giới đất liền với Thái Lan thuộc huyện Pác Thà tỉnh Bo Kẹo
Khác với ĐN trong việc khai thác "ngọc bích" ở huyện Huội Sài và ĐN ở hòn đảo Ma Nô 1 huyện Tổn Phợng, ĐN ở cụm 13 bản là một cuộc bạo loạn nhằm
lật đổ chính quyền cách mạng của ta. Do vậy nguyên nhân của nó trước hết là lực lượng phản động được sự nuôi dưỡng, sử dụng của Mỹ và giới cầm quyền Thái Lan hoạt động chống phá cách mạng Lào nói chung và chính quyền địa phương huyện Pác Thà của tỉnh Bo Kẹo nói riêng.
Dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của các lực lượng thù địch ở bên ngoài, bọn "nhóm người không tốt" lưu vong ở nước ngoài, nhất là ở Thái Lan đã liên hệ móc nối với cơ sở của chúng ở tỉnh Bo Kẹo, đặc biệt là ở cụm 13 bản phát triển biên giới đất liền của huyện Pác Thà kích động nhân dân, nhất là dân tộc thiểu số người Mông gây nên bạo loạn chính trị. Như vậy, tại sao xảy ra cuộc bạo loạn ở đây mà không xảy ra ở nơi khác? Như đã nói ở phần trên, trước hết vùng 13 bản này là vùng biên giới đất liền, không có sông Mê Kông ngăn cách ở biên giới, do đó việc đi lại có nhiều thuận lợi và bất cứ lúc nào, nó khác ở chỗ có sông Mê Kông ngăn cách vì ở biên giới đường sông Mê Kông chỉ có đi lại được vào ban đêm và bằng thuyền chèo, còn ở đất liền là bất cứ chỗ nào khi nào cũng có thể đi được dễ dàng.
Thứ hai là: Vùng này là vùng miền núi cao có vị trí chiến lược về quân sự,
nếu bọn thù địch chiếm được hai dãy núi cao là "núi Phà Môn" và núi "Phà Đeng" là có thể chiếm được toàn bộ huyện Pác Thà của tỉnh Bo Kẹo và huyện Mường Khọp của tỉnh Xay Nha Bu Ly, hai điểm này là hai điểm căn cứ quân sự cũ thời Mỹ nguỵ trước năm giải phóng.
Thứ ba là: Dân ở vùng này phần lớn là dân từ nơi khác đến và là dân tộc thiểu số chiếm 56,67%, về ý thức tự giác, ý thức cách mạng rất thấp. Họ quen sống với thế giới tự nhiên như là hái lượm, săn bắn thú rừng, đánh bắt cá sinh sống là chuyện thường xuyên hàng ngày của họ. Ngoài việc hái lượm, săn bắn, họ còn có nghề buôn bán nhỏ theo dọc biên giới với Thái Lan, nổi bật từ năm 2000 cho đến nay là việc mua bán và vận chuyển ma tuý.
Thứ tư là: Dân vùng này là dân có nhiều súng ống trái phép nhất. Sau vụ xử
lý ĐN ở đây đã thu được toàn bộ là 584 khẩu súng các loại, trong đó số súng trái phép là 508 khẩu (súng kíp 484 khẩu và súng nhà máy sản xuất 24 khẩu) và súng do nhà nước cấp phát có 76 khẩu.
Từ những đặc điểm, tình hình trên các thế lực thù địch có thể dễ kích động, lôi kéo dân đi theo họ một cách dễ dàng.
Từ những nguyên nhân khách quan bên ngoài của các thế lực thù địch, ở ĐN cụm 13 bản biên giới đất liền còn có một số nguyên nhân chủ quan của người lãnh đạo quản lý, các cơ quan nhà nước và cán bộ xuống xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương.
Về người lãnh đạo quản lý của các cơ quan nhà nước: Trước ngày 8/3/2004, tức là trước Chỉ thị hướng dẫn của Bộ Chính trị Trung ương Đảng số 9, ngày 8/3/2004, không những là cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh mà cấp huyện cũng ít khi xuống các bản trong khu vực này, đường xá đi lại cũng khó khăn, đường ôtô là chưa có, muốn đi làng này làng khác là hoàn toàn chỉ có đi bộ, cho nên người lãnh đạo ít xuống cơ sở, nếu xuống cũng chỉ thỉnh thoảng và không ở lâu ngày chỉ một vài hôm rồi về hoặc muốn lấy thông tin gì thì viết thư gửi cho chủ tịch bản lên báo cáo.
Sau khi có chỉ thị hướng dẫn của Bộ Chính trị Trung ương Đảng số 9, ngày 8/3/2004, tỉnh uỷ tỉnh Bo Kẹo mới tổ chức thành ban chỉ đạo xây dựng cơ sở chính trị ở cơ sở nông thôn các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện) do Bí thư hoặc Phó bí tư tỉnh uỷ hoặc huyện uỷ làm trưởng ban. ở cấp huyện, nếu huyện nào có nhiều cụm bản phát triển thì cũng tổ chức thành nhiều ban. ở mỗi ban có thể trách nhiệm một hoặc vài cụm bản theo điều kiện thuận lợi của tự nhiên của từng vùng. ở mỗi ban gồm tổ chức cán bộ của các sở như là: bộ đội, công an, nông - lâm nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục... có trụ sở tại cụm bản phát triển đó để quản lý, điều hành giúp chủ tịch bản và các tổ chức ở cơ sở bản làng.
Về người cán bộ xuống cơ sở: Một số người cán bộ được tuyển chọn xuống xây dựng cơ sở ở nông thôn chưa thật đúng đối tượng, chưa nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, trình độ nhận thức vấn đề còn yếu kém, do đó khi xuống cơ sở nông thôn không biết tuyên truyền, giáo dục và dân vận nhân dân. Mặt khác một số cơ quan chọn cử cán bộ xuống cơ sở không đúng đối tượng vì ở cơ quan cũng không biết làm việc còn cho xuống cơ sở cho khỏi trách nhiệm...
Từ những tình hình trên chúng ta không vận động, thu hút được dân, đường lối chính sách của Đảng, trật tự pháp luật của Nhà nước không được chuyển hoá
thành nhiệm vụ, công việc cụ thể ở cơ sở. Vì vậy tạo những sơ hở cho các thế lực thù địch tha hồ kích động, lôi kéo đi theo họ để chống phá cách mạng và chính quyền địa phương.