ra giữa bản với bản chỉ có đường đi bộ, nhưng ở đây phần lớn dân đi lại với nhau là bằng đường sông (bằng thuyền máy), vì phần lớn các bản làng là ở bên bờ dọc bên sông Mê Kông.
Về phương tiện, máy móc phục vụ: Cả 13 bản có 12 ôtô, 84 xe máy, 131 xe đạp, 124 xe cày, 98 máy sát gạo, 4 máy tuốt thóc, 15 máy phát điện (máy nổ), 54 máy phát điện loại nhúng nước của Trung Quốc, 4 máy cắt cỏ, 20 máy "Stin" chặt gỗ, 2 máy bơm nước, 1 nhà máy xẻ gỗ, 13 lò rèn, thuyền máy trọng tải từ 5 tấn trở xuống có 5 chiếc, thuyền máy ca nô chạy với tốc độ nhanh 7 chiếc và thuyền chèo có 65 chiếc.
Về giáo dục - y tế: Cả cụm có 13 trường tiểu học cơ sở (mỗi bản là một trường), nhưng cũng có bản vì lý do về số học sinh ít cho nên có trường chỉ có đến lớp 3 hoặc lớp 4 (trường tiểu học ở Lào là từ lớp 1 - 5), và có một trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 8). Có 46 giảng viên, trong đó có 7 giảng viên dạy trường trung học. Có 2 trạm y tế, trong đó có 22 y tá phục vụ điều trị, có 5 thầy thuốc bắc và 13 cửa hàng bán thuốc tư nhân [6, tr. 8].
Về tổ chức cơ sở Đảng và chính quyền địa phương: ở cụm 13 bản biên giới đất liền có 3 tổ Đảng. Tổ thứ nhất là ở bản Kon Tưn, có đảng viên là 12 đồng chí, trong đó có đảng viên dự bị là 5 đồng chí. Tổ thứ hai là ở bản Cảnh Phạc, có số đảng viên là 6 đồng chí (không có dự bị). Tổ thứ ba là ở bản Huội Sa Ngực, có số
đảng viên là 3 đồng chí, trong đó có đảng viên dự bị 1 đồng chí. Ngoài ra bản trắng chưa có đảng viên là 8 bản.
Về chính quyền địa phương: ở mỗi bản có 1 đồng chí là Chủ tịch bản và có 1 hoặc 2 Phó chủ tịch bản tuỳ theo số dân của bản nhỏ hay lớn, mà ở đây cả cụm có Chủ tịch và Phó chủ tịch tất cả là 35 đồng chí. ở mỗi bản đều có các tổ chức quần chúng như: Mặt trận Lào It Sa La, Thanh niên nhân dân cách mạng Lào, Hội phụ nữ Lào và một tổ hoà giải, giải quyết các vấn đề của bản. Ngoài chính quyền địa phương thì ở mỗi cụm bản huyện đã tổ chức cán bộ của huyện từ 4 - 5 người có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, riêng ở cụm 13 bản này là có 5 người trong đó phó bí thư huyện uỷ làm Trưởng ban chỉ đạo.
Hiện nay tỉnh Bo Kẹo đang chú ý tích cực trong việc xây dựng bản và cụm bản phát triển, vì với kinh nghiệm thực tiễn việc tập hợp bản nhỏ nhiều bản thành một bản lớn và nhiều bản có điều kiện gần nhau thành 1 cụm bản phát triển là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình đổi mới ở Lào hiện nay. Bộ Chính trị Trung ương Đảng NDCM Lào cho rằng:
Bản được cấu tạo bởi nhiều gia đình hoặc nhiều ngôi nhà, nếu bản ở miền núi phải có số dân từ 200 người trở lên, nếu ở vùng đồng bằng phải có dân số từ 500 người trở lên, nếu ở thành thị là có số dân từ 1.000 người trở lên (theo pháp luật quy định). Nếu trong trường hợp cần thiết có thể tập hợp 2 - 3 bản có biên giới gần nhau thành một bản lớn. Việc xây dựng cụm bản là sự tập hợp từ 5 đến 7 bản láng riềng thành một cụm để có thế mạnh trong việc quản lý lãnh đạo, trong việc quốc phòng - an ninh và về sự phát triển kinh tế - xã hội [10, tr. 1].
Nói chung, nói về bản, bản lớn hay là cụm bản đều là tổ chức cấp cơ sở trong hệ thống hành chính ở địa phương, là nơi có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện mọi đường lối, chính sách của Đảng, nề nếp pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công trình khác mà Chính phủ cũng như chính quyền địa phương đề ra. Việc xây dựng bản thông thường hay xây dựng bản lớn thành bản phát triển hay cụm bản phát triển là sự nâng cấp thêm một bước trong
việc xây dựng cơ sở chính trị toàn diện nhằm nâng cao đời sống xã hội của nhân dân, tránh sự kích động, xúi giục, chia rẽ của kẻ địch.
Vùng 13 bản, trước năm giải phóng đất nước vốn là căn cứ địa quân sự của địch, là nơi tập huấn, diễn tập của quân nguỵ Viêng Chăn ở phía bắc Lào, đồng thời là nơi tập trung của lính đánh thuê Thái Lan nhằm hỗ trợ cho quân nguỵ Viêng Chăn đánh vào phía bắc của Lào. Sau giải phóng cho đến nay, vùng 13 bản này luôn luôn là đối tượng phá hoại, chiếm đóng của Mỹ và quan chức cầm quyền Thái Lan. Họ có âm mưu, thủ đoạn phân chia vùng này thành "hai vùng, hai lực lượng" đối lập. Do đó hàng năm bọn phỉ (nay gọi là "nhóm người không tốt") được chính quyền, quan chức địa phương Thái Lan nuôi dưỡng, giúp đỡ đã thường xuyên hoạt động chống phá làm cho tỉnh Bo Kẹo nói chung và huyện Pác Thà nói riêng mất ổn định về chính trị - xã hội, không có thời gian để lao động sản xuất và phát triển kinh tế.
Với tình hình nói trên và trên cơ sở của Nghị quyết 8 khoá II của Tỉnh uỷ tỉnh Bo Kẹo về việc củng cố, xây dựng cơ sở chính trị năm 2003 và gắn với kế hoạch phát triển nông thôn toàn diện năm 2004 của tỉnh, cùng với Chỉ thị số 20/BCT ngày 26/9/2003 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về việc xây dựng cơ sở chính trị toàn diện, tỉnh Bo Kẹo đã tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng chính trị ở huyện Pác Thà mà đặc biệt là ở vùng 13 bản biên giới đất liền với Thái Lan. Trong đó quá trình thực hiện đã chia thành 3 giai đoạn là:
- Giai đoạn một: Từ ngày 14/9 - 30/12/2003. - Giai đoạn hai: Từ ngày 4/3 - 6/10/2004 - Giai đoạn ba: Từ ngày 10/6 - 10/12/2004
Trong thời gian hoạt động tiến hành kế hoạch xây dựng cơ sở chính trị ở giai đoạn một, bọn "nhóm người không tốt" dưới sự chỉ đạo, nuôi dưỡng của Mỹ và quan chức cầm quyền Thái Lan đã hoạt động lọt vào phối hợp với những người từng là cán bộ đã mất đạo đức, thoái hoá biến chất, phối hợp với nhân dân đã từng có án mua bán, vận chuyển ma tuý ở địa phương và các nơi khác đến ở địa phương
này, kích động họ hoạt động chống phá cách mạng, chống phá chính quyền địa phương ở vùng 13 bản nói trên.
Kế hoạch hoạt động của bọn "nhóm người không tốt" là nhằm cắm cờ của họ ở trên đồi núi có chiến lược quân sự hoặc chỗ nào có điều kiện rồi bằng mọi cách để gây ra tiếng nổ (súng, đạn, mìn...) sau đó triệu tập nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, rồi quay phim lấy hình ảnh đó đưa ra vô tuyến truyền hình Thái Lan, từ đó công bố và kêu gọi các nước trên thế giới nhất là các nước đồng minh của họ giúp đỡ và đồng thời là công nhận là ở CHDCND Lào có "hai vùng, hai lực lượng" đối lập.
Nhưng trong giai đoạn tiến hành kế hoạch xây dựng cơ sở chính trị ở giai đoạn một thì "nhóm người không tốt" không thực hiện được kế hoạch của họ.
Đến giai đoạn hai (từ ngày 4/2 - 10/6/2004), trong giai đoạn này về cơ bản thì vẫn tiếp tục nắm thu tình hình và nhiều số liệu cần thiết, đặc biệt ở giai đoạn này chủ yếu là làm công tác tư tưởng, đồng thời là nghỉ tết cổ truyền "Bun Py May" Lào, lúc đó ban chỉ đạo từ tỉnh, từ huyện ai nấy cũng đều về nhà ăn Tết với gia đình, còn việc ở cơ sở là tạm thời giao cho tổ chức và đội du kích của từng bản quản lý, chỉ huy.
Bọn " nhóm người không tốt" nắm được tình hình là khi Ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị đều về nhà, trước những thời cơ đó họ đã phối hợp với dân mà họ lôi kéo được gây ra tiếng nổ (ném lựu đạn, bắn súng) mà cụ thể có những diễn biến như sau:
- Ngày 10/4/2004 có hai người dân ở bản Huội May Sang, trong đó có một nam và một nữ. Cả hai đều là họ hàng đồng thời là cùng hoạt động phục vụ cho " nhóm người không tốt". Hai người này đã sang Thái Lan nhận nhiệm vụ, kế hoạch tấn công: Bản Huội May Sang, bản Chiềng Tong và bản Đông. Sau nhận nhiệm vụ tấn công, đến chiều ngày 12/4/2004 hai người này mới từ Thái Lan trở về nhà. Hôm trở về nhà, theo tin được biết, họ còn nhận đồ đạc để phục vụ cho việc tấn công, mang về giấu ở rừng gần bản của họ.
- Đến 15 giờ 15 phút ngày 14/4/2004, bọn " nhóm người không tốt" (có 4 người) đã ném "bộc phá" vào trạm kiểm tra của công an ở bản Đông (bộc phá có trọng lượng là 1,2 kg). Nhưng do không có kỹ thuật lắp đặt cho nên "bộc phá" đó không nổ, vì "bộc phá" không nổ cho nên họ lại ném 2 quả lựu đạn nữa tiếng nổ làm rung động toàn bộ vùng bản Đông.
- Vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 15/4/2004, bọn " nhóm người không tốt" lại lên cắm cờ (họ gọi là cờ cứu quốc của họ) ở trên lưng núi "Kong Khẩu" trong toạ độ 9050 bản đồ tỷ lệ 1/100.000 gần bản Chiềng Tong. ở đây họ cắm 42 "cờ cứu quốc của họ", đã tung ra 2.405 tờ rơi, sau đó đã ném 4 quả "bộc phá" và bắn súng AK.
- Đến 22 giờ 10 phút ngày 15/4/2004 họ đã ném một quả bộc phá ở trên lưng núi "Pa Lay" gần bản Huội May Sang, trên toạ độ 92669, bản đồ tỷ lệ 1/100.000. ở đây cũng do không có kỹ thuật lắp ráp bộc phá cho nên khi kéo nụ xe thì bộc phá nổ tung làm chết tại chỗ 2 người, còn 1 người ngày hôm sau bắt được.